http://www.marketingvietnam.net/content/view/127/126/
Trở thành triệu phú từ những
dự án tuổi teen
26 tuổi đã là tổng giám đốc điều hành của Hãng Buzz Marketing Group (Buzz MG) tại New York, Mỹ - một công ty cung cấp thông tin của những nhãn hiệu nổi tiếng như Sony, Jive, Midas; Hãng giày Candies; Hãng truyền thông Essence..., Tina Wells trở thành triệu phú trẻ tuổi tiêu biểu nhất của Mỹ 2006 từ những dự án nghiên cứu tuổi teen.
3,3 triệu USD là doanh số đạt được của Buzz MG năm 2006. Lĩnh vực hoạt động chính của Buzz MG là nghiên cứu, tổ chức sự kiện, các hoạt động xúc tiến thương mại cho các công ty. Và nữ tổng giám đốc của Buzz MG đã khởi nghiệp từ năm 16 tuổi bằng một tờ báo dành cho các cô gái trẻ The New Girls Times. Công việc chính của cô là viết báo cáo cho tòa soạn về các sản phẩm và dịch vụ của các công ty có đối tượng khách hàng chính là giới trẻ.
Trong quá trình làm việc, Tina nhận thấy có sự không gắn kết giữa mong ước, khát vọng của giới trẻ với sản phẩm, dịch vụ mà các công ty cung cấp. Tina đã xây dựng một chiến lược mang tính sáng tạo cao nhằm lấp dần hố ngăn này. Cô cũng quyết định gửi các bản tổng kết và đề xuất của mình trực tiếp cho các công ty đó. Thật bất ngờ khi họ có những phản hồi rất tích cực, gần như bị “dán” vào những phát hiện rất sắc sảo mà Tina đưa ra. Thế là Buzz ra đời.
Giờ đây, số nhân viên chính thức của Tina chỉ có 40 người làm việc ở trụ sở New York, tám người làm việc ở New Jersey nhưng có đến 9.000 thanh thiếu niên làm cộng tác viên, những người mà Tina gọi là “buzzspotter” trên toàn cầu. Đối tượng hướng tới trong các dự án của Buzz MG chính là thanh thiếu niên, những người được gọi là tuổi teen. Buzz MG đang là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá những xu hướng mới trong giới trẻ toàn cầu. “Các công ty có khách hàng là giới trẻ cần chúng tôi vì họ không thể tự thấy hết được những xu hướng mới của giới trẻ. Đối tượng của chúng tôi là những người từ 7-24 tuổi” - Tina cho biết.
Buzz MG có nhiều đối tác nổi tiếng trong các ngành làm đẹp, giải trí, thời trang, âm nhạc, tài chính, phong cách sống. Bản thân Tina cũng thường xuất hiện trong các cuộc nói chuyện với nhiều đối tượng khán giả khác nhau trên khắp nước Mỹ; được mời làm diễn giả chính cho nhiều cuộc hội thảo, hội nghị của các công ty và tạp chí lớn của giới trẻ.
http://www.marketingchienluoc.com/index.php?module=webpage&id=41
Kế hoạch kinh doanh
Đỗ Hòa - www.marketingchienluoc.com
Mục tiêu, yêu cầu và nội dung bản kế hoạch kinh doanh.
Kiến thức, thủ thuật, kinh nghiệm
Tại sao cần có kế hoạch kinh doanh?
Có 3 lý do chính để bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn:
Chu kỳ ngành hàng1. Quá trình nghiên cứu để xây dựng kế hoạch kinh doanh buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đặt bút viết. Công việc nầy đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.
2. Công trình của bạn (bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh) là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, nó giúp bạn quản lý công việc và đi đến chỗ thành công.
3. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp truyền đạt ý tưởng của bạn đến các đồng nghiệp và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính của bạn.
Ngoài ra bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xãy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xãy ra. Nói một cách khác, bản kế hoạch kinh doanh có thể ngăn ngừa bạn không đi vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ.
Ba phần của một bản kế hoạch kinh doanh
1. Ý tưởng
Kinh doanh nghành nghề gì?
Tại sao chọn nghành nghề nầy?
Mục tiêu xây dựng trở thành doanh nghiệp mạnh về mặt nào?
Kinh doanh sản phẩm gì?
Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh là ai?
Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh
2. Khách hàng
Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai?
Doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho khách hàng?
Hiện có bao nhiêu khách hàng?
Doanh nghiệp cần bao nhiêu khách hàng?
Cách thức khách hàng mua sản phẩm là gì (hành vi)?
Hiện khách hàng mua sản phẩm tại đâu (kênh)?
Làm thế nào khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp?
Cơ hội và rủi ro chính của doanh nghiệp sẽ là gì?
3. Vốn (hoặc tiền mặt)
Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?
Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt?
Cần bao nhiêu vốn lưu động?
Sẽ khống chế ngân sách gì?
Làm thế nào kiểm tra tài chính?
Khả năng phát triển đến mức nào?
Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét