Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

Làm thế nào để biết mức lương NTD có thể trả cho bạn?

http://advice.vietnamworks.com.vn/vi/career/bi-quyet-tim-viec/tro-thanh-hoa-tieu-tren-hanh-trinh-tim-viec-cua-chinh-minh.html

Trở thành “hoa tiêu” trên hành trình tìm việc của chính mình
567
Điểm
In bài viết
Gửi bài cho bạn

Khi tìm việc, đôi lúc chúng ta thường “sợ” cảnh bị từ chối, và vì thế, ta tạo nên một “cơ chế tự giữ thể diện” bằng cách thụ động ngồi chờ cơ hội tìm đến thay vì chủ động tìm kiếm. Lớp vỏ bảo vệ này sẽ chẳng thể nào mang về cho bạn kết quả như ý.

Ngược lại, một khi đã đi tìm việc, bạn nên học cách “sống chung” với việc bị từ chối. Mỗi từ “No” bạn nhận được sẽ đưa bạn đến gần hơn với từ “Yes”. Để trưởng thành, bạn cần phải học cách vượt qua từ “No” nhanh chóng. Đừng than vãn, và cũng đừng trốn tránh việc phải nghe đi nghe lại điệp khúc ấy. Nhưng bạn nên nhớ rằng, bạn đang cần tìm một công việc yêu thích cho chính BẠN. Điều đó đồng nghĩa với việc phải chịu khó đào xới, “đổ mồ hôi” tìm kiếm trong suốt vài tuần, thậm chí là vài tháng ròng rã.

Bạn có thể trở thành “hoa tiêu” trên hành trình tìm việc của mình bằng những cách sau:

1. Khoanh vùng tìm kiếm thông tin
Trở thành “hoa tiêu” có nghĩa là bạn phải vận dụng những phương pháp tìm kiếm chủ động.Bạn phải tự mình tìm nghiên cứu xem đâu là công ty thích hợp nhất để làm việc. Bước đầu tiên, bạn có thể vào trang web tìm việc uy tín như www.vietnamworks.com để tìm hiểu. Kế đến, bạn có thể mở rộng hướng tìm kiếm thêm nhiều nhà tuyển dụng khác bằng cách dùng Google (phần lớn các công ty ngày nay đều có website riêng). Khi đã lập được danh sách những nhà tuyển dụng bạn thích, nên xác định tiếp những người bạn sẽ liên lạc chính ở từng công ty khi cần thông tin.

2. “Tân trang” diện mạo của mình
Đây là một cách nói khác cho việc nâng cấp Hồ sơ tìm việc – hình ảnh đầu tiên của bạn sẽ “diện kiến” nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần trau chuốt từng câu chữ, cập nhật kỹ năng, bằng cấp hoặc thành tích mới. Để làm được điều này, bạn cần dành thời gian hàng tuần để ghi lại những vấn đề bạn đã giải quyết được, những sáng kiến được thực hiện và thành quả đạt được. Lưu lại thành tích sẽ giúp bạn dễ dàng gợi nhớ lại những gì bạn đã đóng góp cho thành công của công ty. Ghi lại những chi tiết này trong Hồ sơ sẽ giúp bạn dễ có cơ hội được phỏng vấn hơn.

3. Chủ động tiếp cận cơ hội mới
Cách dễ dàng nhất là liên lạc ngay với một công ty “săn đầu người” chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn dịch vụ miễn phí, hiệu quả và bảo mật 100%, gởi ngay Hồ sơ của bạn đến select@vietnamworks.com . Những chuyên gia tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm kiếm đúng công việc phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi luôn hỏi ý bạn trước khi chuyển Hồ sơ đến một nhà tuyển dụng nào đó; vì thế, bạn không phải lo “giáp mặt” với những công ty mình không thích.

Bạn cũng có thể dùng danh mục các nhà tuyển dụng mong muốn đã soạn sẵn để tìm hiểu thông tin tuyển dụng và môi trường làm việc. Ngoài ra, gia nhập những mạng xã hội cũng giúp bạn tiếp xúc với những người đang làm trong ngành bạn yêu thích.

4. Thường xuyên giữ liên lạc
Bạn cần đầu tư thêm nhiều công sức hơn bằng cách chủ động liên lạc với những người nắm thông tin. Một khi bạn đã gởi thư hỏi thăm hoặc gởi Hồ sơ đi, đừng chờ họ gọi lại mà hãy chủ động gọi cho họ sau một vài ngày để xem họ đã nhận được Hồ sơ chưa và trao đổi thêm thông tin.

Kết luận
Lợi thế khi chủ động tìm kiếm việc làm là 90% ứng viên khác – “đối thủ” của bạn sẽ không làm như vậy. Đơn giản họ chỉ soạn Hồ sơ, nộp đơn cho những việc sẵn có và chờ đợi. Khi không ai liên lạc, họ lặp lại “kịch bản” lần nữa. Sẽ không phải là một viễn cảnh đầy hứa hẹn nếu bạn chỉ thụ động như thế này.

Bài học cần ghi nhớ là bạn đừng bao giờ để thành công của mình rơi vào tay người khác. Hãy trở thành “hoa tiêu” trên chính hành trình của mình và vạch ra lối đi tiên phong cho bản thân.

Số lần xem: 4205


http://advice.vietnamworks.com.vn/vi/node/204

Làm thế nào để nhận được việc làm phù hợp mà không phải tìm kiếm
594
Điểm
In bài viết
Gửi bài cho bạn

Bạn muốn có một công cụ hữu ích giúp bạn nhận được việc làm phù hợp mà không phải đi tìm? Bạn chỉ cần tạo cho mình Thông Báo Việc Làm và điều đó thật dễ dàng!

Thông Báo Việc Làm là gì?

Đây là công cụ gửi đến hộp mail của bạn những việc làm phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của bạn nhất. Với công cụ này, việc làm phù hợp sẽ tự tìm đến với bạn mỗi ngày, mỗi tuần, hai tuần một lần hay hàng tháng. Tất cả là do bạn quyết định.

Làm thế nào để tạo Thông Báo Việc Làm?

Bước 1:Trong mục “Thông Báo Việc Làm và Kết Quả Tìm Kiếm Đã Lưu” của trang Quản Lý Nghề Nghiệp, nhấp vào nút “Tạo mới”

Bước 2:Khi cửa sổ (window) mới hiện ra, nhập tiêu chí tìm việc của bạn. Cuối cùng, nhấp nút “Lưu”.

Bạn thấy đó, thật dễ dàng phải không? Và việc làm sẽ tự tìm đến với bạn!

Lưu ý: Nếu bạn muốn tạm ngưng nhận Thông Báo Việc Làm một thời gian, chỉ cần chọn “Tôi chỉ muốn lưu kết quả tìm kiếm”.

Số lần xem: 13112


http://advice.vietnamworks.com.vn/vi/career/dam-phan-luong-bong/lam-nao-de-biet-muc-luong-ntd-co-tra-cho-ban.html


Làm thế nào để biết mức lương NTD có thể trả cho bạn?
1885
Điểm
In bài viết
Gửi bài cho bạn

Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi bạn, ứng viên đi dự phỏng vấn “Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?” Thật là khó phải không? “Hét” quá cao thì có thể không được nhận vào làm, còn nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình. Trên thực tế có rất nhiều người muốn biết mức lương mà NTD có thể trả cho họ, nhưng thật khó để khai thác thông tin đó. Làm thế nào đây?

Thông thường, nhà tuyển dụng có thể sẽ không “đeo đuổi” bạn nếu bạn “lẩn tránh” mãi câu trả lời. Nhưng một số NTD sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi bạn:

“Anh Hưng, tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị của mình.”

Bạn nên trả lời như thế nào? Nếu bạn đề ra mức lương trước thì có thể mức lương này sẽ thấp hơn mức mà NTD định trả cho bạn. Và dĩ nhiên điều đó hoàn toàn bất lợi đối với bạn. Vậy bạn nên làm gì?

Giải pháp thứ nhất
Đừng bao giờ “vặn vẹo” lại NTD bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?” Câu trả lời này cực kỳ trực tiếp và có vẻ “trả treo” lại câu hỏi của NTD. Vài NTD có thể coi đó là một hành động khó chấp nhận hay ít nhất cũng khiến họ bực mình.

Nguyên tắc đầu tiên là bạn không cần phải trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ khi NTD hỏi mức lương bạn mong muốn, bạn có thể nghĩ rằng khả năng bạn được trúng tuyển là rất lớn.

Để biết được điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi ”ướm thử”, chẳng hạn:

“Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?”

Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó có tác dụng tốt cho bạn mà thôi. Có hai khả năng xảy ra: nếu NTD thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.

Tuy nhiên bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm đó đi. NTD rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Bạn hãy nhớ rằng NTD có một danh sách "short list" những ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn.

Giải pháp thứ hai
Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Câu trả lời của bạn có thể gồm 3 phần:

Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.”

Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng ông/bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: kế hoạch kinh doanh mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và vai trò của tôi trong nỗ lực chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”

Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển và thăng tiến. Tuy nhiên vì ông/bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?”

Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với NTD, và nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.

Giải pháp thứ ba
Trong trường hợp NTD đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa ra một khoảng lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, bạn hãy đánh giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng hạn bạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên CNTT – phần mềm, bạn có thể tìm hiểu xem công ty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị” của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua bạn bè hay người quen.

Hãy đưa ra một mức lương mà bạn cho rằng hợp lý và có lợi cho mình. Đừng bao giờ đưa ra một con số nhất định mà hãy đưa “khoảng” lương bổng cao hơn một chút so với mức lương bạn mong muốn. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing, và mong muốn mức lương 6 triệu đồng, bạn hãy nói với NTD là bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 đến 6,5 triệu đồng. Nếu đó là mức NTD đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn, nếu không họ sẽ tìm cách thương lượng với bạn nếu mức chênh lệch giữa mức lương bạn mong muốn và mức lương họ có thể trả không quá cao. Đồng thời, để được chọn, bạn cần chứng minh cho NTD thấy rằng bạn là “top” trong số những người ứng tuyển.

Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn không vui, họ ước gì họ đã thương lượng thêm về phần lương và phần bổng. “Ước gì tôi đã nói thêm điều này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn” là những “lời than vãn” của những người vội vàng thỏa thuận mức lương. Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp đó chưa? Nhưng các bạn hoàn toàn có thể tránh được sự nuối tiếc đó nếu tiếp tục theo dõi loạt bài về “chuyện nhạy cảm” lương bổng của chúng tôi.

Số lần xem: 101316

Không có nhận xét nào: