Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008

Củ gừng gió trong điều trị xơ gan



http://vietbao.vn/Suc-khoe/Cu-gung-gio-trong-dieu-tri-xo-gan/45265643/248/

Củ gừng gió trong điều trị xơ gan


Thứ năm, 20 Tháng mười hai 2007, 16:08 GMT+7
Cu gung gio trong dieu tri xo gan

Tags: bệnh xơ gan, sự chỉ dẫn, gừng gió, điều trị, cổ trướng, củ gừng, cây gừng, thân rễ, màu, tìm, vàng, thuốc, ngải
Cu gung gio trong dieu tri xo gan
Củ cây gừng gió dùng điều trị bệnh xơ gan cổ trướng - Ảnh: Trang Xuân Chi

Gừng gió ngày càng được nhiều bệnh nhân xa gần trong cả nước tìm để điều trị bệnh xơ gan cổ trướng. Khi dùng gừng gió phải có sự chỉ dẫn nếu không, rất dễ nhầm với các cây ngải, nghệ đen, nghệ vàng, riềng...

Nhận diện cây gừng gió

Vào năm 2000, khi hay tin ông Nguyễn Văn Q., sinh năm 1938, ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị bệnh xơ gan cổ trướng đơn thuần (bụng to như bụng phụ nữ mang thai tháng thứ 8, bè, da niêm mạc vàng nhạc xanh) hết bệnh, chúng tôi rất ngạc nhiên vì đây là trường hợp hy hữu. Qua tìm hiểu được biết ông Q. chữa được bệnh xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan và theo ông, đã điều trị xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan không được uống rượu bia, phải ăn nhạt ít muối mắm.

Tôi tìm đọc sách, tài liệu về cây, con thuốc Nam dược của giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và của nhiều tác giả khác viết về cây thuốc Việt Nam nhưng không sao tìm ra được lai lịch cây mai gan. Qua tìm hiểu từ thực tế được biết đồng bào dân tộc miền núi gọi cây mai gan là cây ngải xanh. Lật lại tài liệu có cây ngải xanh là tên khác của cây gừng gió (trang 368, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS - TS Đỗ Tất Lợi, NXB Y học, 2004)

Gừng gió còn có tên khác: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại; khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp), phong khương, khinh keng (Tày), gừng dại, gừng giềng. Tên khoa học: Zingber zerumber (L) sm, thuộc họ gừng: Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới; bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông...; cụm hoa dài 30 - 60 cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ đài và tràng màu trắng cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng 5 - 6. Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt - mát, bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình, thuộc loại cây cảnh đẹp.
Cu gung gio trong dieu tri xo gan

Hoa cây gừng gió
Một vài công dụng khác của gừng gió

Phân tích về dược lý trong củ gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Trong tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%; monocyclic, sesquiterpen seton, zerumbom 37,5%.

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng táng phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào... Thân rễ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch giã nhỏ thêm ít rượu chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, lấy bã chưng nóng xoa xát khắp người trị chứng tê chân lạnh. Thường dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu với liều 40 - 50g tươi hay sấy khô trong một chai nước 650 ml, ngâm trong thời gian 15 - 20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 ly nhỏ như khai vị rất tốt với những bệnh nhân suy dinh dưỡng (trừ xơ gan cổ trướng). Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương. Zerambom, thành phần chính của tinh dầu gừng gió ức chế sự phát triển của Micrococus Pyogenes Var, Aureus và Mycobacterium, Tusberculosis.

Củ cây gừng gió có tác dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần, nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính, và loại trừ ung thư gan. Mặt khác trong bệnh lý về nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm, nó còn dựa trên cơ địa của mỗi người, có người chịu, có người không. Do đó vẫn phải thận trọng khi tìm chọn cây thuốc, tránh việc dùng thang thuốc thiếu khoa học.

Bác sĩ Trang Xuân Chi
(Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định)

Gừng - vị thuốc đa năng của mỗi gia đình

http://www.vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2004/01/3B9CF2FA/


Gừng - vị thuốc đa năng của mỗi gia đình
Nên thường xuyên dự trữ gừng trong gia đình.

Khi bị cảm cúm với triệu chứng đau đầu phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hơi nôn, có thể dùng gừng tươi 15 g, tỏi 6 nhánh sắc lấy nước, cho chút đường uống lúc còn nóng, sau đó nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày làm một lần.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, gừng có tác dụng chống lão hóa, phòng chống ung thư và phòng sỏi mật.

Theo Đông y, gừng tươi có tính cay, hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán hàn, ôn trung, tiêu đờm, làm hết nôn, hành thủy, giải độc; dùng chữa ngoại cảm, nôn mửa, bụng đầy, ho nhiều đờm, giải độc cua cá. Gừng khô đã bào chế có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, có tác dụng ôn trung, tán hàn, thông mạch, chữa thổ tả, đau bụng, chân tay lạnh, mạch nhỏ, phong, hàn. Dân gian thường dùng gừng chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi ngoài lỏng, cảm mạo phong hàn, ho mất tiếng...

Một số bài thuốc có gừng:

- Cảm sốt, sợ rét, không mồ hôi: Dùng gừng tươi 3 lát, củ cải 1 củ, rễ rau cải trắng 3 cái, nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát. Uống 2 lần lúc nóng ấm. Nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Cảm lạnh, sợ rét, đau mỏi, không mồ hôi: Dùng gừng tươi 10 g, lá chè 6 g, lá tía tô 10 g, lá kinh giới 10 g, đường đỏ 30 g. Cho nước vừa đủ, đun sôi 20 phút rồi cho đường đỏ vào, hòa tan. Uống khi nước nóng ấm, ngày 2 lần.

- Người già bị hen suyễn: Gừng tươi 15 g, trứng gà 1 quả. Gừng thái nhỏ, đập trứng vào đánh đều, xào chín, ăn khi nóng. Hoặc: Dùng gừng tươi 10 g, xuyên bối mẫu, trần bì, ngũ vị tử, bắc tế tân mỗi thứ 3 g, mật ong 16 g, nước cam 90 ml; cho tất cả vào bát, trộn đều, hấp cách thủy cho chín. Chia ăn 3 lần trong ngày.

- Viêm phế quản mạn tính: Gừng tươi 50 g, rễ cây chè 100 g, mật ong, nước vừa đủ. Sắc gừng, rễ chè cho sôi độ 10-15 phút, rót nước ra, cho mật ong vào khuấy đều, bỏ vào lọ, dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 g.

- Tiểu đường: Gừng khô 50 g, mật cá diếc 3 cái. Gừng sao, tán nhỏ, cho mật cá vào trộn, vê thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 5-6 viên. Hoặc: Gừng tươi 5 g, chè xanh 6 g, nước 500 ml. Đun cạn còn 350 ml, cho muối ăn 4 g vào khuấy đều. Uống hết thuốc trong ngày.

- Tứ chi tê dại: Gừng tươi 60 g, hành 120 g, giấm 120 g. Tất cả cho vào nồi đun sôi, xông tay chân tê, ngày 1 lần.

- Nấc liên tục không dứt: Gừng tươi 30 g, mật ong 30 g. Giã gừng vắt lấy nước, cho mật ong vào, trộn đều, cho thêm tí nước ấm, uống từ từ, nín hơi mà uống.

Lương y Minh Chánh, Sức Khỏe & Đời Sống

Chuyện “vua... gừng” ở Kon Tum

http://vietnamnet.vn/kinhte/thuongnhan/2006/02/545812/


Chuyện “vua... gừng” ở Kon Tum
11:34' 28/02/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) – Đến Kon Tum, hỏi chuyện “vua gừng” ai cũng biết. Bởi cho đến nay ở tỉnh phía Bắc Tây Nguyên này chưa có ai nhiều gừng như chị. Sản phẩm của chị không chỉ xuất đi các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk và thành phố Hồ Chí Minh, mà còn “bay” qua biển đông để sang tới Nhật Bản.

Chị không chỉ làm giàu riêng cho bản thân mình, mà còn giúp gần 60 hộ dân đồng bào các dân tộc ở làng Phong Đắk Kia (Thị xã Kon Tum) về vốn, giống và kỹ thuật trồng gừng để họ có điều kiện thoát khỏi đói nghèo. Chị là Lê Thị Thanh Lan, ở tổ 4 phường Nguyễn Trãi - Thị xã Kon Tum.

Từ việc gian nan với gừng...


Soạn: AM 715773 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chị Lan đang giới thiệu sản phầm gừng sơ chế.
Câu chuyện làm gừng của mình được chị Lan nhớ như in. Chị kể: Từ năm 1986 đổ về trước, chị là một người phụ nữ rất nghèo, với chiếc xe đạp “cà tàng” chị đã đi khắp nơi trong vùng để mua trái cây về bán tại Trung tâm Thương mại tỉnh. Trong thời gian này, tuy công sức bỏ ra vất vả nhưng thu về chẳng được bao nhiêu. Cũng vào dịp ấy, do gia đình trồng được ít gừng, chị đã kết hợp vừa bán trái cây ở chợ vừa thu mua gừng trong vùng để gom lại bán cho khách hàng đến thu mua tận nhà...

Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như công việc cứ thế trôi đi. Nhưng theo chị, để có được ngày hôm nay chị đã gặp không ít gian nan với cây gừng. Đó là vào năm 1987, “bạn hàng” (Người thường xuyên mua gừng của chị) bỏ trốn mang theo tất cả số gừng chị thu gom được của bà con trong vùng. Sau khi bị “Cú lừa ngoạn mục” ấy, chị đã quyết định “sống chết với... gừng”.

Việc đầu tiên, chị xuống tận Gia Lai, vào tận thành phố Hồ Chí Minh để tìm nơi tiêu thụ cho gừng. Mặt khác, động viên chồng con ở nhà tiếp tục thu mua gừng của bà con ở địa phương để mình đem đi tiêu thụ. Do sản phẩm gừng Kon Tum đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hơn những nơi khác, sản phẩm của chị mang đến đâu cũng được các công ty ở Gia Lai, Đắk Lắk và thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận. Với phương châm “Mua tận gốc, bán tận ngọn” số tiền của chị được tăng lên. Cũng từ dịp ấy, chị đã bàn với chồng vay vốn ngân hàng mở rộng diện tích trồng 03ha gừng và động viên bà con vay vốn trồng gừng.

Năm 1995, sau gần chín năm đem gừng tiêu thụ, sản phẩm của chị tại thành phố Hồ Chí Minh đã lọt vào “mắt xanh” của ông Kawakami (một khách hàng người Nhật). Gừng đạt tiêu chuẩn đến nỗi khiến Kawakami cất công tìm đường đến Kon Tum để trực tiếp gặp chị Lan. Cũng lần gặp ấy, ông đã mấy lần mang hơn 300kg gừng của chị về Nhật làm mẫu và... mất hút. Tưởng mình lại một lần nữa bị lừa, chị Lan lại cùng chồng tiếp tục con đường buôn bán nhỏ lẻ của mình.

Chuyện “phất lên” của chị kể từ năm 1997, sau hai năm trời "bặt tăm" ở Nhật, Kawakami đã trở lại Kon Tum, đi theo ông là mấy công ty trực tiếp sang ký hợp đồng với chị để mua hàng. Cũng từ đó, sản phẩm gừng Kon Tum chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Chuyện “Vua gừng” cũng xuất phát từ đây. Đến nay, tất cả những gia đình trồng gừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được chị thu mua, sơ chế và xuất khẩu.

Đến giải quyết việc làm cho lao động địa phương
Soạn: AM 715777 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một góc vườn gừng của gia đình.

Là phận gái, nhưng đối với chị Lê Thị Thanh Lan, ở Kon Tum chưa có người đàn ông nào dám cả gan “mạo hiểm” như chị. Khi đã tìm được nơi tiêu thụ sản phẩm ở thị trường ngoài nước, chị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu sơ chế gừng để xuất khẩu.

Theo chị, có như thế mới giải quyết được việc làm cho người lao động hiện đang thất nghiệp ở địa phương. Với khu sơ chế sản phẩm này, mỗi vụ gừng chị đã góp phần giải quyết từ 400 đến 450 lao động trong vùng. Ngoài việc mở rộng diện tích, xây dựng khu sơ chế chị đã thường xuyên đến từng nhà để vận động bà con trong vùng tích cực mở rộng diện tích trồng gừng, giúp đỡ họ về vốn và kỹ thuật để họ làm quen với cây gừng.

Cho đến nay gia đình chị đã trồng được 5ha. Được biết, trong vụ thu hoạch vừa qua, tuy gừng rớt giá và giảm năng suất vì nắng hạn so với những năm trước, nhưng chị đã thu về trên 350 triệu đồng... Ngoài số tiền đầu tư cho tái sản xuất, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và cho bà con vay vốn làm ăn, chị Lan đã xây dựng được ngôi nhà trị giá trên 200 triệu đồng.

Là “vua gừng” ở Kon Tum, chị luôn quan tâm đến cuộc sống của những nông dân nghèo khác. Ngoài việc tạo việc làm cho lao động ở nông thôn quanh vùng, chị còn giúp gần 60 hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số ở làng Phong Đắk Kia vay vốn (không tính lãi) để sản xuất. Những hộ dân này đã vay tiền của chị từ ba trăm ngàn đến một triệu đồng để đầu tư trồng mía, trồng gừng và đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Cũng nhờ mượn tiền của chị, nhiều hộ gia đình ở đây đã thoát khỏi cảnh đói nghèo…

Ngoài danh hiệu “vua gừng”, chị Lan còn có những danh hiệu khác là “vua dưa”, “vua mía”. Vừa qua, chị Lan đã thu hoạch 2,5ha dưa hấu (trồng trên diện tích đất gừng) thu về trên 110 triệu đồng. Mặt khác, do được Nhà máy đường Kon Tum cung cấp 100% cây giống; đầu tư toàn bộ phân bón đến kỳ thu hoạch mía mới tính tiền (không tính lãi) và bao tiêu sản phẩm, chị và gia đình đã thuê đất đầu tư trồng 20ha mía cho Nhà máy đường Kon Tum. Với diện tích này (theo giá mía như hiện nay) sang vụ mía tới gia đình chị sẽ có thu nhập gần 600 triệu đồng.

Với việc vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ công sức lao động của mình và giúp đỡ nhân dân quanh vùng có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống như “vua gừng” Lê Thị Thanh Lan ở Kon Tum thì đây là một tấm gương sáng trong việc góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.

Dùng gừng cách nào có lợi?

http://www.khuyennongvn.gov.vn/k-ban-co-biet/dung-gung-cach-nao-co-loi/view


http://www.suckhoedoisong.vn/6769p0c60/dung-gung-cach-nao-co-loi.htm


Dùng gừng cách nào có lợi?
Cập nhật : 23/10/2008 13:23
Dùng gừng cách nào có lợi?

Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể.

Tác dụng của gừng

Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.

Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn. Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).

Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.

Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).

Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.

Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.
Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.

Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.

Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.

Dùng gừng cũng lắm công phu

Phải luôn nhớ đặc tính của gừng là tân tán, phát biểu để tôn trọng cách dùng. Phản chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt. Cặp đôi gừng với tỏi được người xưa tuyển chọn từ ngàn xưa (tỏi không đi với nghệ). Gừng tươi phải dùng loại 8-9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng để vỏ thì mát, bỏ vỏ thì nóng.

Dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, (mùa đông ăn củ cải), sáng trưa ăn gừng, chiều tối kỵ gừng. Có sách viết: “Gừng ăn buổi sáng bổ như nhân sâm, gừng ăn chiều tối độc như thạch tín. Gừng là ngọn lửa thần phải biết thắp mới sưởi ấm được trong ngoài cơ thể. Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.

Trà gừng sản xuất công nghiệp: Không thể thay thế nước uống hằng ngày để giải khát (như một số hãng sản xuất trà gừng đã quảng cáo) vì không thể uống nhiều cả ngày như nước đun sôi để nguội. Có tỷ lệ thích hợp giữa gừng và đường mới tạo điều kiện cho gừng phát huy tác dụng. Nếu đường ngọt quá và gừng hết cay sẽ làm mất dược tính của chế phẩm. Vì vậy cần nghiên cứu công nghệ chế biến khống chế nhiệt độ của GS. Weidner để bảo vệ chất cay của gừng (gingerol) không bị chuyển thành chất shoagol (giảm công hiệu chữa đau khớp và lại gây kích ứng dạ dày).

Còn có nhiều cách dùng gừng dân dã, kịp thời để chống nôn, chóng mặt. Củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất). Đắp gừng tươi thái mỏng lên các huyệt nội quan lấy băng dính cố định. Có thể giã gừng với tỏi, đắp lên huyệt nội quan và đan điền (dưới rốn). Gừng giã nát, hòa nước đun sôi gạn lấy nước thấm khăn (vắt hết nước) quấn quanh cổ. Uống trà gừng dấm: gừng 25g, dấm ăn 25g. Gừng sạch thái lát cho vào lọ đổ dấm ngâm 1 đêm lấy ra 5 miếng, cho ít đường vào pha nước sôi, uống thay nước đi đường. Đến bữa ăn nên có món gừng muối chua...

Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).

Theo SK&ĐS

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa xuân

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Bao-ve-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-trong-mua-xuan/55096124/248/


Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa xuân
Thứ năm, 05 Tháng một 2006, 08:15 GMT+7
Bao ve suc khoe nguoi cao tuoi trong mua xuan

Tags: điều kiện thời tiết, nhiệt độ không khí, người cao tuổi, tăng huyết áp, dễ bị cảm, chống ôxy hóa, độ C, bảo vệ, sức khỏe, 15 độ, tháng giêng, người già, uống, bữa, nước
Bao ve suc khoe nguoi cao tuoi trong mua xuan

Ở nước ta tháng Giêng là tháng lạnh nhất trong năm. Nhiệt độ không khí trung bình trong tháng Giêng ở đồng bằng thường xuyên dưới 15 độ C, có ngày xuống dưới 5 độ C; ở vùng núi nhiệt độ còn thấp hơn, thường từ 5 - 15 độ C. Trong điều kiện thời tiết như thế, người già rất dễ bị cảm lạnh và viêm phổi.

Nếu bị cúm, bệnh thường nặng và dễ xảy ra biến chứng viêm phổi, có những diễn biến xấu khó lường; các bệnh mạn tính như thấp khớp, viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng huyết áp... cũng thường vượng lên; người bệnh tăng huyết áp rất dễ bị đột qụy.

Thức ăn trong những ngày đầu năm thường dư dả, nhiều món ngon như thịt, giò chả, thịt đông, thịt kho tàu; bánh chưng, mứt, kẹo, bánh, nước uống có ga; rượu ngon, cà phê, thuốc lá... thứ nào cũng nhiều, cũng sẵn, nhà nào cũng có, bữa ăn nào cũng có mà phần lớn là các thức ăn sẵn, để nguội, rất dễ bị ôi...

Nếu không làm chủ được “tình thế”, rất dễ bị lạm dụng hoặc quá tải, làm cơ thể mệt mỏi, thậm chí sinh bệnh, nhẹ cũng gây đầy bụng, khó tiêu; nặng thì gây tiêu chảy, làm bùng phát các bệnh tiềm ẩn ở người già như tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, tiểu đường.

Cuối năm, ai nấy đều bận rộn vừa lo công việc vừa lo sửa soạn cho cái Tết thường đã thấm mệt. Nền nếp sinh hoạt lại bị đảo lộn, đi chơi nhiều và tiếp khách cũng nhiều, giờ ngủ, giờ nghỉ bị xáo trộn, nhiều khi quên cả ngủ trưa. Giấc ngủ ban đêm cũng thường bị rút ngắn. Cả chuyện tập luyện hay tản bộ lâu nay với nhiều cụ đã trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn nước uống, đến dịpTết thường bị cắt xén... Tất cả khiến người già mệt mỏi, căng thẳng...

Để bảo vệ sức khỏe trong dịp này, các bậc cao tuổi cần lưu ý:

- Thường xuyên mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực, đôi bàn chân; không nên đi xa, không đi chơi khuya, nhất là những ngày rét đậm, rét hại cần tránh ra ngoài trời, đặc biệt là không ra ngoài trời khi vừa uống rượu, bia... để đề phòng cảm lạnh.

- Duy trì nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.

- Về ăn uống, nên ăn ra bữa; tránh quá bữa, bỏ bữa nhưng cũng không ăn quá nhiều bữa; dù ngon miệng cũng chỉ nên ăn no vừa phải, nên ăn giảm khối lượng thức ăn, chỉ nên ăn no bụng từ 70-80%. Một bữa ăn quá no như một stress tiêu hóa có thể gây ra những hậu quả xấu.

Người có bệnh tim mạch chẳng hạn, ăn quá no, làm máu dồn nhiều về dạ dày để tăng cường tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở cơ tim và não bộ làm phát sinh các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; gây mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, giảm độ tập trung chú ý; thậm chí gây đột qụy nếu có tình trạng thiểu năng tuần hoàn trước đó. Về điểm này, không chỉ các cụ mà mọi người “nên để trong cái no một chút đói” như lời khuyên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Bữa ăn của người cao tuổi nên như thế nào? Cần giảm các thức có nhiều mỡ (như thịt đông, giò mỡ...), tránh ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol (gồm các loại thịt, nhất là thịt mỡ và các phủ tạng), nên ăn ít đường (hạn chế uống nước ngọt, ăn mứt, bánh kẹo), nhớ uống đủ nước, nên ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp cho cơ thể đủ lượng các chất khoáng (đa lượng và vi lượng), các loại vitamin nhất là các vitamin C, E, beta - caroten... là những chất chống ôxy hóa mạnh.

Các loại rau lá xanh, rau gia vị (như hành, húng, mùi, tỏi...) và nhiều loại quả chín trong dịp Tết (như cam, quýt, hồng, xoài chín, đu đủ chín, dưa hấu...) trong thành phần có nhiều vitamin C và beta - caroten là nguồn cung cấp các chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa quá trình peroxyd hóa màng tế bào, trung hòa các gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, tránh cho cơ thể khỏi bị xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư...

Các chất xơ (cellulose) trong rau quả có cấu trúc mịn màng hơn chất xơ trong ngũ cốc lại tồn tại dưới dạng liên kết với các chất pectin, do đó không chỉ có tác dụng nhuận tràng mà còn có khả năng giữ lại cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, chẳng khác gì những cái chổi quét dọn cholesterol thừa để thải theo phân, góp phần ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.

“Tửu bất khả ép” như lời khuyên của người xưa, không vì quá vui bạn bè hay chiều lòng con cháu mà quá chén. Tốt nhất, chỉ nên dùng rượu để khai vị; ngay cả rượu vang đỏ cho dù đã được xác nhận là loại rượu có tác dụng tốt cho tuần hoàn máu, huyết áp, chống ôxy hóa; trung hòa được các gốc tự do và chống ung thư thì với người khỏe, các nhà khoa học Pháp cũng khuyên chỉ nên uống một ly mỗi bữa, và cũng đừng quên ăn mỗi khi uống (không uống rượu suông).

Để vui xuân trọn vẹn, trong những ngày xuân, các cụ nên có thời gian biểu hợp lý sao cho vừa có thể giữ gìn được sức khỏe vừa thưởng ngoạn xuân mới, thăm thú bạn bè, họ hàng nội ngoại, sum vầy cùng con cháu; các cụ bà có thì giờ vãn cảnh chùa lại có thì giờ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Nếu khéo thu xếp, các cụ vẫn có được những cuộc tản bộ hằng ngày (30-45 phút/ngày) kết hợp với các cuộc vãn cảnh hay thăm thú bạn bè, con cháu thay vì lên xe buýt hay ngồi xe máy...

Tóm lại, một chế độ ăn uống điều độ, vận động cơ thể thích hợp và một cuộc sống thoải mái có thể giúp các bậc cao tuổi sống lâu, sống khỏe mạnh, sống có ích cho đời và cho con cháu.
(Theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)

10 nguyên tắc vàng để bảo vệ tim

http://www.suckhoedoisong.vn/200811171113324p0c8/10-nguyen-tac-vang-de-bao-ve-tim.htm

Thứ hai, 17/11/2008, 11:20 (GMT+7)

10 nguyên tắc vàng để bảo vệ tim

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì đây là thời kỳ hormon giới tính có tác dụng bảo vệ tim đã suy giảm và hết hẳn, nhường chỗ cho sự tích lũy quá nhiều cholesterol. Để bảo vệ tim khỏi những "kẻ thù giấu mặt" này, có 10 nguyên tắc được các bác sĩ khuyên chúng ta nên áp dụng.

1. Giảm bớt khẩu phần ăn

Một chế độ ăn đa dạng và đủ chất sẽ giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim. Hàng ngày nên ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc, cá nhiều hơn thịt đỏ. Nên thay đổi thực đơn bằng các loại rau quả hai đến ba lần/tuần và cũng đừng quên làm các món ăn thêm hấp dẫn bằng nhiều loại gia vị, dầu ăn thực vật thay vì dùng mỡ hay bơ. Đặc biệt, không nên ăn quá mặn.

2. Theo dõi lượng cholesterol

Có nhiều trong gan động vật và một số thực phẩm khác như bơ, trứng, thịt…, cholesterol là một chất béo không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nó được tích trữ quá nhiều trong máu (khoảng hơn 2g/l) thì sẽ rất nguy hiểm. Cholesterol sẽ bám lại ở các thành động mạch, đặc biệt là các mạch gần tim, làm cho các mạch này hẹp lại, ngăn cản đường lưu thông của máu, gây tắc nghẽn động mạch. Để tránh hiện tượng này, nên uống ít rượu, giảm ăn đồ béo, đồng thời hạn chế sự tăng cân và không hút thuốc lá.

3. Không uống nhiều rượu

Uống rượu với liều lượng ít có lợi cho sức khỏe nhưng uống rượu quá nhiều sẽ làm tăng áp lực ở các động mạch. Đây chính là hiện tượng tăng huyết áp, vốn là kẻ thù của tim. Vì cung cấp nhiều calo nên rượu còn làm tăng cân, tạo điều kiện xuất hiện bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

4. Hãy uống nhiều nước
Nên uống nước nhiều và uống từng ngụm nhỏ

Hãy uống nhiều nước ngay cả khi không khát. Không nên uống nhiều nước có gas, chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước chanh hay nước có tác dụng giải nhiệt. Trà và cà phê là hai loại đồ uống có tác dụng kích thích đối với tim. Ngoài ra, các loại nước trái cây cũng rất tốt nhưng không nên quá lạm dụng bởi hàm lượng đường của nước trái cây ép khá cao.

5. Thường xuyên kiểm tra huyết áp

Bệnh huyết áp có tính di truyền. Nếu bố mẹ bị huyết áp cao thì các con càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này, nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên, vài biện pháp có thể đẩy lùi nguy cơ này là tránh ăn nhiều, đặc biệt với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tránh ăn mặn.

6. Phụ nữ hãy cẩn thận với thuốc lá và thuốc tránh thai

Nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân làm hẹp các động mạch, thúc đẩy quá trình tạo kết tủa cục đông trong động mạch, giảm chất lượng của máu. Các oxít cacbon sẽ làm rối loạn quá trình hấp thụ của cơ thể và tạo thuận lợi cho việc tích trữ cholesterol. Người hút thuốc hay thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 6 lần người bình thường. Những người có dấu hiệu bất thường ở động mạch và trước 40 tuổi thường là những người nghiện thuốc lá. Còn đối với phụ nữ hay dùng thuốc tránh thai, nguy cơ bị mắc bệnh huyết khối cũng rất lớn.

7. Kiểm soát trọng lượng

Sự thừa cân là một yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất hãy tìm cách giảm cân bằng các bài tập thể dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp một chế độ dinh dưỡng làm giảm cân với các hoạt động thể lực còn hiệu quả hơn cả thuốc. Hãy thường xuyên kiểm tra trọng lượng và hành động ngay khi cần thiết.

8. Ăn sáng nhiều

Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một bữa sáng thịnh soạn và kết thúc ngày bằng một bữa tối nhẹ. Với mục đích bù lại calo sau một đêm, nên không làm bạn béo vì năng lượng của bữa ăn sáng sẽ được cơ thể sử dụng cả ngày. Còn ăn vào buổi tối, năng lượng sẽ bị tích trữ lại trong cơ thể. Một bữa sáng đầy đủ phải bao gồm các protein có trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô-mát, trứng… các gluxit trong bánh mì, ngũ cốc, hoa quả và các lipid trong bơ, sữa và phô-mát.

9. Đừng để béo bụng

Khi cơ thể tăng cân, trọng lượng thừa thường dồn vào bụng nhiều hơn là các nơi khác. Đôi khi có người không quá béo nhưng lại có vòng bụng lớn. Các lớp mỡ ở nội tạng, chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể, khi bị loại bớt sẽ giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

10. Thường xuyên vận động
Đi xe đạp, bơi lội, đi bộ… là những môn thể thao nhẹ nhàng đòi hỏi sự bền bỉ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chúng giúp cơ thể có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào, làm tim hoạt động tốt hơn và cải thiện sự dẻo dai của cơ thể. Vận động còn giúp giảm cân, tránh tăng huyết áp và đái tháo đường. Mỗi ngày tập thể dục nửa giờ hoặc đi bộ ba lần mỗi tuần, mỗi lần 1 tiếng là đủ để đẩy lùi mọi bệnh tật.

DƯƠNG PHI
(ĐHYK-Hà Nội)

Kinh nghiệm dân gian trị bệnh tiểu đường

http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Nhung-bai-thuoc-hay/Kinh-nghiem-dan-gian-tri-benh-tieu-duong.php



Kinh nghiệm dân gian trị bệnh tiểu đường

17/01/2007

Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn. Đây là môt món ăn bài thuốc giúp cải thiện bệnh tiểu đường trong kho tàng y học dân gian.



Trong dân gian, kinh nghiệm phòng chống tiểu đường hết sức phong phú. Theo y thư cổ, căn bệnh này thuộc phạm vi chứng “tiêu khát”, do nhiều nguyên nhân gây nên; khi trị liệu cần tuân thủ quan điểm toàn diện, kết hợp nhiều phương thức để khôi phục công năng các tạng phủ. Bởi vậy, việc vận dụng kinh nghiệm dân gian là rất cần thiết. Sau đây là một số bài thuốc dân gian:



Dùng độc vị



Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào bằng dầu thực vật.



Ô mai 15 g hãm với nước sôi uống thay trà.



Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống.



Nấm mỡ lượng vừa đủ nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hằng ngày.



Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hằng ngày.



Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày.



Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên.



Ăn lê tươi hằng ngày.



Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày.



Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g.



Hải cáp xác tán bột, uống mỗi ngày 12 g.



Hoàng liên 12 g, sắc uống trong ngày.



Vừng đen 100 g, sắc uống hằng ngày.



Uống nước ép vòi hoặc măng tre tươi hằng ngày.



Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.



Dùng nhiều vị



Ngũ gia bì, ngũ vị tử mỗi vị 6 g, hãm uống thay trà trong ngày.



Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì).



Bột hoài sơn hai phần, bột ý dĩ một phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g hòa với nước sôi ăn.



Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hằng ngày.



Tang bạch bì 120 g, kỷ tử 15 g, sắc uống.



Hoàng liên một phần, nhân sâm một phần, trạch tả hai phần. Tất cả sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 g.



Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống.



Khổ qua 250 g, trai 100 g. Trai ngâm sạch, luộc lấy nước và thịt đem nấu canh với khổ qua ăn.



Thục địa 12 g; hoài sơn sao, thiên hoa phấn mỗi thứ 6 g; bạch linh, sơn thù mỗi thứ 4,5 g; trạch tả tẩm nước muối sao 3 g, nhục quế 1,5 g, ngũ vị tử 1,8 g, sắc uống.



Hoài sơn 60 g sao vàng tán bột, hoàng kỳ 30 g sắc kỹ lấy nước hòa với bột hoài sơn ăn trong ngày.



Hoa đậu ván trắng, mộc nhĩ đen mỗi vị 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.



Vỏ bí xanh, vỏ dưa hấu mỗi thứ 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống.



Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g. Cá làm sạch bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.



Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống.



Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g. Sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.



Tụy lợn một cái, ý dĩ 50 g, hoàng kỳ 100 g, nấu canh ăn.



Thiên hoa phấn 50 g; cát căn 30 g; sinh địa, mạch môn mỗi thứ 15 g; ngũ vị tử, cam thảo mỗi thứ 6 g, sắc uống.



ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

Phòng và xử trí một cơn hạ đường huyết

http://www.suckhoe360.com/Benh-thuong-gap/Ha-duong-huyet/Phong-va-xu-tri-mot-con-ha-duong-huyet.php


Phòng và xử trí một cơn hạ đường huyết

06/01/2007
Sức Khỏe 360 - Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có lúc bị hạ đường quá mức, có thể rất đơn giản nếu bạn biết cách xử trí kịp thời, cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không có khả năng tự nhận biết. Do đó bạn phải học cách nhận biết và xử trí tình huống này.


Các dấu hiệu bị hạ đường huyết cần biết:


Bạn nhanh chóng có một hay nhiều triệu chứng sau, xuất hiện dần từ nhẹ đến nặng:

1. Vã nhiều mồ hôi, người lạnh toát.
2. Mệt lã, bủn rủn tay chân, đói run, tưởng như sắp ngất đến nơi.
3. Lo lắng, hốt hoảng, hồi hộp.
4. Hoa mắt, nhìn mờ.
5. Tê vòng quanh miệng. Nói khó khăn.
6. Nặng hơn có thể co giật, hôn mê.

Những việc cần làm ngay:


Ngay sau khi nhận biết có những dấu hiệu kể trên, bạn phải gọi lớn người nhà đến giúp, gồm:

1. Ngậm 3 viên kẹo ngọt, hoặc pha 3 muỗng cafe đường cát với một ít nước, rồi uống ngay.
2. Đợi sau 5 phút, nếu vẫn chưa bớt, có thể uống nước đường lần nữa.
3. Trong trường hợp quá nặng (co giật, hôn mê), phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nên nhớ, không được cố nhét đồ ăn thức uống vào miệng một người dang hôn mê.

Sau khi qua khỏi cơn hạ đường huyết, bạn cũng cần thông báo lại cho bác sĩ điều trị của bạn biết.
Làm sao để khỏi bị hạ đường huyết?

1. Bạn nên ăn uống điều độ, đúng giờ.
2. Không nên bỏ bất cứ một bữa ăn nào.
3. Không nên uống rượu, nhất là vào lúc bụng đói.
4. Nên ăn nhẹ hoặc uống mộ ly sữa trước khi tập thể thao.
5. Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ .
6. Bạn luôn nhớ mang sẳn kẹo ngọt trong người, để dành có lúc cần đến.
7. Khi đi du lịch tốt nhất bạn nên mang theo toa và các thuốc đang dùng.

Các thời điểm dể bị hạ đường trong ngày

1. Trước bữa ăn trưa: 10-11 giờ sáng.
2. Trước bữa ăn chiều : 15-16 giờ chiều
3. 12 giờ khua đến gần sáng.
4. Một đôi khi xảy ra ngay khi bạn vừa ăn xong.

Chăm Sóc Bàn Chân


Bàn chân của bệnh nhân Đái Tháo Đường rất dễ bị loét và có thể nặng nề đến nỗi phải cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tự chăm sóc đôi bàn chân mỗi ngày, biết cách đề phòng và phát hiện sớm những bất thường dù nhỏ (mục đích để điều trị sớm), thì việc đoạn chi oan uổng kia sẽ không xảy ra.


Có 6 điều bạn nên ghi nhớ:


1. Trước tiên bạn phải được điều trị tốt bệnh Đái Tháo Đường và Cao Huyết Áp: Mục đích trách bị thiếu máu nuôi chân và mất cảm giác bàn chân. Bác sĩ sẽ giúp bạn.


2. Bạn không được đi chân không, ngay cả khi ở trong nhà:

- Nên chọn giày dép đế bằng, rộng rãi, thoải mái, êm chân.
- Nhớ kiểm tra kỹ bên trong giày trước khi mang, tránh có cát, vật nhọn làm trầy xướt da chân.

3. Rửa chân sạch và luông giữ bàn chân khô:

- Dùng xà phòng rửa sạch chân mỗi ngày, rồi dùng khăn mềm lau khô.
- Nhớ lau thật kỹ các kẽ ngón.
- Không ngâm chân trong nước quá 5 phút.

4. Soi gương tự khám lòng bàn chân mỗi ngày:
(Nếu mắt bạn kém, nhờ người khác khám hộ)
Khi thấy lòng bàn chân của bạn có những vùng da đổi màu lạ, hoặc có những vết trầy xướt ... bạn đến Bác sĩ ngay để được chữa trị sớm.


5. Móng tay, móng chân:
Bạn chỉ nên cắt thẳng một đường, mà không dùng kềm để lấy khóe. Có thể dùng dũa giấy để mài tròn hai đầu.


6. Không nên dùng kềm, kéo cắt bỏ những vùng da dày:
Bạn có thể bôi vaseline để làm mềm da, rồi dùng dũa giấy hoặc miếng bọt biển để mài mòn dần.



BS. Trương Dạ Uyên - Bệnh viện Hoàn Mỹ

Thông tin được cung cấp bởi Bệnh Viện Hoàn Mỹ

Các thuốc gây độc cho thận

http://www.suckhoedoisong.vn/2008111915475030p0c14/cac-thuoc-gay-doc-cho-than.htm


Thứ năm, 20/11/2008, 9:2 (GMT+7)

Các thuốc gây độc cho thận

Phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, hoặc gặp một chất khác tại ống thận, một số thuốc trở thành chất gây độc cho thận. Thuốc có thể gây độc cho thận ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh càng có nguy cơ xuất hiện cao ở những người mà chức năng thận suy giảm. Với sự ra đời của nhiều thuốc mới danh sách các thuốc gây độc cho thận ngày càng dài thêm trong đó phải kể đến kháng sinh...
Điều trị cho bệnh nhân bị suy thận.

Các thuốc gây độc ở ống thận

Nhóm kháng sinh aminozid: Tỷ lệ gây độc thận cao (khoảng 10% người dùng) với các biểu hiện: tăng cao đột ngột urê huyết. Thuốc gây độc nhiều nhất là neomycin nhưng hiện nay neomycin thường chỉ dùng dưới dạng phối hợp trong các dung dịch hay thuốc mỡ (nhỏ mắt, dùng ngoài). Streptomycin có độc tính thấp, lại dùng trong phác đồ điều trị lao ngắn ngày với liều, thời gian xác định. Vì thế ít khi gặp trường hợp hai thuốc này gây độc. Thuốc hiện nay dùng là gentamycin và tobramycin, đặc biệt gentamycin bị lạm dụng nhiều (trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi trở lên) nên tỷ lệ gentamycin gây độc trở nên chiếm tỷ lệ cao trong nhóm. Gentamycin có khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc hẹp, ít được chuyển hóa, có tới 70% bài tiết qua thận dưới dạng nguyên chất. Ở người suy thận, người già, trẻ nhỏ, chu kỳ bán hủy kéo dài, thuốc tích lũy lại ở thận tuy có mức độ nhưng có thể gây ra ngộ độc thận. Nguy cơ ngộ độc thận thường xảy ra hơn ở người huyết áp thấp hoặc người có bệnh về gan hoặc ở nữ giới, nên phải giảm liều.Thuốc có thể qua nhau thai, qua sữa mẹ, vì vậy không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Nhóm kháng sinh cephalosporin: Chỉ thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil) gây độc cho thận, còn thế hệ 2 - 3 thì an toàn hơn. Cephalexin, cefazolin hầu như không bị chuyển hóa, trong khi cefalotin nhanh chóng bị chuyển hóa trong gan chuyển thành chất trung gian. Vì vậy, hầu hết cefalexin và cefazolin trong khi chỉ có 60-70% cefalotin bài tiết qua đường thận dưới dạng không đổi. Người già, trẻ nhỏ, người suy thận chức năng thận yếu, suy giảm, chu kỳ bán hủy thuốc kéo dài hơn người bình thường từ 3 - 5 lần. Một phần chúng tích lại trong các cơ quan gây độc trong đó gây độc nhiều nhất cho thận. Khi dùng chúng nhất là dạng thuốc tiêm cần tính toán liều cẩn thận, riêng các đối tượng trên cần giảm liều căn cứ vào độ thanh thải creatinin. Không nên dùng cho người có thai, cho con bú. Vì thế hệ 1 ít gây độc cho các cơ quan chức năng khác, lại rẻ tiền hơn thế hệ 2, 3 nên ít người chú ý đến tính hại thận, chỉ định khá dễ dãi, lạm dụng, nguy hại nhất là lạm dụng cho trẻ em. Trong số các thuốc này thì cephalexin do là dạng uống, dễ dùng hơn nên thường bị lạm dụng nhiều hơn cả.

Kháng sinh chống nấm amphotericin B: Tác dụng lên lipid của màng tế bào gây độc. Biểu hiện thường thấy là suy thận cấp, đái tháo nhạt, nhiễm toan do ống thận.

Paracetamol gây suy thận cấp nhưng phải dùng liều khá cao (mỗi ngày dùng 15g) hoặc suy thận mạn với liều dùng tương đối cao, kéo dài, kèm thêm uống nhiều rượu.

Thuốc giảm lưu lượng máu đến thận

Các thuốc chống viêm Non- steroid thế hệ cũ: Chúng ức chế việc sản xuất prostaglandin, làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm độ lọc cầu thận dẫn đến suy thận, tuy nhiên tác dụng độc này chỉ gây ra khi dùng các thuốc kéo dài. Khi dừng thuốc, thận sẽ được phục hồi.

Các thuốc giãn mạch điều trị tăng huyết áp: Các thuốc này trong đó có nhóm thuốc ức chế angiotensin II sẽ làm giãn mạch tụt huyết áp, làm giảm lượng máu trước thận gây suy thận chức năng.
Một số thuốc kháng sinh và thuốc giảm lưu lượng máu đến thận có thể gây độc cho thận.

Một số hậu quả khác

Thuốc làm tắc ống thận: Các sulfamind kết tủa trong ống thận gây ra hiện tượng này nhất là khi dùng liều cao và uống ít nước. Để đề phòng, khi dùng sulfamid cũng như riêng cotrimoxazol nên uống nhiều nước.

Thuốc gây dị ứng miễn dịch ở ống thận - mô kẽ: xảy ra với bất kỳ thuốc nào có khả năng gây mẫn cảm với co thể.

Thuốc gây hội chứng thận hư: gây lắng đọng các phức hợp miễn dịch dẫn đến hội chứng thận hư nhưng không gây suy thận. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại trạng thái bình thường. Có thể kể đến các thuốc như Dpenicilamin, Catopril, Trimethadion, các muối bismuth.

Thuốc gây suy thận mạn: Nguyên nhân do thuốc tích lũy trong ống thận khi dùng liều cao, kéo dài. Đó là các thuốc điều trị bệnh tâm thần Litium carbonat, thuốc chống ung thư (cisplatin).

Tóm lại, hầu hết thuốc uống, thuốc tiêm, đôi khi cả thuốc dùng ngoài đều thải trừ qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi. ở liều bình thường, và người có chức năng thận bình thường cũng đã có nguy cơ bị nhiễm độc thận, nguy cơ này tăng cao ở những người mà khả năng thanh thải của thận giảm. Do vậy trước hoặc sau khi dùng thuốc cần phải xem xét độ thanh thải creatin để chọn và điều chỉnh liều thích hợp. Ngoài ra, cần chú ý một số tình trạng liên quan đến sức khỏe như: tuổi, giới, bệnh lý mạn tính kèm theo như xơ gan, tiểu đường, bệnh tim mạch, cơ địa dị ứng... Trong điều kiện cần phải dùng những nhóm thuốc này chữa bệnh thì lưu ý chọn loại thuốc có độ độc thấp nhất, chỉ dùng với liều đủ có hiệu lực, giữ đúng khoảng cách giữa các lần dùng và chỉ trong một thời gian nhất định.

BS. Bạch Đằng

Lưu ý khi dùng thuốc trị cảm cúm

http://www.suckhoedoisong.vn/200811288436402p0c14/luu-y-khi-dung-thuoc-tri-cam-cum.htm


Thứ sáu, 28/11/2008, 8:45 (GMT+7)

Lưu ý khi dùng thuốc trị cảm cúm

Thời tiết đang lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi để bệnh cảm cúm xuất hiện và lây lan. Đây là bệnh của đường hô hấp do vi rút gây ra, tác động tới niêm mạc miệng, mũi, họng và phổi. Các triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt. Bệnh luôn gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, do vậy để nhanh chóng điều trị bệnh này nhiều người đã tự ý mua thuốc vì cho rằng cảm cúm là bệnh thông thường. Việc tự chữa bệnh này khá tuỳ tiện, đôi khi chưa thấy tác dụng lại uống thêm, hoặc phối hợp hay thay thuốc dễ dẫn đến quá liều. Hậu quả của việc sử dụng thuốc tùy tiện, lạm dụng thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường, có nhiều trường hợp do dùng thuốc trị cảm cúm bừa bãi còn bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân có tiền sử về các bệnh này. Vậy, điều cần thiết là hãy đến gặp bác sĩ trước khi dùng thuốc, tuân thủ đúng liều lượng đã được hướng dẫn, khi có tác dụng phụ cần ngưng thuốc và báo cho bác sĩ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh cảm cúm:
Hướng dẫn bà con dân tộc sử dụng thuốc.
Ảnh: P. Văn

Không sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 2 lần/ngày và không dùng quá 3 - 4 ngày: Cảm giác bị tắc nghẹt mũi khi bị cúm, khiến rất khó thở và chẳng dễ chịu chút nào. Một số người thường có thói quen nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc xịt giúp thông mũi. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng loại thuốc này, sẽ gây tác dụng ngược vì sẽ có nguy cơ bị tắc nghẹt mũi trở lại. Và lần này có thể còn kéo dài và nguy hiểm hơn lần trước.

Không dùng thuốc quá liều: Những loại thuốc điều trị có chứa thành phần histamin là nguyên nhân khiến người bệnh luôn trong trạng thái buồn ngủ hay ngủ mơ màng khi quá lạm dụng nó.

Không dùng thuốc kháng sinh: Không dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm vì kháng sinh không có khả năng "tiêu diệt" những loại vi rút gây bệnh. Kháng sinh chỉ đem lại hiệu quả khi cơ thể bị mắc một chứng viêm nhiễm nào đó mà "thủ phạm" là do vi khuẩn gây ra. Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng bệnh, có thể sẽ tạo ra viêm nhiễm mới trong cơ thể mà rất khó có thể điều trị.

Phải kiểm tra thành phần trong mỗi loại thuốc: Việc kiểm tra thành phần trong mỗi loại thuốc sẽ giúp người bệnh sử dụng đúng liều lượng. Bởi có rất nhiều loại thuốc có chứa acetaminophen, nếu dùng cùng một lúc sẽ gây hại đối với gan. Thêm vào đó, trong dòng những sản phẩm thuốc chống ho dạng viên và dạng dung dịch ngậm có chứa thành phần dextromethorphan (DXM), khi sử dụng quá liều loại thuốc này người bệnh có thể phải chịu đựng những tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim bất thường và thậm chí là tăng huyết áp.

Dược sĩ Nguyễn Trọng

CÚM HAY CẢM

http://www.dactai.net/forums/showthread.php?t=3615


CÚM HAY CẢM

“Mùa đông sắp đến trong thành phố. Buổi chiều trời lạnh...” (Ðức Huy)
Thật vậy, mùa đông, mùa cúm sắp đến. Mọi người thường hay dùng hai chữ cảm cúm đi chung với nhau dù thực ra đây là hai bệnh riêng biệt và gây ra bởi những con siêu vi trùng khác hẳn nhau. Ðó là vì một số những triệu chứng của bệnh cúm cũng giống như triệu chứng bệnh cảm, chỉ có điều là chúng nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, cũng có những triệu chứng khác hẳn nhau.
Mời bạn trả lời thử những câu hỏi dưới đây xem bạn hiểu biết gì về hai chứng bệnh này, cũng như về những tin tưởng rất thông thường nhưng đôi khi không chính xác. Sau đó, mời bạn “check” phần trả lời xem mình đúng được bao nhiêu phần trăm.

1.Bạn sẽ bị cảm nếu ra đường khi tóc còn ướt vào mùa đông.
a) Ðúng b) Sai

2.Khi con bạn bị cúm hay cảm, bạn nên cho cháu uống thuốc aspirin vì đó là thuốc cảm.
a) Ðúng b) Sai

3. Bạn thình lình bị bệnh. Cả người bạn nhức mỏi. Bạn bị sốt, ho khan và thấy rất mệt. Vậy bạn đã bị
a) Cúm b) Cảm c) Cả hai đều không đúng

4.Bao lâu bạn mới cần chích ngừa cúm một lần?
a) Chỉ một lần là đủ b) Mỗi năm một lần c) Mỗi 5 năm d) Mỗi 10 năm

5.Thuốc trụ sinh chữa bệnh cảm hay cúm hiệu nghiệm nhất?
a) Ðúng b) Sai

6.Bạn bị buồn nôn, ói mửa và đi tiêu chảy. Như vậy, chắc chắn là bạn đã bị
a) Cảm b) Cúm C) Cả hai đều sai

7.Mới đầu bạn chỉ bị ngứa cổ. Sau đó, bạn bị hắt xì liên tục, chẩy nước mũi và đau cổ họng. Như vậy bạn đã bị
a) Cảm b) Cúm c) Không thứ nào hết

8. Bạn sẽ bị một cơn cúm nhẹ sau khi bạn chích ngừa cúm.
a) Ðúng b) Sai

Trả lời

Bạn sẽ bị cảm nếu ra đường khi tóc còn ướt vào mùa đông?
Sai

Từ lâu, người Việt cũng như người Mỹ đều tin rằng ra đường khi trời lạnh mà không giữ đủ ấm hoặc khi tóc còn ướt thì sẽ bị cảm hay cúm. Một vài thử nghiệm đã cho thấy điều này không đúng. Tóc ướt hay khô, lạnh hay ấm, bạn đều có thể bị cảm hay cúm nếu không may bạn nhiễm phải con siêu vi cảm hay cúm. Vào mùa đông, trời lạnh, người ta dễ bị cảm cúm hơn là vì vào mùa này, những con siêu vi này trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, mùa cúm ở Hoa Kỳ thường bắt đầu vào cuối mùa thu qua mùa đông tức từ tháng 11 và kéo dài đến hết tháng 3. Vào mùa đông, người ta có khuynh hướng ở trong nhà nhiều hơn, có nhiều cơ hội tiếp xúc với những người khác và vì thế dễ bị lây bệnh hơn. Thường người ta dễ bị lây bệnh do bắt tay người vừa mới ho và che miệng khiến siêu vi dính trên tay, hoặc chạm tay mình vào điện thoại và nắm đấm cửa là những nơi dễ dính siêu vi của người bệnh, sau đó, đưa tay lên mũi, mắt và đem siêu vi vào người.
Do đó, rửa tay thường xuyên là một phương pháp hữu hiệu nhất để tránh bị lây bệnh cảm cúm.

2. Khi con bạn bị cúm hay cảm, bạn nên cho cháu uống thuốc aspirin vì đó là thuốc cảm?
Sai

Mặc dầu thuốc Aspirin hay Tylenol thường được người Việt gọi là thuốc cảm, không phải lúc nào ta cũng nên dùng các thuốc này. Nếu con em bạn bị sổ mũi, ho mà không sốt, bạn không cần phải cho uống Aspirin hay Tylenol mà chỉ cần cho uống thuốc ho hay nghẹt mũi, chẩy mũi. Khi cháu bị sốt hay đau nhức, bạn nên cho uống Tylenol. Ðừng bao giờ cho trẻ em uống thuốc aspirin vì thuốc này đã cho thấy là có liên hệ đến chứng bệnh Reye’syndrome là một bệnh rất nặng, ảnh hưởng đến óc và gan bệnh nhân.

3. Bạn thình lình bị bệnh. Cả người bạn nhức mỏi. Bạn bị sốt, ho khan và thấy rất mệt. Vậy bạn đã bị....?
Bị cúm
Triệu chứng bệnh cảm và bệnh cúm có nhiều trùng hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân cúm thường cảm thấy mệt và đau nhức hơn nhiều. Những triệu chứng của bệnh cúm gồm có: Sốt, rùng mình, ớn lạnh và ra mồ hôi, ho khan, nhức đầu, nhức mỏi khắp người rất nhiều, mệt và cảm thấy yếu ớt, không muốn ăn.
Một số bệnh nhân cúm có thể có những triệu chứng như chảy mũi, hắt xì và đau cổ giống như bệnh cảm. Tuy nhiên nếu họ sốt cao hơn 101 độ thì có nhiều phần là họ bị cúm hơn là cảm.
Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm, tức từ khi nhiễm siêu vi tới khi phát bệnh, là từ 1 tới 4 ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân thường thình lình có triệu chứng bệnh. Bệnh nhân sẽ hết bệnh, thấy dễ chịu hơn trong vòng từ 1 tới 2 tuần. Nếu không, thường là họ đã bị thêm những biến chứng khác như sưng phổi hay nhiễm thêm 1 con vi trùng khác.

4.Bao lâu bạn mới cần chích ngừa cúm một lần?
Mỗi năm một lần

Muốn khỏi bị cúm, ta cần chính ngừa mỗi năm một lần. Ðó là vì siêu vi cúm có khả năng biến đổi và mỗi năm là một dạng siêu vi khác gây ra cúm.Thuốc chích ngừa năm trước thường không hiệu nghiệm cho năm nay. Nhà chế tạo thuốc ngừa ước tính là con siêu vi nào sẽ gây ra bệnh cúm trong năm và chế thuốc theo đó.
Thời gian tốt nhất để chích ngừa cúm là vào mùa thu, trước khi mùa cúm bắt đầu. Tuy nhiên, nếu bạn lỡ “trễ tàu”, cần chích khi mùa cúm đã bắt đầu, bạn cũng cứ nên chích vì không nhiều thì ít, bạn cũng có một số kháng thể để bảo vệ khỏi bệnh cúm.

5. Thuốc trụ sinh chữa bệnh cảm hay cúm hiệu nghiệm nhất?
Sai

Thuốc trụ sinh chỉ giết được vi trùng (bacteria) mà không thể giết siêu vi (virus) tức nguyên nhân gây ra cảm cúm. Do đó, nếu bạn bị cảm hay cúm, thuốc trụ sinh sẽ không giúp được nhiều, trừ khi bạn đã bị nhiễm thêm vi trùng như sưng phổi, sưng tai chẳng hạn.
Hiện nay đã có rất nhiều vi trùng chống lại nhiều thứ thuốc trụ sinh nhờ khả năng biến hóa của chúng. Do đó nhiều thuốc trụ sinh không còn hiệu nghiệm nữa. Nếu cứ tiếp tục dùng trụ sinh không cần thiết, càng ngày sẽ có nhiều thuốc trụ sinh bị mất hiệu quả và người ta phải đi tìm những loại thuốc mới tốn kém nhiều hơn và có các tác dụng phụ nặng hơn.
Chỉ mới có một vài thuốc chống lại siêu vi dùng để chữa bệnh cúm được lưu hành nhưng phải dùng rất sớm, ngay khi mới có triệu chứng đầu tiên. Do đó, phương pháp tránh bệnh tốt nhất vẫn là chích ngừa.

6. Bạn bị buồn nôn, ói mửa và đi tiêu chảy. Như vậy, chắc chắn là bạn đã bị cảm hay cúm?
Cả hai đều không đúng

Ói mửa không phải là triệu chứng chính của bệnh cúm hay cảm, tuy trẻ em có thể ói chút ít khi chúng bị cảm cúm.
Những triệu chứng tả trong câu hỏi này là triệu chứng của bệnh “cúm bao tử”. Ðây là một bệnh của đường bao tử và ruột trong khi siêu vi cảm hay cúm tấn công đường hô hấp.

7. Mới đầu bạn chỉ bị ngứa cổ. Sau đó, bạn bị hắt xì liên tục, chẩy nước mũi và đau cổ họng. Như vậy bạn đã bị...?

Bệnh cảm
Bệnh cảm có triệu chứng nhẹ hơn bệnh cúm. Bệnh nhân thường cũng bị bệnh từ từ, không bất thình lình, và cũng không bị sốt cao. Bệnh nhân cũng ít bị mệt và đau nhức như bệnh cúm.
Những triệu chứng của bệnh cảm gồm có: Chảy mũi, cổ hơi rát hoặc đau, nghẹt mũi, hắt xì, ho, sốt nhẹ, dưới 102 độ, hơi mệt, không ngửi hay nếm được bằng bình thường.

8. Bạn sẽ bị một cơn cúm nhẹ sau khi bạn chích ngừa cúm.
Sai

Thuốc ngừa cúm không chứa siêu vi cúm còn sống, do đó, không thể gây bệnh cúm cho bạn được. Thuốc ngừa cúm chế tạo từ những siêu vi đã chết.
Người chích ngừa có thể bị phản ứng phụ nhẹ như sưng và đau chỗ chích. Hiếm hơn nữa, họ có thể bị sốt, đau nhức bắp thịt hay cảm thấy bịnh. Những triệu chứng này sẽ không kéo dài lâu.

Nên nhớ: dù đã chích ngừa cúm, bạn vẫn có thể bị bệnh nhưng nếu có, bạn cũng chỉ bị nhẹ hơn là nếu bạn không chích.

ST

Bệnh Khô Mắt

http://www.bvdaihoc.com.vn/umc/news_detail.asp?catid=47&msgid=613


Thắc mắc - Bệnh thường gặp
Bệnh Khô Mắt

Khô Mắt Là Gì?

Lệ bộ là sự phát triển của sinh vật để bảo vệ đôi mắt của chúng ta chống lại sự khô nóng trên đất liền khi chuyển từ cuộc sống dưới lên cạn cách đây hàng triệu năm. Kể từ đó cho đến nay, lệ bộ của chúng ta luôn bị tiếp xúc với nhiều yếu tố xấu, có thể phá vỡ trạng thái cân bằng, dẫn đến tình trạng khô mắt.

Ngày nay, khô mắt được xem là một sự rối loạn nghiêm trọng bởi vì nó có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn của giác mạc và kết mạc. Trên thực tế, có khoảng 20% bệnh nhân tìm đến bác sĩ nhãn khoa do mắc bệnh khô mắt.



Nguyên Nhân Gây Bệnh

Những yếu tố nào ảnh hưởng gây ra khô mắt?

Những yếu tố thường gặp nhất gồm:

- Tuổi cao có thể làm giảm lượng nước mắt sinh ra

- Chớp mắt không thường xuyên

- Bệnh thấp khớp hoặc những rối loạn nội khoa như bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến tuyến giáp

- Bệnh về da

- Thay đổi hormone, ví dụ như thời kỳ mãn kinh

- Rối loạn dây thần kinh như sau khi bị đột quỵ gây hở mi

- Có thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc ngủ, thuốc chẹn beta, thuốc chống dị ứng

- Suy dinh dưỡng

- Ảnh hưởng khí hậu như thời tiết khô trong môi trường nóng, chạy máy lạnh

- Ô nhiễm môi trường như Ozon, bụi, các loại dung môi bay hơi

- Làm việc trước màn hình máy tính

Triệu Chứng

Lệ bộ đảm nhận nhiệm vụ tinh tế giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng thông qua việc tiết ra nước mắt. Tất cả chúng ta rất quen thuộc với việc chảy nước mắt khi khóc hoặc khi có vật lạ kích thích mắt của chúng ta. Bình thường nước mắt tạo nên một màng phim mỏng phủ ở bề mặt nhãn cầu. Màng phim này có tác dụng giữ ẩm và còn tác dụng như là một lớp kính mỏng. Mắt khô là do bề mặt nhãn cầu mắt thiếu độ ẩm. Điều này có thể do lượng nước mắt tiết ra không đủ, hay do nước mắt bay hơi nhanh. Đôi khi do thành phần của nước mắt bị rối loạn. Kết quả là giác mạc, kết mạc không được cung cấp đủ lượng nước mắt và dẫn đến bị khô mắt.

Làm thế nào bạn nhận biết được sự khô mắt?

Nếu bạn có những triệu chứng sau:

- Cảm giác khô ở mắt

- Cảm giác có cát ở trong mắt

- Cảm giác bị nhức hay nóng mắt

- Tăng nhạy cảm đối với ánh sáng

- Tiết nhiều nước mắt

- Cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu khi chớp mắt

- Mỏi mắt

Điều Trị

Khô mắt được điều trị ra sao?

Yếu tố quan trọng nhất trong điều trị khô mắt là phải xác định được nguyên nhân không đủ độ ẩm và sau đó mới điều trị. Đôi khi, điều này không thể thực hiện được vì những bệnh lý không thể điều trị được (ví dụ như đối với trường hợp thấp khớp). Trong một số trường hợp không thể loại bỏ được nguyên nhân (ví dụ như việc dùng thuốc đặc trị gây khô mắt).

Tuy nhiên, đối với những trường hợp trên, có thể điều trị triệu chứng bằng nước mắt nhân tạo. Cách này ngăn ngừa tình trạng khô ở giác mạc và kết mạc. Do đó bệnh nhân thấy dễ chịu hơn.

Trên thị trường có nhiều chất thay thế cho nước mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ cho lời khuyên thuốc nào tốt nhất cho bạn. Những chất thay thế nước mắt chủ yếu gồm nước và tác nhân tạo độ nhớt. Tác nhân được sử dụng để bảo đảm chất thay thế nước mắt bám dính vào bề mặt mắt lâu hơn và chảy khỏi mắt quá nhanh.



Điều gì xảy ra nếu bệnh khô mắt không được chữa trị?

Hội chứng khô mắt là một tình trạng nghiêm trọng. Những cảm giác khó chịu ban đầu gia tăng: cảm giác có vật lạ và cảm giác khô mắt có thể xấu đi thành trạng thái nóng và đau. Mắt hầu như luôn đỏ và khi thức giấc, rất khó mở mắt. Viêm mạn tính của bờ mi mắt có khả năng làm tăng sự khó chịu này.

Ngoài những triệu chứng chủ quan trên, những lớp mô nhạy cảm của bề mặt nhãn cầu có thể bị tổn thương. Điều này là do sự gia tăng hàm lượng muối trong nước mắt ở bệnh nhân khô mắt, chính sự gia tăng này là nguyên nhân làm tổn thương giác mạc. Sự phá vỡ của màng phim nước mắt dẫn đến giác mạc và kết mạc không đủ độ ẩm và vì thế mắt khô. Ban đầu chỉ gây tổn thương nhỏ ở lớp ngoài của giác mạc và kết mạc. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, giác mạc có thể trở nên mờ và làm giảm thị lực. Nếu vẫn không được chữa trị, trường hợp xấu nhất là dẫn đến mù lòa.

Đây là nguyên nhân vì sao bạn nên để ý đến những dấu hiệu cảnh báo và đến bác sĩ để khám bệnh và để được tư vấn đầy đủ.

Kỳ I: Biện chứng luận trị và day bấm huyệt chữa ù tai

http://www.suckhoedoisong.vn/2008112016645374p0c60/dong-y-chua-u-tai.htm


Thứ năm, 20/11/2008, 16:12 (GMT+7)

Đông y chữa ù tai

Kỳ I: Biện chứng luận trị và day bấm huyệt chữa ù tai

Người cao tuổi thường bị ù tai, điếc tai, tai nghễnh ngãng. Tai là khiếu bên ngoài của thận thuộc về kinh túc thiếu âm. Sách Linh khu nói: “khí của thận thông lên tai, thận điều hòa thì tai nghe được ngũ âm. Nếu bể tủy không đủ thì long óc, ù tai”. Não là bể của tủy. Ngoài ra hỏa của can bốc lên cũng làm ù tai.

Chứng tai ù, tai điếc phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn.

Tai ù thì nghe như tiếng ve kêu hoặc nhỏ hoặc to; khi mệt quá hoặc giận dữ thì tai càng ù mạnh. Chứng này có hư, có thực; hư thì thấy có triệu chứng đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo lưng nhức, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế; thực thì có cả các hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng. Mạch huyền.

Tai điếc phần nhiều do tai ù lâu mà thành ra không nghe tiếng động bên ngoài. Tai điếc cũng có chứng hư, chứng thực khác nhau, còn chứng trạng kèm theo cũng giống như tai ù.

Người già tai điếc là vì tinh khí không đủ, phần nhiều do hạ nguyên suy yếu. Còn như tự nhiên bị điếc, phần nhiều thuộc can đởm bị hỏa nhiễu động lấp thanh khiếu.

Sau đây là những bài thuốc thường dùng để trị chứng bệnh này.

Ngũ linh tả từ hoàn: Địa hoàng 12g, phục linh 10g, đơn bì 8g, ngũ vị tử 8g, trạch tả 6g, sơn thù 8g, sơn dược 8g, từ thạch 4g, nước 800ml sắc còn 200ml, uống ấm. Nếu làm hoàn thì tăng liều lượng gấp 3 – 4 lần tán bột hòa với mật ong giã nhuyễn viên như quả táo. Ngày uống 2 lần sáng và tối với nước ấm, mỗi lần uống 2 viên.
Phục linh

Đại bổ âm hoàn: Hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g, tán nhỏ hòa với tủy xương sống lợn và mật ong làm viên bằng hạt táo. Ngày uống 2 lần sáng tối với nước ấm, mỗi lần 2 viên.

Bổ cốt chỉ hoàn: Để chữa hạ nguyên hư tổn nên cần ôn bổ thận dương. Thuốc: từ thạch 4g, thục địa 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, nhục quế 4g, thỏ ty tử 10g, xuyên tiêu 6g, bổ cốt chỉ 12g, bạch tật lê 8g, hồ lô ba 8g, đỗ trọng 12g, bạch chỉ 8g, xương bồ 8g, nước 600ml sắc còn 200ml uống ấm sáng tối. Nếu làm hoàn thì tăng liều lượng, tán nhỏ hòa mật ong làm viên bằng hạt táo, ngày uống 2 viên vào sáng và tối với nước ấm.

Hà xa đại tạo hoàn: Dùng cho người già tai điếc. Thuốc: tử hà xa (nhau thai) 1 cái, đảng sâm 24g, thục địa 24g, đỗ trọng 24g, ngưu tất 24g, thiên môn 16g, mạch môn 16g, quy bán 20g, hoàng bá 16g, phục linh 20g, giã nhuyễn làm hoàn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 10g, uống với nước ấm.

Nếu do hỏa của can đởm nhiễu động thì nên thanh can, tá hỏa. Dùng 2 bài: sài hồ thanh can tán và long đởm tả can thang.

Sài hồ thanh can tán: Sài hồ 12g, sinh địa hoàng 12g, xích thược 10g, ngưu bàng tử 8g, đương quy 12g, liên kiều 8g, xuyên khung 10g, hoàng cầm 8g, sinh chi tử 10g, thiên hoa phấn 8g, phòng phong 8g, cam thảo tiết 4g. Sắc uống trong ngày.

Long đởm tả can thang: Long đởm thảo 8g, hoàng cầm 10g, mộc thông 12g, xa tiền tử 10g, đương quy 12g, sinh địa 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, trạch tả 10g, sơn chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang.

Day bấm huyệt chữa ù tai: Chữa ù tai các huyệt thường dùng để day bấm chữa ù tai là: huyệt thích cung, huyệt nhĩ môn, huyệt thích hội ở tai, huyệt quan xung, dịch môn, trung chỉ ở bàn tay.
Ngũ vị tử

Huyệt thích cung: Ở chỗ lõm giữa nếp tai và khớp hàm dưới khi miệng hơi há.

Huyệt thính hội: Ở phía trước dưới nắp tai, phía trước rãnh dái tai, huyệt ở chỗ lõm khi há miệng.

Huyệt nhĩ môn: Khi há miệng huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước khe trước vành tai và hơi chếch lên trên mỏm lồi cầu xương hàm dưới.

Huyệt quan xung: Ở mé trụ ngón tay đeo nhẫn cách góc móng tay 0,1 tấc về phía sau.

Huyệt dịch môn: Cách 0,5 tấc kẽ ngón tay đeo nhẫn và ngón tay út .

Huyệt trung chữ: Về phía mu tay, giữa các đốt xương bàn tay 4 và 5 ở chỗ lõm phía sau khớp xương bàn tay ngón tay.

Chú ý: Khi ấn các huyệt nên dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ với lực vừa thỏa đáng cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Hằng ngày nên day bấm các huyệt trên nhiều lần mỗi lần 5 – 6 phút là được.

Lương y Minh Chánh

Đông y chữa ù tai (Kỳ II)

http://www.suckhoedoisong.vn/2008112894014355p0c60/dong-y-chua-u-tai-ky-ii.htm

Đông y chữa ù tai (Kỳ II)
0 Đông y chữa ù tai

Kỳ II: Món ăn và canh thuốc chữa bệnh ù tai

Kỷ tử.
Bài 1: Ngân nhĩ 20g, câu kỷ tử 20g, gan gà 100g, hoa nhài 24 bông. Chế biến: gan gà rửa sạch cho vào bát cho thêm rượu, gừng, muối ướp một lúc. Ngân nhĩ rửa sạch cắt nhỏ, tẩm nước hoa nhài bỏ cuống rửa sạch cùng với câu kỷ cho vào bát. Tất cả cho vào nồi đun sôi, chín, vớt bọt cho tí rượu, nước gừng, muối, bột ngọt, rồi bắc nồi ra, rải hoa nhài lên là được. Ngày ăn một lần. Công dụng: bổ can ích thận, trị mắt kém, tai điếc, tai ù, lưng đau, gối mỏi, chóng mặt nhức đầu, da mặt đen sạm.

Bài 2: Ngân nhĩ 20g, đỗ trọng 20g, đường đỏ 50g, mỡ lợn vừa đủ. Ngâm ngân nhĩ một giờ, bỏ tạp chất, cắt đầu, cuống rồi cắt nhỏ. Đường hòa nước cho vào nồi đun cháy hơi vàng, cho đỗ trọng vào nồi thêm nước, nấu 20 phút, lọc nước để riêng; lại thêm nước lạnh vừa đủ, đun tiếp 20 phút, lọc lấy nước thứ hai. Gộp 2 lần nước cho vào nồi, thêm ngân nhĩ, đun nhỏ lửa, hầm cho chín nhừ, thêm nước đường và mỡ lợn là được. Ăn, uống canh trong ngày. Công dụng: bổ can thận, mạnh lưng gối, đau đầu mắt mờ, ù tai.

Bài 3: Đỗ trọng 20g, xương sống lợn 100g, gia vị vừa đủ. Xương lợn bổ đôi bỏ màng, gân, cắt miếng, tỏi, gừng, hành cắt nhỏ. Đỗ trọng cho vào nồi nấu nước. Lấy nước đỗ trọng cho vào xoong, thêm ít rượu, muối, đường và xương lợn vào hầm một lúc cho thấm, rồi đặt chảo lên bếp đun dầu sôi, cho xương và tiêu, hành, gừng, tỏi xào chín là được. Ăn trong ngày. Công dụng: bổ can, thận, hạ huyết áp, trị đau lưng, mỏi gối, ù tai, suy nhược cơ thể.

Bài 4: Hoàng kỳ 30g, đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, đại táo 10 quả, thịt lợn nạc 100g. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi hầm cùng với thịt lợn thật nhừ, bỏ bã hoàng bá và đương quy; cho gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư bổ can thận, sáng mắt, tai hết ù.

Bài 5: Đỗ trọng 30g, ngưu tất 15g, xương sống lợn 500g, đại táo 4 quả, đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương lợn chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, cho gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn hằng ngày. Công dụng: bổ can thận, mạnh gân cốt, mắt sáng, tai thính.

Bài 6: Kỷ tử 30g, cúc hoa 10g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà hằng ngày. Công dụng: tư âm, bổ thận, sơ phong, thanh can, giáng áp, tai hết ù.

Bài 7: Nước gừng 1g, nước hành 3g, thạch xương bồ 20g, cỏ kim bồn 20g, giã nát thạch xương bồ và cỏ kim bồn vắt lấy nước hòa đều với nước gừng, nước hành, lấy nước đó nhỏ vào tai, mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Đỗ trọng
Bài 8: Sữa dê 500ml, sơn dược (hoài sơn, củ mài) 30g, đường vừa đủ. Sơn dược sao hơi vàng, tán bột mịn, sữa đun sôi, cho sơn dược và ít đường vào khuấy đều, chớm sôi là được. Ngày một thang, chia 2 lần sáng tối, uống nóng. Công dụng: ích khí bổ âm, nhuận vị, bổ thận, trị các chứng miệng khát, họng khô, lưng mỏi, gối đau, váng đầu, ù tai, tiểu ngắn mà vàng.

Bài 9: Gan bò 100g, câu kỷ tử 15g, gan bò rửa sạch, thái mỏng, chần qua nước sôi. Câu kỷ tử rửa sạch cho vào túi vải bỏ vào nồi nước đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa 30 phút, vớt túi câu kỷ tử ra, rồi đun lại tới sôi, cho gan bò vào đun tiếp cho chín gan. Ăn gan, hạt câu kỷ và uống nước canh. Công dụng: trị các chứng do can thận hư như ù tai, váng đầu, đau lưng, gối mỏi.

Bài 10: Thịt vịt 200g, hải sâm 50g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt vịt rửa sạch bỏ ruột, thái nhỏ; hải sâm ngâm nở, rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi đất cùng thịt vịt, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa 2 giờ, thịt chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công dụng: bổ can thận, ích âm, dưỡng huyết, trị váng đầu, ù tai.

Bài 11: Hạch đào nhân (quả óc chó) 30 – 50g, hạt dẻ 30 – 50g, đường trắng vừa đủ. Hạt dẻ sao chín, bóc vỏ, giã nát cùng với hạnh đào nhân, cho đường trộn đều, hòa nước sôi uống. Công dụng: bổ thận tinh, trị thận khí bất túc, các chứng thận hư như tai ù, tai điếc, lưng đau, gối mỏi, tóc khô, di tinh, xuất tinh sớm.

Bài 12: Cật hươu 2 quả, thịt lợn nạc 250g, nước luộc thịt, gia vị. Cật dê ngâm nước nóng 10 – 12 giờ, nước nguội thì thay nước nóng vài lần, bóc màng bọc trong ngoài, gân chằng, rửa sạch, thái từng thỏi. Thịt lợn rửa sạch, chần qua nước sôi, vớt ra, thái thỏi, cho thịt và cật vào nồi, cho nước luộc thịt, đun tới chín nhừ, cho gia vị, hạt tiêu bột, hành là được. Ăn làm 2 bữa sáng và tối. Công dụng: bổ thận tráng dương, thông nhĩ, trị thận hư, tai ù, điếc.

Bài 13: Sa uyên tử 12g, bong bóng cá 15 – 30g, dầu lạc, muối vừa đủ. Sa uyển tử rửa sạch, cho vào túi vải; bong bóng cá thái nhỏ, cho hai thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, nấu kỹ, cho dầu lạc, gia vị vào là được. Ăn bóng cá, uống canh. Công dụng: bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, sáng mắt, tai ù, tai nghễng ngãng, thận hư, lưng đau, tiểu đêm nhiều.

Bài 14: Cháo rễ rau cần: Rau cần cả rễ 120g, gạo lức 150g. Hai thứ trên đãi rửa sạch đổ vào nồi, cho 2 lít nước đun to lửa cho sôi, sau chuyển lửa nhỏ nấu thành cháo. Ngày ăn một lần, ăn liền 3 – 4 ngày. Công dụng: trị ù tai.

Lương y Minh Chánh

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?

Sẽ còn những ai đứng đằng sau ông Huỳnh Ngọc Sĩ ?
Phạm Viết Đào ( 11/21/2008 4:02:07 PM )
Vụ hối lộ Trưởng Ban Dự án Đại lộ Đông Tây cuối cũng rồi cũng lôi được ra ánh sáng; kẻ rồi đây sẽ ra vành móng ngựa chắc chắc sẽ là ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người đã nhận lót tay riêng vụ này 2,6 triệu USD, bằng 10 % trên tổng giá trị công trình…Đây là khoản tiền hối lộ được phía cơ quan chức năng Nhật Bản đưa ra; phải nói là nhờ sự công minh của bộ máy tư pháp của Nhật Bản mới nhanh chóng và minh bạch được như vậy. Vụ này nếu do các cơ quan tư pháp Việt Nam thụ lý thì chắc còn lâu lắm; dư luận vẫn còn phải dài cổ chờ vụ PMU 18, vụ Dự án 112, vụ tượng đài Điện Biên Phủ và nhiều vụ tiêu cực đã thành án nhưng đang “ xếp kho”…Sẽ đến bao giờ xử về tội tham nhũng, hối lộ của Bùi Tiến Dũng và những kẻ có liên quan, liên đới…; ( Vụ này mới xử tội đánh bạc của Bùi Tiến Dũng)…

Theo các phương tiện thông tin đại chúng thì: Dự án Đại lộ Đông Tây là dự án được Nhà nước Nhật Bản cấp vốn theo dạng ODA ( vay ưu dãi, tất nhiên vay thì phải trả); như vậy sự thất thoát trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang làm nhức nhối dư luận bấy lâu nay là điều có thật; nhưng thất thoát bao nhiêu và thất thoát như thế nào thì đó là một bài toán rất hiếm có lời giải. Vụ án hối lộ này là một bằng chứng nhãn tiến sau vụ PMU 18 cho thấy: một khoản tiến không nhỏ từ các dự án đầu tư nước ngoài, những khoản tiền này phần lớn của Nhà nước Việt Nam đi vay, hiện đã lên tới hàng trăm tỷ đang bị thất thoát, đang bị xà xẻo bởi những người tham gia quản lý nó.

Những nhà đầu tư Nhật bản xưa nay vẫn nổi tiếng về sự minh bạch, sòng phẳng, ngay thẳng trong quan hệ làm ăn tại quốc gia họ và trong các quan hệ hợp tác làm ăn với thế giới. Có như thế nền kinh tế Nhật mói vươn lên hàng thứ 2, thứ 3 thế giới, người Nhật mới giữ chữ tín cho quốc gia mình. Qua vụ các quan chức PCI hối lộ Trưởng Ban dự án Đại lộ Đông Tây, một dự án chỉ khoảng trên 20 km, với số tiền gần 30 triệu USD thế mà đã lót tay cho bên A là 2,6 triệu USD và sự cố sập cầu Cần Thơ trước đây chắc chắn đã làm chấn động dư luận nước Nhật, chấn động các cơ quan có trách nhiệm của đất nước mặt trời mọc và họ buộc phải ra tay. Khi người Nhật đã ra tay thì sẽ phân minh, sự nghiêm minh được xác lập. Có điều các cơ quan tư pháp Nhật chỉ chỉ ra kẻ đầu têu từ phía Việt Nam là ông Huỳnh Ngọc Sĩ; để nuốt trôi 2,6 triệu USD này chắc chắn một em học sinh lớp 1 của chúng ta cũng hiểu rằng: Một mình ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm sao nuốt trôi? Vậy thì sắp tới các cơ quan tư pháp Việt Nam sẽ phải làm tiếp, phải giải phẫu cái “khối u” tham nhũng này mà phía Nhật Bản không thể làm thay, không thể làm giúp. Nếu các cơ quan tư pháp Việt Nam bó tay, hoặc do nghiệp vụ hoặc do gì đó không lôi ra ánh sang các ngóc ngách mà những đồng tiền bẩn này đã chui vào, đã len vào chắc chắn trong các bộ máy công quyền Việt Nam thì chúng ta trước hết sẽ làm mất thể diện quốc tế của quốc gia mình. Bởi vì, bây giờ không còn con đường chối: cán bộ của chúng ta tốt lắm, chí công vô tư lắm và nếu như không tìm được kẻ đồng phạm với ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong vụ này thì cũng khó lòng thuyết phục được các em nhỏ đang hàng ngày ngồi trên ghê học câu: Cấn, kiệm, liêm, chính…

Đây là một dự án đấu thấu quốc tế; chắc chắn ngoài các nhà thầu Nhật Bản còn có các nhà thầu khác tham gia; vậy người ta đã phù phép như thế nào để PCI giành được gói thấu này qua mặt các nhà thầu khác mà không bị khởi kiện. Bởi vì, Việt Nam có Luật Đấu thầu, Nhật Bản có Luật cạnh tranh lành mạnh; dự án này chắc chắn chịu sự kiểm soát, điều chỉnh bới hai bộ luật này! Chính các quan chức PCI của Nhật Bản đã thừa nhận với Tòa án Nhật là họ đem tiền hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ để làm sai lạc kết quả đấu thầu, nhắm tạo cho PCI giành được gói thấu này? Vậy thì để tìm ra những kẻ đồng phạm với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, các cơ quan chức năng Việt Nam trước hết hãy phúc tra lại loại toàn bộ việc tổ chức đấu thầu này, rà lại toàn bộ bài thầu, các thủ tục, trình tự tổ chức đấu thầu Dự án Đại lộ Đông Tây…

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ là người ký hợp thức và trực tiếp nhận tiền; còn để đẩy trôi đươc bài toán ngụy trá này phải có một bộ máy đấu thấu gian tiếp tay cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ! Họ là những ai, nếu các cơ qua chức năng cần nhưng chuyên gia ngoài ngành khách quan giúp sức phanh phui ra vụ đấu thầu gian này, với kiến thức học mót của mình, người viết bài này sẵn sàng xin tham gia như một thứ “tình nguyện quân” để phúc tra lại bài thầu củ Dự án Đại lộ Đông Tây; tiền thù lao cho việc tham gia phúc tra này, tôi Phạm Viết Đào xin sẵn sàng biếu cho các địa chỉ từ thiện.

Việc tìm ra đươc bằng chứng của một cuộc đấu thấu gian là điều rất khó nhưng không thể không tìm ra. Tuần vừa qua chúng tôi có may mắn được tham gia một cuộc tập huấn về các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh trong các hoạt động đấu thấu do Cục cạnh tranh Bộ Công thương tổ chức tại Hải Phòng. Cuộc này do các chuyên gia của Cục cạnh tranh Hà Lan giảng bài cho thấy: Tìm ra được bằng chứng để kết tội các cuộc đấu thầu gian ngay đối với các chuyên gia Hà Lan cũng là một bài toán hóc hiểm. Với kinh nghiệm bản thân, tôi nói vui với các chuyên gia Hà Lan: Có khi chúng tôi phải truyền ngược lại kinh nghiệm cho các ông? Sự trí trá trong lĩnh vực đấu thầu, các nhà đầu tư Việt Nam vào loại “có sững có mỏ” của thế giới. Tại cuộc hội thảo này, tôi có đưa ra một vài ý kiến để tham vấn các chuyên gia Hà Lan về vụ án PCI…

Dư luận đang chờ đợi vụ án các quan chức PCI hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ không chỉ dừng lại các hình phạt đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ; nếu so sánh với các vụ án đã xử, nhận khoản tiền trên ông Sĩ xứng đáng bị khép vào hình phạt cao nhất. Dư luận đang theo dõi và mong rằng: vụ án không bị đấy sang chiều hướng xấu: ông Sĩ được nhào nặn thành một “con tốt” để đem ra thí? Hoặc vụ án bị khoanh lại để tránh tình trạng: Ném chuột sợ vỡ đồ quý!

Để làm tốt việc điều tra vụ án này, các cơ quan chức năng cần làm tốt việc bảo vệ: nhân chứng và vật chứng của vụ án!

Phạm Viết Đào
In bài
Trang trước
Đầu trang



Các ý kiến phản hồi (13)
Hoàng Hà (hoangha@yahoo.com)
Tham nhũng là giặc "nội xâm".Đã là giặc thì phải tìm mà diệt chứ.Theo cái lẽ phải ấy thì chỉ cần nghe phía Nhật họ nói monh manh về vụ án này thôi,lập tức cơ quan an ninh,cơ quan chống tham nhũng của VN phải lập tức điều tra chứ.Thế mà phải đợi phía bạn chuyển hồ sơ đầy đủ mới làm ?Thật không hiểu nổi.Vụ bà cán bộ Sứ quán Nam Phi bị nghi ngờ buôn lậu sừng tê kia cũng thế.Liệu cơ quan chức năng có làm?Hôm rồi một Đại biểu Quốc hội là linh mục trong phiên chất vấn có hỏi một câu đại ý rằng:Một quan chức cấp tỉnh mua nhà ở Hà Nội đến 20 tỷ liệu ta có khoanh lại đẻ xem xét?Câu hỏi quá thật thà và vì thật thà quá mà tất cả đều im lặng.Còn dân chúng bình thường thì hiểu ngay rằng "giăc" đó chứ đâu.Nếu thật sự muốn chống thì cơ quan có thẩm quyền liên hệ ngay với vị đại biểu kia...lần ra manh mối,xem xét thực hư.Chân lý vốn cụ thể và giản dị thế mà lạ sao ở VN mình nó phức tạp thế.Xin đừng vì "uy tín" của ai đó mà làm mất đi thanh danh của Tổ quốc.Xin đừng vì lợi ích của nhóm nhỏ mà mất đi quyền lợi cua nhân dân.Những ai có trách nhiệm phải biết xót xa như ông Đào ,như chúng tôi.

LeGiang (quocte@tuoitre.com.vn)
Tôi cảm thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ ông PVĐ. Nếu vụ việc được làm đến nơi đến chốn thì không chỉ giúp chúng ta thuyết phục các em nhỏ bài học về cần,kiệm, liêm chính, mà còn giúp cho chính những người đang là "công bộc của dân" một cách chân chính, đúng nghĩa lấy lại được niềm tin mà tiếp tục cống hiến.

David Cao (davidcao7681@yahoo.com)
Chi co nhung trang bao, bai bao nhu the nay moi thuc su la nhung ngoi but can thiet cho cong cuoc dau tranh voi cai ac, cai xau dang nhan nhan trong xa hoi nuoc ta. Toi xin kham phuc tac gia va trang bao da dung cam vi nghiep lon cua dan toc.

Nguyen Tat Hung (nguyentathung@hotmail.com)

Chi biet noi : Xin bai phuc



Phu Huynh (phhslop67@yahoo.com)

2,6 triệu USD là tiền do chúng ta mang nợ và con cháu chúng ta sẽ trả. Một sự thật sờ sờ ra như thế mà chẳng thấy nghe nhà văn nhà báo nào viết ra. May mà có Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã dám nói ra. Mong sao có nhiều nhà văn nhà báo như Phạm Viết Đào, có đại biểu QH như Nguyễn Minh Thuyết.



MinhHà (minhha62@yahoo.com)

Tham những ngày nay đã ăn sâu vào chính quyền, thậm chí công khai thách thức xã hội. Đã có nhiều vụ tham nhũng bị chìm xuồng hoặc được xử lý bởi sự lũng đoạn của một thế lực nào đó. Một em học sinh lớp một cũng hiểu : một mình ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm sao nuốt trôi 2,6 triệu USD ? Hy vọng vụ PCI này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ và những kẻ phạm tội sẽ bị xử lý thích đáng theo đúng pháp luật. Xin bày tỏ lòng kính trọng ông Phạm Viết Đào và ban biên tập hội nhà văn Việt Nam



Tuan Vu (abc123.europa@gmail.com)

Đúng là bài viết đăng được trên trang web của hội nhà văn "... để nuốt trôi 2,6 triệu USD này chắc chắn một em học sinh lớp 1 của chúng ta cũng hiểu rằng: Một mình ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm sao nuốt trôi?..", "Bởi vậy, nếu như không tìm được kẻ đồng phạm với ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong vụ này thì cũng khó lòng thuyết phục được các em về sự "vô tư". Văn vẻ tuyệt vời, như là chí sỹ Bắc hà.



nhà báo (nhabao@yahoo.com)

hoan hô báo hội nhà văn và ông Đòa. Nhưng nhớ viết đúng pháp luật , ko khéo lại bị xử như nhà báo Chiến thì dân buồn lắm



Nguyen Nghia (nnt.13979@gmail.com)

Cac ong da co co hoi de viet len nhung tac pham de doi ve boi canh nuoc VN hien tai cho con chau doi sau.Tac pham cua ong neu co, toi tin rang se la nhung tac pham lich su, nhung tu lieu qui de cac the he sau nay nhin ra ban chat cua the he lanh dao dat nuoc hien tai.Khi da nhin ra ban chat roi, dat nuoc VN se co co hoi vuon len nhanh hon, manh hon, tot dep hon.



congbang (nam_cuong_55@yahoo.com)

Khong chi dau thau, ma cac linh vuc khac con tram trong hon. Toi nghi giai doan nay ta chua lam duoc gi, hinh nhu thien dia nhan cho con nguoi duoc huong cong ly theo tung giai doan. Ong Dao co suy rat sau ve nhung quan he phuc tap hien nay. Nguoi gioi lam viec nay hien nay khong thieu, co bai bai, co chuyen mon, co kien thuc sau sac, nhung khong Thuong phuong bao kiem.



Ngọc Trang (mrscancel@yahoo.com.hk)

cám ơn ông Đào đã dũng cảm tiên phong trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Vấn nạn này ở nước ta đã đi xa quá sức tưởng tượng. Cán bộ là đầy tớ của dân mà lại đi ăn chặn như vậy thật không hiểu đạo đức để ở đâu?? Mong CHính phủ xử lý thật nghiêm túc để giữ niềm tin cho người dân.



FADEROVN (faderovn@yahoo.com)

Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Đào. Tuy nhiên, để làm cho vụ này ra ngô ra khoai thì chắc cũng sẽ khó khăn lắm đây.



Nguyễn Tuấn Tú (nguyentuantu@gmail.com)

Xin khâm phục sự can đảm của Ô. Phạm Viết Đào đã dám thay mặt nhân dân nêu lên câu hỏi then chốt này. Đồng thời cũng xin ngưỡng mộ sự can đảm của quý báo và các vị trong ban biên tập. Rất rất mong nước nhà đi đến giai đoạn trong sáng trong công vụ.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung

http://lopxahoihoc.com/viet/?p=9


Chiến tranh biên giới Việt-Trung
Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do “dạy cho Việt Nam một bài học” (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động, đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương.
Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.
Theo những nguồn tin khác thì Trung Quốc muốn đem Hoàng Văn Hoan về nước, lật đổ chính quyền Hà Nội và tiêu diệt phe chống Trung Quốc do ông Lê Duẩn lãnh đạo và lập nên chính phủ bù nhìn do Hoàng Văn Hoan đứng đầu.
Kế hoạch của Trung Quốc gồm ba giai đoạn
* Giai đoạn đầu (từ 17 đến 25 tháng 2): phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn.
* Giai đoạn hai (từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3): tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc.
* Giai đoạn cuối: bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút về vào ngày 16 tháng 3.
Tương quan lực lượng tham chiến
Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào lãnh thổ.
Diễn biến:
Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.
* Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
* Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.
* Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.
* Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
* Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.
Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.
Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.
Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.
Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979, do bị tổn thất nặng, không thể tiến quân tiếp tục, cộng với áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã gây thiệt hại nặng cho nhiều thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố đã “hoàn thành mục tiêu chiến tranh”, “chiến thắng” và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.
Kết quả cuộc chiến:
Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao …
Thương vong
Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1600 người bị bắt.
Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
Có những nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:
* Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị chủ lực ở Campuchia về tham chiến mà quân đội Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng nề và phải rút quân về nước.
* Về mặt chiến lược, Trung Quốc đã không thất bại hoàn toàn vì đã chứng minh được mối đe dọa lưỡng đầu thọ địch từ phía quân đội Liên Xô và quân đội Việt Nam sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung, 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Tranh chấp lãnh thổ biên giới
Có quan điểm cho rằng Trung Quốc đã lấn chiếm một số vùng đất của Việt Nam dọc theo biên giới Việt-Trung, trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan, rằng Việt Nam đã mất lãnh thổ sau cuộc chiến tranh biên giới này, dựa theo Hiệp ước Pháp-Thanh (hiệp ước hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc) ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1885 và ngày 26 tháng 6 năm 1887.
Theo Wikipedia

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

http://mohinhvn.org/forum/showthread.php?s=615eee5de3c5d7c83eb4044010ce7680&t=4244


Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Hôm nay lại nhận được 1 offline message của 1 cô bạn, nội dung thế này:

"Toàn thể nhân dân VN lên tiếng phản đối Trung Quốc về việc TQ vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam), trực tiếp quản lý ba quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN ... (TTO.). 2 quần đảo xa xôi thuộc lãnh thổ nước ta đến nay vẫn chưa thật sự được mọi người hiểu hết tầm quan trọng của nó và vẫn không có sự quan tâm rộng rãi >>> Chúng ta hãy cùng nhau có những hành động và đóng góp thiết thực để bảo vệ và xây dựng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu bạn là người VN & yêu nước => Hãy gởi tin nhắn này đến mọi người nhé !"

rồi thì ku Aca và le sy phuc an : "Hiện nay tren Google Earth, toan bộ quần đảo Hoang Sa và Truờng Sa đều đựoc ghi chú của Trung Quốc bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Không mot ghi chu nao co sự hiện diện của Việt Nam ở đó cả. Đây là một am muu tham độc của bọn bành truớng. Cau hỏi đặt ra là thật sự chúng ta đã mấtt phần lớn vào tay Trung Quốc? Hay nhà cung cấp Google vô tình hoặc cố ý ghi chú như vậy? Hay loan tin tạo áp lực buộc Google phải gỡ bỏ các ghi chú ngay nếu không chúng ta phải cùng nhau tẩy chay cac dịch vụ của nhà cung cấp này. Vi tổ quốc các bạn hãy loan tin!

(Xin mời đọc lại bài về Hoàng Sa-Trường Sa trên blog của Điền Phan nhé, có trong phần highlighted posts đó!).

Cảm thấy rất ngạc nhiên, vì các cô gái thì không thường quan tâm đến vấn đề chính trị cho lắm. Do đó quyết tâm viết cho xong bài này.

*******

Tình hình và nguyên nhân

Sau chiến tranh Việt Nam (1975), Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Chính phủ Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ đã nhiều lần đột kích, xâm lấn lãnh thổ và tàn sát đồng bào Việt Nam tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ huy động 10 sư đoàn đồng loạt tấn công xâm lược Việt Nam. Sau đó, quân đội Việt Nam đã phản công, đánh bật quân Khmer Đỏ ra khỏi Việt Nam và bắt đầu tiến sang Campuchia để tiêu diệt chế độ này.

Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động, đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương.

Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.

*******

Tương quan lực lượng tham chiến

Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[1] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên.

Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện[2]. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.

*******

Diễn biến

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

* Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
* Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.
* Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.
* Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
* Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.

Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.

Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.

Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.

*******

Kết quả cuộc chiến

Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao...

Thương vong

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.

Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.

Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Có những nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:

* Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị chủ lực ở Campuchia về tham chiến mà quân đội Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng nề và phải rút quân về nước.

* Về mặt chiến lược, Trung Quốc đã không thất bại hoàn toàn vì đã chứng minh được mối đe dọa lưỡng đầu thọ địch từ phía quân đội Liên Xô và quân đội Việt Nam sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung, 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

PS: cái này đc lụm từ entry của 1 thèng em, Hana cảm thấy bài viết này rất hay và đã xin phép nó đem dzia đây!!!
__________________

KO Power.....
Speed.....
Technique.....
Combinations.....
This is K-1 World Max

Injuries.....
Defeats.....
Never give up.....Come back stronger
:-/


The Following 9 Users Say Thank You to Hanakith For This Useful Post:
achym, AK74-U, Erwin Rommel, Haintz, Hayabusa, krist, MIG pilot, miomax, twin snakes

Hanakith
View Public Profile

Send a private message to Hanakith

Visit Hanakith's homepage!

Find all posts by Hanakith

#2
01-11-2008, 12:44 AM


MIG pilot
Chuẩn úy

Join Date: Oct 2006
Posts: 122
Thanks: 87
Thanked 131 Times in 41 Posts



phim tài liệu - battle of Cao Bang
________________________________________
phim tài liệu của TQ năm 1979 . sao nó đông như kiến vậy nhỉ? giá gì lúc ấy VN có B52

http://video.google.com/videoplay?do...arch&plindex=0

phim thứ nhì coi xong mót tè quá chỉ có bọn cầm quyền bắc kinh mới nghĩ những chuyện bịp bợm cực kỳ phản động như vậy

http://video.google.com/videoplay?do...50925068481674
cách dàn dựng phim cũng giống phim "giải phóng saigon" quá nhỉ?
________________________________________
Last edited by Drannack; 01-11-2008 at 07:25 PM.


MIG pilot
View Public Profile

Send a private message to MIG pilot

Find all posts by MIG pilot

#3
01-11-2008, 11:47 AM

csx2002
.:: Staff ::.

Join Date: Aug 2007
Location: HN-50% SG-50%
Posts: 271
Thanks: 272
Thanked 207 Times in 84 Posts



Chà chà, đề tài càng lúc càng nhạy cảm :D :D :D
Hồi năm 1979 em còn bé đang ở LS, đang buổi sáng yên tĩnh thì nghe rầm rầm rồi bà nội cho lên quang gánh chạy về đến Bắc Giang xong lên tàu về HN đấy các bác ... ít ra cũng là nhân chứng của 1 ít lịch sử kekeke
Em vẫn còn nhớ cảnh đoàn người gồng gánh chạy đến ga tàu, cái tàu hơi nước mù mịt, lên đó thì nhồi nhét đủ thứ nữa ...
Bây giờ bác nào lên LS chơi thì vẫn thấy cầu Kỳ Lừa nổi tiếng, nhưng lưu ý đấy là cầu Kỳ Lừa made by USSR nhé. Cầu xịn thì bị bộ đội ta phá tan rồi, hồi đó phá hoại quá đà lắm, cả động Tam Thanh cũng bị phá rồi đổ cho TQ, cái động TT bây giờ chỉ còn đẹp = 1/10 ngày xưa thôi ... em còn nghe nói 1 số làng bản người dân tộc ko phải bị TQ nó thịt đâu ... hehe các bác tự hiểu lấy.
Hồi những năm 80x có nhiều lần đặc công mình còn sang tận Bằng Tường, Nam Ninh đặt mìn, ám sát, phá hoại v.v. đủ trò ... đáng tiếc những chiến công này chưa được công bố, chắc cũng không kém gì biệt kích SAS trong ww2 đâu.
__________________
Khi bạn đang cười, ở đâu đó có người đang khóc. Khi bạn đang hạnh phúc, ở đâu đó có những mảnh đời bất hạnh. Hãy hài lòng với những gì bạn có. Hãy bỏ qua mọi hận thù và sống bằng tình yêu thương


The Following User Says Thank You to csx2002 For This Useful Post:
Hayabusa

csx2002
View Public Profile

Send a private message to csx2002

Find all posts by csx2002

#4
01-12-2008, 12:06 AM


MIG pilot
Chuẩn úy

Join Date: Oct 2006
Posts: 122
Thanks: 87
Thanked 131 Times in 41 Posts



Quote:
Originally Posted by csx2002
Hồi những năm 80x có nhiều lần đặc công mình còn sang tận Bằng Tường, Nam Ninh đặt mìn, ám sát, phá hoại v.v. đủ trò ... đáng tiếc những chiến công này chưa được công bố, chắc cũng không kém gì biệt kích SAS trong ww2 đâu.
tiếc quá nhỉ, những chiến công hào hùng như thế mà không được tuyên dương và nhắc nhở
Attached Thumbnails

________________________________________
Last edited by MIG pilot; 01-12-2008 at 02:08 AM.


The Following 2 Users Say Thank You to MIG pilot For This Useful Post:
achym, twin snakes

MIG pilot
View Public Profile

Send a private message to MIG pilot

Find all posts by MIG pilot

#5
01-12-2008, 06:04 AM


Pham Minh Tuan
THÀNH VIÊN TI... CỰC

Join Date: Sep 2005
Location: Gò Vấp - Tp.HCM
Posts: 2,256
Thanks: 701
Thanked 575 Times in 255 Posts



Quote:
Originally Posted by MIG pilot
tiếc quá nhỉ, những chiến công hào hùng như thế mà không được tuyên dương và nhắc nhở



Chắc cái mặt Liễu Thăng, Hoằng Thao cũng giống cái mặt thằng này.



Tạm thời nén lòng mà "hữu hảo" đã, đợi khi mình mạnh lên thì......
__________________
ĐỊCH TẤN CÔNG MÃNH LIỆT TA CHỐNG TRẢ ĐIÊN CUỒNG



The Following 3 Users Say Thank You to Pham Minh Tuan For This Useful Post:
achym, Hanakith, MIG pilot

Pham Minh Tuan
View Public Profile

Send a private message to Pham Minh Tuan

Find all posts by Pham Minh Tuan

#6
01-13-2008, 03:25 AM


Hanakith
.:K-1 FAN:.

Join Date: Mar 2005
Location: Altar of Shame
Posts: 922
Thanks: 187
Thanked 137 Times in 83 Posts



Quote:
Tạm thời nén lòng mà "hữu hảo" đã, đợi khi mình mạnh lên thì......
theo em thì chắc là ko bao giờ cả, vì theo suy luận logic thì cái nhỏ ko thể thắng cái lớn, yếu ko thể thắng mạnh. Bác Tuấn học võ chắc cũng biết chênh lệch thể trạng quá nhiều thì cũng ko thể dùng kĩ thuật bù đắp được. Mà cứ theo cái vòng quay tự nhiên thì cái cũ sẽ bị thay thế bởi cái mới hợp lý hơn, biết đâu vài trăm năm nữa mấy đứa nhỏ bọn nó đọc sách Lịch sử thế giới, trong đó có 1 đoạn viết thế này : " Cách đây 400 năm, trên bán đảo Đông Dương có 1 quốc gia tên VN, nơi đó 1 dân tộc vô cùng mạnh mẽ sinh sống, đặc điểm của dân tộc này là thích chiến đấu, đánh nhau cả 1000 năm chưa chán, sau này lại anh em quay lại đánh với nhau cho bằng thích, và cuối cùng là dù nhỏ nhoi nhưng dân tộc Việt ko hề biết sợ, quyết chứng minh cho thế giới biết mình đây gan lì cóc tía,dám bật tay đôi với 1 thằng khổng lồ Tung_Của_dẫn_mỉnh-tung_khở_của với hi vọng sẽ giống như David defeated Goliad và cuối cùng là ..............sau đâu là hình ảnh 1 số di chỉ khảo cổ chứng tỏ sự tồn tại của VN ở vị trí X tọa độ Y."

Xin đừng đánh em tội nghịp :)
__________________

KO Power.....
Speed.....
Technique.....
Combinations.....
This is K-1 World Max

Injuries.....
Defeats.....
Never give up.....Come back stronger
:-/


The Following 2 Users Say Thank You to Hanakith For This Useful Post:
achym, Pham Minh Tuan

Hanakith
View Public Profile

Send a private message to Hanakith

Visit Hanakith's homepage!

Find all posts by Hanakith

#7
01-13-2008, 06:17 AM


Pham Minh Tuan
THÀNH VIÊN TI... CỰC

Join Date: Sep 2005
Location: Gò Vấp - Tp.HCM
Posts: 2,256
Thanks: 701
Thanked 575 Times in 255 Posts



He he... chỉ là không sợ nó nữa thôi chứ dại cỡ nào thì dại cũng chẳng ai đi gây sự với nó. Hình như chỉ vì quá dũng cảm, khá nhiều dân tộc trên thế giới đã biến mất. Ngay như người Do Thái tài ba như thế mà cũng bị La Mã lưu đầy và hủy diệt, VN là cái nghĩa lý gì!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
__________________
ĐỊCH TẤN CÔNG MÃNH LIỆT TA CHỐNG TRẢ ĐIÊN CUỒNG

________________________________________
Last edited by Pham Minh Tuan; 01-13-2008 at 06:59 AM.


The Following User Says Thank You to Pham Minh Tuan For This Useful Post:
MIG pilot

Pham Minh Tuan
View Public Profile

Send a private message to Pham Minh Tuan

Find all posts by Pham Minh Tuan

#8
01-13-2008, 06:48 AM


Hanakith
.:K-1 FAN:.

Join Date: Mar 2005
Location: Altar of Shame
Posts: 922
Thanks: 187
Thanked 137 Times in 83 Posts



Ấy thế mà nhiều chiến sĩ của 4room vẫn cứ hăng hái " đánh ....đánh....đánh " khi được hỏi " nên hòa hay nên đánh " thật ko khác chi hội nghị Diên Hồng năm xưa mấy chi cả.

Ko khéo đánh nhau lại chết vài triệu chiến sĩ bi giờ, đảo thì chưa chắc lấy được chứ người thì chít là cái chắc. Các chí sĩ làm ơn đừng có suy nghĩ ngây thơ như dùng sĩ khí và lòng yêu nuớc gì gì đó, cùng lòng tự hào đã thấm uớt đẫm :) cả ngàn năm Thăng long văn hiến để càn lại xe tank và máy bay của Khựa.Em thật sợ khi nghĩ đến hồi nhỏ cái cảnh đứng xếp hàng chờ mua gạo phiếu, pó tay. Đánh nhau thì ko còn net cho các pác lên net tán phét, mấy em nó cắm game online đâu, chỉ có cuốc đất thôi.

Nam mô, bác nào úynh em là em trốn luôn :)
__________________

KO Power.....
Speed.....
Technique.....
Combinations.....
This is K-1 World Max

Injuries.....
Defeats.....
Never give up.....Come back stronger
:-/


The Following User Says Thank You to Hanakith For This Useful Post:
MIG pilot

Hanakith
View Public Profile

Send a private message to Hanakith

Visit Hanakith's homepage!

Find all posts by Hanakith

#9
01-16-2008, 11:17 PM


MIG pilot
Chuẩn úy

Join Date: Oct 2006
Posts: 122
Thanks: 87
Thanked 131 Times in 41 Posts



Việt Nam bất lực trước sự gây hấn của Trung Quốc
________________________________________
hải quân nhân dân giải phóng Trung Quốc đã hung hãn khiêu khích và đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam và làm thiệt mạng 10 người ngư dân vô tội VN .....


Phú Yên: Chìm tàu, 10 thuyền viên mất tích
15:21' 16/01/2008 (GMT+7)

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/01/764398/

(VietNamNet) - Ngày 14/1, một chiếc tàu lạ đã tông chìm tàu đánh cá PY 91234-TS của Phú Yên, đến nay vẫn chưa tìm kiếm được nạn nhân nào.

Sáng 16/1, Đại tá Nguyễn Trúc Thơm - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên cho biết: Vào lúc 11 giờ ngày 14/1, chiếc tàu cá số hiệu PY 91234-TS do ông Nguyễn Văn Gọi, sinh năm 1976 ở khu phố 6, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa làm thuyền trưởng trong lúc đang hành nghề lưới cảng đã bị một tàu lạ tông chìm.


Vào thời điểm trên, chiếc tàu này đang ở tọa độ 120 50’ vĩ độ Bắc và 1090 40’ kinh độ Đông, cách mũi Đại Lãnh thôn Vũng Rô xã Hoà Xuân Nam huyện Đông Hoà (Phú Yên) về phía đông nam khoảng 80 hải lý, tức khoảng 140km.

Qua xác minh của Đồn biên phòng 352 (Phú Lâm - TP. Tuy Hoà) có 10 thuyền viên trên tàu đã bị mất tích. Đã xác minh được danh tính 8 người gồm có 4 ngư dân ở khu phố 6, phường Phú Lâm gồm Nguyễn Văn Gọi, Nguyễn Văn Điện, Nguyễn Kỳ Mẫn và Dương Trung, 3 ngư dân ở Phú Lạc xã Hoà Hiệp Nam là Mai Xuân Phương, Đào Văn Xoan và Trần Vương, 1 ngư dân ở Phú Thọ 3 xã Hoà Hiệp Trung là Võ Trương. 2 ngư dân còn lại ở xã An Chấn chưa xác định được danh tính.


BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, do thời tiết trên biển rất xấu, cho nên khi bị nạn chiếc tàu này không gọi được về đất liền, chỉ phát tín hiệu kêu cứu đến Trạm tìm kiếm cứu nạn trên biển - Trường Sa MRSC. Đến 9 giờ 30 ngày 15/1, Trạm tìm kiếm cứu nạn trên biển - Trường Sa MRSC mới thông báo cho BCH Biên phòng Phú Yên biết.

Bị nạn trong lúc đang hành nghề ở khu vực này còn có 3 chiếc tàu khác chưa xác định được số hiệu. Sau khi phát hiện tàu ông Nguyễn Văn Gọi bị tông chìm, các tàu này đã tổ chức tìm kiếm nhưng không có kết quả do thời tiết xấu và vùng biển có tàu bị nạn nước chảy xiết. Hiện 3 tàu này đã chạy về cảng Cam Ranh tránh áp thấp.

Theo BCH Bộ đội Biên phòng Phú Yên, do cửa sông Đà Rằng nước cạn và có sóng to nên không thể điều động tàu của Hải đội 2 làm nhiệm vụ cứu nạn. Cũng trong chiều hôm qua, Bộ Quốc phòng đã điều động máy bay trực thăng cứu nạn đến vùng biển có tàu bị nạn để quan sát, phát hiện nhưng đến trưa nay vẫn chưa tìm thấy các nạn nhân.

Sáng 16/1, trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Trúc Thơm - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương đến từng gia đình có người gặp nạn để động viên an ủi. Đồng thời báo cáo về Bộ Tư lệnh Biên phòng và các ngành chức năng tìm kiếm, đồng thời điều tra làm rõ vụ tai nạn này.

Qua xác nhận của Biên phòng Phú Yên các thuyền viên trên tàu đều có bảo hiểm. Tuy nhiên, chiếc tàu này lại không đóng bảo hiểm.


Trình Kế