Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

Ba người trẻ đầu tư mạo hiểm

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=65959&ChannelID=7

http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Dau-tu-tren-Con-nguoi-va-Y-tuong/20583413/217/

http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/IDG-Ventures-Viet-Nam-dau-tu-2-trieu-USD-cho-VC/20749746/217/

http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ba-nguoi-tre-dau-tu-mao-hiem/40065959/275/



Ba người trẻ đầu tư mạo hiểm


Nguyễn Bảo Hoàng là tổng giám đốc của một quĩ đầu tư mạo hiểm lớn nhất nhì VN, có tổng vốn đầu tư lên đến 10 triệu USD: Quĩ IDG Ventures VN (ra đời từ tháng 7-2004).

Thách thức lớn nhất đối với Hoàng là phải săn những ý tưởng kinh doanh độc đáo và những dự án chất lượng để thực hiện kế hoạch giải ngân nguồn vốn 20 triệu USD trong năm 2005.

Đại học Northwestern (Mỹ) là nơi vị tổng giám đốc 33 tuổi này vừa lấy bằng bác sĩ vừa lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Anh cũng là cựu sinh viên Đại học Harvard và đã tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc. Nay với vai trò là người ra các quyết định đầu tư trị giá hàng triệu USD trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại xem ra công việc của Hoàng không đơn giản chút nào. “Cái khó là khoảng cách giữa các DN VN và các quĩ đầu tư vẫn còn khá xa” - Hoàng tâm sự.

Quả thật, với DN VN, đầu tư mạo hiểm vẫn là một khái niệm rất mới. Trong nửa đầu thập niên 190, tám quĩ đầu tư mạo hiểm đã xuất hiện tại VN. Tất cả đều do người nước ngoài quản lý, tập hợp nguồn vốn đầu tư ngoài VN và được niêm yết trên các thị trường chứng khoán nước ngoài. Thế nhưng, họ đến nhanh và đi cũng rất nhanh, vì vậy số bạn trẻ VN được cọ xát trong ngành đầu tư mạo hiểm gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Ba nguoi tre dau tu mao hiem
Phạm Uyên Nguyên (trái) trong vai trò là thành viên hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kem Kido"s, một ví dụ về việc chuyển lỗ thành lời
Phạm Uyên Nguyên (tốt nghiệp MBA tại Singapore và Mỹ) chỉ chính thức gia nhập lĩnh vực đầu tư mạo hiểm khi Quĩ Vietnam Opportunities Fund (VOF) được thành lập vào tháng 11-2003. Với chức vụ giám đốc điều hành Công ty VinaCapital, đơn vị đang quản lý Quĩ VOF, công việc của Nguyên chủ yếu diễn ra trên bàn đàm phán.

Đàm phán mua cổ phần ở những DN ăn nên làm ra, mua cổ phần ở những DN kém hiệu quả nhằm tái cấu trúc, thậm chí mua lại toàn bộ DN thua lỗ để làm lại từ đầu. Nguyên giải thích: “Không đơn thuần rót vốn mua cổ phiếu hoặc cấp một khoản vay ngân hàng, chúng tôi phải trợ giúp DN nhận đầu tư trong việc xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng bán hàng và marketing, cải thiện công tác quản lý tài chính, thâm nhập thị trường nước ngoài...”. Chính vì vậy, theo Nguyên, mấu chốt sự thành công của các quĩ đầu tư chính là tạo dựng được lòng tin trong các DN để họ “mở lòng” đón nhận sự hỗ trợ của quĩ đầu tư như một đối tác chiến lược từ bên ngoài.

Ba nguoi tre dau tu mao hiem
Đỗ Sông Hồng
Từ tháng 6-2004, quĩ đầu tư không còn là lĩnh vực hoạt động “độc tôn” của DN nước ngoài bởi sự xuất hiện của Quĩ đầu tư chứng khoán VN (VF1) - huy động vốn phần lớn từ trong nước. Cái tên Đỗ Sông Hồng cũng chính thức xuất hiện trong giới tài chính chứng khoán từ đó. Đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận đầu tư của Công ty Quản lý quĩ đầu tư (VFM), đơn vị đang quản lý Quĩ VF1.

Một ngày làm việc của cô gái sinh năm 1975 này chính thức bắt đầu vào 9 giờ sáng khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa. “Có thể nói làm việc ở đây sức ép khá nặng nề, bởi vì tôi đang ra các quyết định đầu tư bằng tiền của người khác. Gặt hái được rất nhiều thành công nhưng cũng có lúc thất bại. Đó là khi từ những thông tin thu thập được, chúng tôi đã không tìm ra được “lỗi” của DN, sau đó rót vốn vào. DN làm ăn ngày càng xuống dốc, giá cổ phiếu tụt dần, buồn lắm chứ!” - Hồng bộc bạch.

Có hai cách sửa sai khi gặp “trục trặc kỹ thuật” trong đầu tư. Theo Hồng, có thể bán cổ phiếu “bỏ chạy” khi gặp giá tốt nhất, nhưng cách sửa sai hay hơn là cùng ngồi lại với DN, bàn cách tái cấu trúc hoạt động. “Tôi đã quyết định chọn cách thứ hai, mặc dù công việc này khó hơn, tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều” - cô gái đã tốt nghiệp cao học tài chính tại Trường đại học Golden Gate (Mỹ) tự tin nói.

NHƯ HẰNG


"Đầu tư trên Con người và Ý tưởng"


Đúng như dự đoán, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) sẽ đầu tư sớm vào một công ty viễn thông . Mới đây, công ty này đã tuyên bố sẽ đầu tư vào Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải pháp Không dây (MSS). Trao đổi của e-CHIP Mobile với Tổng Giám đốc IDGVV Nguyễn Bảo Hoàng về hướng đầu tư trong tương lai đối với lĩnh vực viễn thông di động của VN.

Thưa ông, điều gì đã khiến IDGVV quyết định đầu tư vào MSS, vào lĩnh vực vốn đã và đang có tới hàng chục doanh nghiệp khai thác?

Không có nhận xét nào: