http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=225105&ChannelID=205
Thứ Sáu, 19/10/2007, 03:03 (GMT+7)
Tư vấn du học
Ngành hospitality
TT - Em nghe nói rất nhiều về ngành học hospitality, xin giải thích rõ về ngành nghề này. Có người nói đó là ngành quản trị khách sạn và du lịch, có người nói dịch như vậy là chưa chính xác. Tương lai về sự phát triển của ngành nghề này?
- Hospitality là ngành học liên quan đến dịch vụ khách hàng. Khi có kiến thức và bằng cấp của một khóa học hospitality, bạn có thể làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến dịch vụ khách hàng. Xin liệt kê những ngành nghề mà các bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp ngành học này:
Dịch vụ khách sạn và nhà hàng; ngành công nghiệp thực phẩm; điều hành và quản lý du lịch; quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí; báo chí; các ngành dịch vụ; giáo dục (dạy học trong ngành hospitality); các ngành nghề có liên quan đến sức khỏe (các bệnh viện, trung tâm điều dưỡng); kể cả các ngành nghề không liên quan như ngân hàng, công nghệ... (tại bộ phận dịch vụ khách hàng và tổ chức sự kiện).
Nói tóm lại, nơi nào có bộ phận dịch vụ khách hàng, nơi đó cần đến những nhân viên đã được học và có kiến thức về ngành hospitality.
Quản trị nhà hàng và khách sạn chỉ là một chuyên ngành trong ngành học hospitality (dịch vụ khách hàng).
Như bạn đã thấy, hầu như mọi công ty và mọi tổ chức đều cần đến bộ phận dịch vụ khách hàng nên khi tốt nghiệp ngành học này bạn có cơ hội lựa chọn công việc và chỗ làm rất đa dạng.
Theo thống kê của Hiệp hội Các tổ chức du lịch thế giới, riêng ngành quản trị khách sạn, nhà hàng và du lịch (chưa bao gồm các ngành nghề khác) đã cung cấp 689,2 triệu việc làm trên thế giới (năm 2001) và dự báo sẽ cung cấp 1,56 tỉ việc làm vào năm 2020. Qua đó có thể thấy cơ hội và khả năng phát triển của những ai theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Ngoài ra, đây là ngành nghề mà bạn có thể quyết định theo đuổi ở bất kỳ độ tuổi nào trong cuộc đời mình. Đây cũng là một trong những xu hướng đang diễn ra không chỉ ở VN mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới.
NGUYỄN THANH BÌNH
(Công ty Quốc Anh IEC, TP.HCM)
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008
Orion - Hanel sẽ tuyên bố phá sản
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=294552&ChannelID=11
Thứ Sáu, 26/12/2008, 08:37 (GMT+7)
Orion - Hanel sẽ tuyên bố phá sản
TT (Hà Nội) - Orion - Hanel, liên doanh giữa VN và Hàn Quốc chuyên sản xuất đèn hình và phụ kiện cho tivi, máy tính với thời hạn hoạt động 50 năm tính từ 1993, sẽ tuyên bố phá sản vào tháng này sau nhiều năm dẫn đầu ngành sản xuất điện tử của Hà Nội.
Các doanh nghiệp điện tử VN cần rút ra bài học từ vụ phá sản của Orion - Hanel. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khuyến cáo như vậy tại hội thảo tổng kết ngành điện tử - viễn thông sau hai năm VN vào WTO, diễn ra ở Hà Nội ngày 25-12.
Orion - Hanel đã đưa ra quyết định mở rộng hoạt động sản xuất đèn hình màu trong bối cảnh thị trường tivi xuất hiện sự thoái trào của công nghệ này với sự thay thế của dòng LCD và Plasma, cộng với suy thoái kinh tế, khiến khó khăn của Orion - Hanel tăng thêm bội phần và không thể tháo gỡ.
Từ trường hợp Orion - Hanel, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói các doanh nghiệp VN không nên duy trì y hệt chiến lược cũ trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp cần “tự cứu mình, chủ động đối phó tình hình”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng hiện các mặt hàng điện tử VN đang cạnh tranh không cân xứng với hàng Trung Quốc. “Theo tôi biết, Trung Quốc đang tập kết hàng không xuất đi EU và Mỹ được vì suy thoái kinh tế ở các thị trường này. Có thể hàng đó sẽ đổ bộ vào VN. Nếu vậy, thiệt hại sẽ không nhỏ”.
HƯƠNG GIANG
Thứ Sáu, 26/12/2008, 08:37 (GMT+7)
Orion - Hanel sẽ tuyên bố phá sản
TT (Hà Nội) - Orion - Hanel, liên doanh giữa VN và Hàn Quốc chuyên sản xuất đèn hình và phụ kiện cho tivi, máy tính với thời hạn hoạt động 50 năm tính từ 1993, sẽ tuyên bố phá sản vào tháng này sau nhiều năm dẫn đầu ngành sản xuất điện tử của Hà Nội.
Các doanh nghiệp điện tử VN cần rút ra bài học từ vụ phá sản của Orion - Hanel. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khuyến cáo như vậy tại hội thảo tổng kết ngành điện tử - viễn thông sau hai năm VN vào WTO, diễn ra ở Hà Nội ngày 25-12.
Orion - Hanel đã đưa ra quyết định mở rộng hoạt động sản xuất đèn hình màu trong bối cảnh thị trường tivi xuất hiện sự thoái trào của công nghệ này với sự thay thế của dòng LCD và Plasma, cộng với suy thoái kinh tế, khiến khó khăn của Orion - Hanel tăng thêm bội phần và không thể tháo gỡ.
Từ trường hợp Orion - Hanel, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói các doanh nghiệp VN không nên duy trì y hệt chiến lược cũ trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp cần “tự cứu mình, chủ động đối phó tình hình”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng hiện các mặt hàng điện tử VN đang cạnh tranh không cân xứng với hàng Trung Quốc. “Theo tôi biết, Trung Quốc đang tập kết hàng không xuất đi EU và Mỹ được vì suy thoái kinh tế ở các thị trường này. Có thể hàng đó sẽ đổ bộ vào VN. Nếu vậy, thiệt hại sẽ không nhỏ”.
HƯƠNG GIANG
Cơ hội lớn cho hàng Việt vào Nhật


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=294548&ChannelID=11
Thứ Sáu, 26/12/2008, 08:08 (GMT+7)
Cơ hội lớn cho hàng Việt vào Nhật
Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone (trái), Bộ trưởng Thương mại và kinh tế Nhật Bản Toshihiro Nikai (phải) và Bộ trưởng Bộ Công thương VN Vũ Huy Hoàng (giữa) tại lễ ký hiệp định - Ảnh: AFP/TTXVN
TT - Hiệp định đối tác kinh tế VN - Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức được ký kết. Rất nhiều mặt hàng VN vào Nhật thuế suất đã được giảm còn 0%, thị trường Nhật đang rộng mở cho hàng Việt.
Ông TRẦN QUỐC KHÁNH, vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương (phó trưởng đoàn đàm phán Chính phủ), cho biết:
- Trên phương diện kinh tế, cùng với những thỏa thuận về thương mại và đầu tư trước đó, Hiệp định VJEPA sẽ góp phần tạo nên một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, ổn định, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại - đầu tư của doanh nghiệp hai bên.
Trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, việc ký kết Hiệp định VJEPA chắc chắn sẽ góp phần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi bên và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
* Nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thâm nhập thị trường Nhật sẽ rất lớn đối với hàng nông thủy sản VN, bởi nhóm mặt hàng này phía Nhật sẽ mở đến 86% cho VN, cụ thể như thế nào?
- Mở cửa hơn nữa thị trường cho nông sản xuất khẩu là một trong các lợi ích lớn nhất mà VN thu được từ Hiệp định VJEPA. Theo hiệp định, Nhật Bản sẽ giảm thuế về 0% cho 86% giá trị xuất khẩu nông sản từ VN sang Nhật Bản, trong đó 70% sẽ được thực hiện ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây là mức mở cửa thị trường cao nhất mà Nhật Bản cam kết với một nước ASEAN.
Trong số 30 mặt hàng nông sản mà VN có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Nhật Bản, 23 mặt hàng sẽ được hưởng mức thuế 0% trong vòng tối đa 10 năm. Nhiều mặt hàng ta có thế mạnh như tôm, cua, mật ong, sầu riêng, vải... sẽ được Nhật Bản giảm thuế nhiều hơn so với các nước ASEAN khác.
Sắp tới vải thiều sẽ được xuất khẩu sang Nhật - Ảnh: N.C.T.
* Mặc dù thuế giảm nhưng để đưa được hàng nông thủy sản vào Nhật sẽ không đơn giản chút nào do phía bạn luôn đặt ra các rào cản kỹ thuật rất khắt khe. Hai nước có thỏa thuận nào để hàng VN có thể vào Nhật dễ dàng hơn?
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Nhật Bản được áp dụng chung cho hàng hóa của mọi quốc gia, không riêng gì hàng hóa của ta. Nhận thức rõ yêu cầu của thị trường, lưu ý tới thực trạng hàng hóa của ta, bên cạnh các cam kết về cắt giảm thuế, ta và Nhật Bản đã thảo luận các chương trình hợp tác nhằm nâng cao năng lực cho VN trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm (SPS).
Hiệp định có hẳn một chương riêng về hợp tác SPS, theo đó Nhật Bản sẽ hỗ trợ VN thành lập một trung tâm SPS để nâng cao năng lực kiểm định, kiểm dịch cho VN. Ngoài ra, Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiếp tục thảo luận về việc hai bên từng bước công nhận tiêu chuẩn của nhau, tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại nông sản giữa hai nước.
* Được biết mặt hàng gạo không được đưa vào đàm phán trong hiệp định nên mức thuế và các hàng rào kỹ thuật vẫn không thay đổi, vì sao vậy?
- Không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các nước đã ký EPA với mình, Nhật Bản chưa bao giờ cam kết giảm thuế cho mặt hàng gạo. Nói chung, mỗi quốc gia đều có những lĩnh vực nhạy cảm riêng, ta cũng vậy mà bạn cũng vậy. Tuy nhiên, với mặt hàng gạo, các doanh nghiệp VN vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu sang thị trường này theo các điều kiện thương mại thông thường.
Bộ trưởng Bộ Công thương VN Vũ Huy Hoàng (trái) và Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone trao đổi văn kiện sau khi ký Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước - Ảnh: TTXVN
* Nội dung hiệp định có đề cập vấn đề di chuyển thể nhân, trong đó phía Nhật chỉ chấp nhận lao động VN ở một phạm vi hẹp, với nhiều điều kiện khó như: với nghề y tá, lao động VN phải có chứng chỉ quốc gia về y tá của Nhật Bản thì mới được làm việc và hưởng lương như người bản địa. Điều này hoàn toàn ngược lại với Philippines, thưa ông?
- Phía Nhật hiểu nhu cầu của VN trong việc đưa y tá và điều dưỡng viên sang Nhật Bản làm việc lâu dài. Tuy nhiên, do điều kiện của ta có khác so với một số nước ASEAN khác (chưa có tiêu chuẩn quốc gia và hệ thống cấp chứng chỉ quốc gia về hành nghề y tá, chưa có truyền thống cử y tá sang làm việc tại các nước phát triển) nên cách tiếp cận của hiệp định này cũng khác.
Cụ thể, Nhật Bản cam kết dành cho ta một khoản ODA để đào tạo mỗi năm 200-300 y tá tại Nhật Bản. Sau khi có chứng chỉ, họ có thể ở lại Nhật làm việc tới bảy năm. Cùng với đó, Nhật Bản sẽ hỗ trợ ta xây dựng hệ thống kiểm định và cấp chứng chỉ hành nghề, trong đó có cả nghề y tá. Nhật cũng đồng ý trong vòng một năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, sẽ nối lại đàm phán về di chuyển thể nhân với VN để cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho y tá, điều dưỡng viên và các ngành nghề khác.
Xét về dài hạn, đây là cách tiếp cận có lợi. Trong thời gian chờ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ hành nghề, ta vẫn có thể cử người sang Nhật học nghề và sau đó là hành nghề. Cơ chế này còn giúp ta có được một lực lượng lao động chất lượng cao, có thể làm việc tại nhiều nước phát triển khác chứ không riêng Nhật Bản.
"Nhật Bản cam kết dành cho ta một khoản ODA để đào tạo mỗi năm 200-300 y tá tại Nhật Bản"
* VN đang xuất siêu sang Nhật, nhưng có ý kiến cho rằng cán cân này sẽ ngược lại khi hiệp định được thực thi do chúng ta đã “mở cửa” quá rộng, đưa ra quá nhiều thuế suất 0% cho hàng công nghiệp của Nhật Bản. Ông nghĩ sao về điều này?
- Đàm phán là có đi, có lại. Ta muốn mở cửa thị trường của người khác thì cũng phải cân nhắc mở cửa thị trường của mình, miễn sao thu được kết quả đàm phán cân bằng, chấp nhận được cho cả hai bên. Nguyên tắc cơ bản trong đàm phán thuế công nghiệp với Nhật Bản là đưa ra lộ trình giảm thuế dài hơn cho những ngành mà ta đã có sản xuất hoặc có khả năng sản xuất trong tương lai gần, tạo điều kiện cho những ngành này có thêm thời gian nâng cao sức cạnh tranh trước khi mở cửa hoàn toàn. Một số lĩnh vực quá nhạy cảm thì giữ nguyên thuế, hoặc nếu có giảm chỉ giảm một phần. Bên cạnh đó, cũng phải tính đến tác động có lợi từ việc giảm thuế cho những sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản mà doanh nghiệp của ta thật sự cần. Theo tôi, kết quả đàm phán cuối cùng là khá cân bằng và có lợi cho cả hai bên.
Sầu riêng VN sẽ được Nhật Bản giảm thuế - Ảnh: Thanh Đạm
* So với cam kết song phương trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO với Nhật Bản, ông đánh giá thế nào về “biên độ” mở cửa của VN trong lĩnh vực hàng hóa cũng như dịch vụ?
- Về hàng hóa, biên độ mở trong Hiệp định VJEPA là lớn hơn so với cam kết khi gia nhập WTO. Điều đó cũng đúng thôi vì VJEPA là hiệp định thương mại tự do, về nguyên tắc phải có độ mở lớn hơn WTO, cả với ta và Nhật Bản. Bạn cũng phải mở cửa hơn so với những gì mà bạn đã cam kết với WTO chứ không riêng gì ta.
Về dịch vụ, cam kết của ta cơ bản giống với cam kết khi gia nhập WTO. Ngược lại, Nhật Bản dành cho ta cam kết cao hơn rất nhiều so với cam kết mà Nhật đã đưa ra tại WTO. Về lâu dài, khi các nhà cung cấp dịch vụ của VN đã lớn mạnh, họ sẽ thu được nhiều lợi ích từ những cam kết này.
VN đang xuất siêu sang Nhật
Theo Bộ Kế hoạch - đầu tư, trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của VN - Nhật Bản đã đạt 14,2 tỉ USD, trong đó VN xuất khẩu 7,2 tỉ, nhập khẩu 7 tỉ USD, xuất siêu 200 triệu USD. Nhật Bản cũng là nhà đầu tư có số vốn FDI thực hiện lớn nhất trong 10 tháng năm 2008 với 5,1 tỉ USD dù chỉ đứng thứ ba về vốn FDI cam kết sau Đài Loan, Malaysia.
C.V.K.
* Theo ông, các doanh nghiệp VN cần phải chuẩn bị như thế nào để khai thác tốt thị trường Nhật?
- Nhà nước đàm phán các hiệp định để khai phá thị trường. Tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ vẫn thuộc về doanh nghiệp. Tôi rất hi vọng các doanh nghiệp của ta sẽ khai thác được các cơ hội do Hiệp định VJEPA mang lại. Với việc Nhật xóa bỏ hàng rào thuế, họ sẽ có cơ hội để cạnh tranh về giá với các đối thủ khác trên thị trường Nhật.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào giá, lợi thế cạnh tranh sẽ không bền. Điều cốt lõi vẫn phải là nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, những yếu tố bảo đảm thành công ổn định, lâu dài. Hiệp định là nấc thang đưa bạn lên một vị trí mới thuận lợi hơn, nhưng có trụ lại được ở vị trí đó và phát triển tiếp hay không lại phụ thuộc nhiều vào chính bạn.
Về phía mình, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành để phổ biến rộng rãi nội dung của hiệp định, giúp các tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ hơn, từ đó tận dụng được các cơ hội mà hiệp định đem lại.
* Cảm ơn ông.
XUÂN TOÀN thực hiện
Ký kết hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật
Sau gần ba tháng kết thúc thỏa thuận nguyên tắc về Hiệp định đối tác kinh tế VN - Nhật Bản (EPA), ngày 25-12, lễ ký EPA đã diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản). Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, tham gia lễ ký có Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone.
Ngày 25-12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nhật Bản là ông Yasuhisa Kawamura cho hay theo EPA, trong 10 năm tới 92% kim ngạch thương mại hai chiều sẽ được miễn thuế. Nhật sẽ giảm thuế cho 95% hàng hóa xuất khẩu của VN và VN giảm cho 88% hàng Nhật.
Bộ Công thương dự kiến phối hợp với các bộ, ngành để phổ biến hiệp định tới các doanh nghiệp, vì theo bộ trưởng Hoàng, lời văn của hiệp định này khá ngắn nhưng các bản phụ lục, bảng biểu đi theo rất nhiều, nhất là các mã thuế, mã hàng hóa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp VN cần tìm hiểu kỹ quy định của Nhật liên quan đến xuất nhập khẩu để hàng hóa không bị trả lại và chủ động nghiên cứu thị trường Nhật.
HƯƠNG GIANG
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008
Dự báo xuất khẩu gạo, cà phê, cao su 2 tháng cuối năm
http://www.thaibinhtrade.gov.vn/default.aspx?ID=16&LangID=1&NewsID=1818
Dự báo xuất khẩu gạo, cà phê, cao su 2 tháng cuối năm
Ngày cập nhập:12/12/2008
Cụ thể, về xuất khẩu gạo: Hiện nay, cả nước cơ bản đã thu hoạch xong vụ lúa mùa với sản lượng đạt gần 9 triệu tấn thóc, đưa sản lượng thóc cả năm ước đạt 38,6 triệu tấn. Dự kiến, khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng cuối năm đạt khoảng 700 ngàn tấn với kim ngạch 287 triệu USD, tăng gấp đôi về lượng và trị giá so với cùng kỳ với giá xuất khẩu trung bình đạt khoảng 410 USD/tấn, giảm 35% so với giá xuất khẩu trung bình 10 tháng đầu năm nay. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu cả năm nay sẽ đạt khoảng 4,8 triệu tấn, tăng 245 ngàn tấn so với năm 2007.
Do nhu cầu mua gạo trên thế giới tạm thời chững lại, giá nhiều mặt hàng nông, lâm sản đồng loạt giảm mạnh, nguồn cung gạo cho xuất khẩu ở nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam tăng đã khiến giá gạo trên thế giới giảm mạnh và đứng ở mức rất thấp.
Về xuất khẩu cà phê: Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2008/2009, nguồn cung cà phê cho xuất khẩu được bổ sung, nhưng do giá tạm thời giảm mạnh khiến khối lượng xuất khẩu bị hạn chế. 10 tháng năm nay, cả nước đã xuất khẩu được khoảng 805 ngàn tấn cà phê với kim ngạch 1,69 tỉ USD, giảm 21% về lượng và tăng 9,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo, 2 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng này đạt 180 ngàn tấn với kim ngạch 275 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 25,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Về xuất khẩu cao su: 10 tháng năm nay xuất khẩu cao su của cả nước đạt hơn 510 ngàn tấn, kim ngạch gần 1,4 tỉ USD, giảm 10% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. 2 tháng cuối năm xuất khẩu cao su dự báo đạt 125 ngàn tấn với kim ngạch 250 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007, giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 2.000 USD/tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ 2007, giảm 26% so với giá xuất khẩu bình quân 10 tháng qua.
Bản tin công nghiệp
Dự báo xuất khẩu gạo, cà phê, cao su 2 tháng cuối năm
Ngày cập nhập:12/12/2008
Cụ thể, về xuất khẩu gạo: Hiện nay, cả nước cơ bản đã thu hoạch xong vụ lúa mùa với sản lượng đạt gần 9 triệu tấn thóc, đưa sản lượng thóc cả năm ước đạt 38,6 triệu tấn. Dự kiến, khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng cuối năm đạt khoảng 700 ngàn tấn với kim ngạch 287 triệu USD, tăng gấp đôi về lượng và trị giá so với cùng kỳ với giá xuất khẩu trung bình đạt khoảng 410 USD/tấn, giảm 35% so với giá xuất khẩu trung bình 10 tháng đầu năm nay. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu cả năm nay sẽ đạt khoảng 4,8 triệu tấn, tăng 245 ngàn tấn so với năm 2007.
Do nhu cầu mua gạo trên thế giới tạm thời chững lại, giá nhiều mặt hàng nông, lâm sản đồng loạt giảm mạnh, nguồn cung gạo cho xuất khẩu ở nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam tăng đã khiến giá gạo trên thế giới giảm mạnh và đứng ở mức rất thấp.
Về xuất khẩu cà phê: Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2008/2009, nguồn cung cà phê cho xuất khẩu được bổ sung, nhưng do giá tạm thời giảm mạnh khiến khối lượng xuất khẩu bị hạn chế. 10 tháng năm nay, cả nước đã xuất khẩu được khoảng 805 ngàn tấn cà phê với kim ngạch 1,69 tỉ USD, giảm 21% về lượng và tăng 9,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo, 2 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng này đạt 180 ngàn tấn với kim ngạch 275 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 25,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Về xuất khẩu cao su: 10 tháng năm nay xuất khẩu cao su của cả nước đạt hơn 510 ngàn tấn, kim ngạch gần 1,4 tỉ USD, giảm 10% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. 2 tháng cuối năm xuất khẩu cao su dự báo đạt 125 ngàn tấn với kim ngạch 250 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007, giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 2.000 USD/tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ 2007, giảm 26% so với giá xuất khẩu bình quân 10 tháng qua.
Bản tin công nghiệp
Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2009 dự báo đạt 8,5 triệu tấn
http://cafef.vn/20081119021651297CA33/xuat-khau-gao-thai-lan-nam-2009-du-bao-dat-85-trieu-tan.chn
Thứ 4, 19/11/2008, 14:27
Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2009 dự báo đạt 8,5 triệu tấn
(CafeF) - Thái Lan dự báo xuất khẩu gạo năm 2009 chỉ đạt từ 8 - 8,5 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so với con số 10 triệu tấn của năm 2008.
Theo thông tin từ Trung Tâm Thông Tin Thương Mại - Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng việc mua gạo giá cao theo chính sách can thiệp giá của chính phủ đã gây ảnh hưởng mạnh tới thị trường gạo nước này, làm cho giá gạo Thái quá cao so với gạo thế giới.
Các kho dự trữ gạo của chính phủ Thái Lan ngày càng đầy lên, dẫn tới việc các nhà nhập khẩu khẩu gạo tạm ngừng các hợp đồng để chờ gạo xuống giá. Điều nguy hại hơn là chính sách này đã làm nguồn gạo đưa ra thị trường nhiều hơn cầu.
Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse trong chuyến khảo sát vựa lúa vùng Đông Bắc Thái Lan nói: "Chính phủ đã phát tín hiệu sai lầm ngay từ ban đầu. Giá gạo cao theo chương trình can thiệp giá của chính phủ khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng lúa trong khi giá gạo đang có xu hướng giảm".
Theo ông Ophaswongse, giá gạo hấp dẫn trong vụ mùa vừa qua đã khuyến khích người nông dân trồng thêm 450.000 rai (1 rai = khoảng 16.000 m2) lúa, tương đương khoảng 3% sản lượng lúa. Trong khi đó thị trường gạo toàn cầu bỗng trở nên ảm đạm, không có hợp đồng lớn được ký kết.
Trong tuần đầu tiên của tháng 11, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 97.000 tấn gạo, giảm 62% so với cùng kỳ này năm ngoái.
Ông Chookiat Ophaswongse cũng cho biết các nhà nhập khẩu gạo hiện đã nhận ra rằng chính phủ hiện có lượng gạo dự trữ rất lớn, vì vậy họ đã giảm các hợp đồng mua gạo vì tin rằng giá gạo sẽ còn xuống thấp hơn nữa.
Bộ Thương mại Thái Lan hiện đang muốn giải phóng 3,1 triệu tấn gạo vốn được tích trữ từ 3 năm trước. Tuy nhiên, kế hoạch mua gạo, bắt đầu từ tháng này sẽ làm cho kho dự trữ tăng thêm 4,5 triệu tấn.
Chính phủ Thái Lan cũng ấn định giá mua gạo Hương nhài ở mức 15.000 bath/tấn; gạo trắng 100% với giá 12.000 bath/tấn. Với giá này, giá gạo xuất khẩu trên thị trường phải ở mức tối thiểu là 650 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu gạo Thái Lan trên thị trường hiện ở mức 550-560 USD/tấn.
Như vậy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm tính cạnh tranh so với đối thủ hàng đầu là Việt Nam, hiện chỉ xuất khẩu gạo với giá 400-420 USD/tấn.
Ông Ophaswongse dự báo Thái Lan sẽ không thể đạt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn gạo trong năm 2009 và cũng sẽ mất một số thị trường vào tay Việt Nam và Ấn Độ. Trong năm 2008, Thái Lan đã được hưởng lợi, do Việt Nam và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực trong nước.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, nước này đã xuất khẩu được 8,3 triệu tấn gạo, chỉ tăng 36% về sản lượng nhưng doanh thu lại tăng đến 108%, đạt 166 tỷ bath.
Cùng chung ý kiến với ông Ophaswongse, Phó Chủ tịch Charoen Laothammatas nói rằng: "Nếu năm nay là năm vàng của các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thì năm tới sẽ là năm khó khăn khi giá gạo có thể từ 1.000 USD/tấn xuống còn 300USD/tấn".
H.D
Thứ 4, 19/11/2008, 14:27
Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2009 dự báo đạt 8,5 triệu tấn
(CafeF) - Thái Lan dự báo xuất khẩu gạo năm 2009 chỉ đạt từ 8 - 8,5 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so với con số 10 triệu tấn của năm 2008.
Theo thông tin từ Trung Tâm Thông Tin Thương Mại - Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng việc mua gạo giá cao theo chính sách can thiệp giá của chính phủ đã gây ảnh hưởng mạnh tới thị trường gạo nước này, làm cho giá gạo Thái quá cao so với gạo thế giới.
Các kho dự trữ gạo của chính phủ Thái Lan ngày càng đầy lên, dẫn tới việc các nhà nhập khẩu khẩu gạo tạm ngừng các hợp đồng để chờ gạo xuống giá. Điều nguy hại hơn là chính sách này đã làm nguồn gạo đưa ra thị trường nhiều hơn cầu.
Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse trong chuyến khảo sát vựa lúa vùng Đông Bắc Thái Lan nói: "Chính phủ đã phát tín hiệu sai lầm ngay từ ban đầu. Giá gạo cao theo chương trình can thiệp giá của chính phủ khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng lúa trong khi giá gạo đang có xu hướng giảm".
Theo ông Ophaswongse, giá gạo hấp dẫn trong vụ mùa vừa qua đã khuyến khích người nông dân trồng thêm 450.000 rai (1 rai = khoảng 16.000 m2) lúa, tương đương khoảng 3% sản lượng lúa. Trong khi đó thị trường gạo toàn cầu bỗng trở nên ảm đạm, không có hợp đồng lớn được ký kết.
Trong tuần đầu tiên của tháng 11, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 97.000 tấn gạo, giảm 62% so với cùng kỳ này năm ngoái.
Ông Chookiat Ophaswongse cũng cho biết các nhà nhập khẩu gạo hiện đã nhận ra rằng chính phủ hiện có lượng gạo dự trữ rất lớn, vì vậy họ đã giảm các hợp đồng mua gạo vì tin rằng giá gạo sẽ còn xuống thấp hơn nữa.
Bộ Thương mại Thái Lan hiện đang muốn giải phóng 3,1 triệu tấn gạo vốn được tích trữ từ 3 năm trước. Tuy nhiên, kế hoạch mua gạo, bắt đầu từ tháng này sẽ làm cho kho dự trữ tăng thêm 4,5 triệu tấn.
Chính phủ Thái Lan cũng ấn định giá mua gạo Hương nhài ở mức 15.000 bath/tấn; gạo trắng 100% với giá 12.000 bath/tấn. Với giá này, giá gạo xuất khẩu trên thị trường phải ở mức tối thiểu là 650 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu gạo Thái Lan trên thị trường hiện ở mức 550-560 USD/tấn.
Như vậy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm tính cạnh tranh so với đối thủ hàng đầu là Việt Nam, hiện chỉ xuất khẩu gạo với giá 400-420 USD/tấn.
Ông Ophaswongse dự báo Thái Lan sẽ không thể đạt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn gạo trong năm 2009 và cũng sẽ mất một số thị trường vào tay Việt Nam và Ấn Độ. Trong năm 2008, Thái Lan đã được hưởng lợi, do Việt Nam và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực trong nước.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, nước này đã xuất khẩu được 8,3 triệu tấn gạo, chỉ tăng 36% về sản lượng nhưng doanh thu lại tăng đến 108%, đạt 166 tỷ bath.
Cùng chung ý kiến với ông Ophaswongse, Phó Chủ tịch Charoen Laothammatas nói rằng: "Nếu năm nay là năm vàng của các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thì năm tới sẽ là năm khó khăn khi giá gạo có thể từ 1.000 USD/tấn xuống còn 300USD/tấn".
H.D
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/13024/
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký
Thứ Ba, 9/12/2008, 17:14 (GMT+7)
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo mới cho đầu năm 2009 vừa được ký - Ảnh minh họa: Hữu Thắng
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực, khi một loạt hợp đồng mới được ký theo phương thức giao hàng CIF có khối lượng và trị giá lớn.
Theo Trung tâm Thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo 5% tấm cho Malaysia với giá bán 460 đô la Mỹ/tấn và hợp đồng xuất khẩu bán 60.000 tấn gạo 5% tấm sang Iraq với giá 500 đô la Mỹ/tấn giao hàng tháng 1-2009.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuần qua dù có 2 hợp đồng xuất khẩu nhưng gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn giảm nhẹ từ 410 đô la Mỹ/tấn xuống 398 đô la Mỹ/tấn, gạo 25% tấm tiếp tục giảm mạnh từ 370 đô la Mỹ/tấn xuống còn 313 đô la Mỹ/tấn do nhu cầu nhập khẩu rất thấp từ loại gạo này.
Tuy nhiên, tình hình sẽ được cải thiện khi thị trường xuất khẩu gạo đang khai thông trở lại do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng nhẹ.
Mặt khác, giá gạo xuất khẩu châu Á đang có xu hướng tăng trở lại và sẽ không giảm mạnh trong vài tuần tới. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI, vào năm 2009, nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng thêm khoảng 18 triệu tấn, do đó thúc đẩy giá gạo xuất khẩu tăng.
Theo TTXVN
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/2008/12/2284020.epi?refer=www.phapluattp.vn%2Fnews%2Fkinh-te%2Fview.aspx%3Fnews_id%3D237981
Chính thức ngừng đánh thuế xuất khẩu gạo
24-12-2008 00:39:58 GMT +7
Q.NHƯ
Chuyển gạo xuất khẩu xuống tàu. Ảnh: CTV
(PL)- Bộ Tài chính vừa cho biết gạo xuất khẩu được chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12. Loại thuế xuất khẩu tuyệt đối này được áp dụng từ khoảng cuối tháng 7.
Sau một thời gian áp dụng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị bỏ thuế này để khuyến khích xuất khẩu gạo.
Trước đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu mức thuế thấp nhất là 500.000 đồng/tấn nếu giá gạo xuất khẩu từ 600 đến 700 USD/tấn. Mức thuế này tăng dần theo giá xuất khẩu và đạt mức cao nhất là 2,9 triệu đồng/tấn nếu giá xuất khẩu vượt 1.300 USD.
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký
Thứ Ba, 9/12/2008, 17:14 (GMT+7)
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo được ký
Nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo mới cho đầu năm 2009 vừa được ký - Ảnh minh họa: Hữu Thắng
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực, khi một loạt hợp đồng mới được ký theo phương thức giao hàng CIF có khối lượng và trị giá lớn.
Theo Trung tâm Thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo 5% tấm cho Malaysia với giá bán 460 đô la Mỹ/tấn và hợp đồng xuất khẩu bán 60.000 tấn gạo 5% tấm sang Iraq với giá 500 đô la Mỹ/tấn giao hàng tháng 1-2009.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuần qua dù có 2 hợp đồng xuất khẩu nhưng gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn giảm nhẹ từ 410 đô la Mỹ/tấn xuống 398 đô la Mỹ/tấn, gạo 25% tấm tiếp tục giảm mạnh từ 370 đô la Mỹ/tấn xuống còn 313 đô la Mỹ/tấn do nhu cầu nhập khẩu rất thấp từ loại gạo này.
Tuy nhiên, tình hình sẽ được cải thiện khi thị trường xuất khẩu gạo đang khai thông trở lại do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng nhẹ.
Mặt khác, giá gạo xuất khẩu châu Á đang có xu hướng tăng trở lại và sẽ không giảm mạnh trong vài tuần tới. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI, vào năm 2009, nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng thêm khoảng 18 triệu tấn, do đó thúc đẩy giá gạo xuất khẩu tăng.
Theo TTXVN
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/2008/12/2284020.epi?refer=www.phapluattp.vn%2Fnews%2Fkinh-te%2Fview.aspx%3Fnews_id%3D237981
Chính thức ngừng đánh thuế xuất khẩu gạo
24-12-2008 00:39:58 GMT +7
Q.NHƯ
Chuyển gạo xuất khẩu xuống tàu. Ảnh: CTV
(PL)- Bộ Tài chính vừa cho biết gạo xuất khẩu được chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12. Loại thuế xuất khẩu tuyệt đối này được áp dụng từ khoảng cuối tháng 7.
Sau một thời gian áp dụng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị bỏ thuế này để khuyến khích xuất khẩu gạo.
Trước đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu mức thuế thấp nhất là 500.000 đồng/tấn nếu giá gạo xuất khẩu từ 600 đến 700 USD/tấn. Mức thuế này tăng dần theo giá xuất khẩu và đạt mức cao nhất là 2,9 triệu đồng/tấn nếu giá xuất khẩu vượt 1.300 USD.
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200852/20081224105959.aspx
Xuất khẩu gạo chạm ngưỡng 4,5 triệu tấn
24/12/2008 11:00
Xuất khẩu gạo chạm ngưỡng 4,5 triệu tấn.
Thống kê của Hiệp hội Lương thực VN cho biết, tính từ đầu tháng 12 đến nay các DN trong cả nước xuất khẩu thêm được 234.893 tấn gạo với trị giá 100,184 triệu USD.
Như vậy luỹ kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đã đạt 4.479.336 tấn, trị giá tương đương 2,576 tỉ USD.
Trong khi đó, theo dự báo của Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương, thị trường gạo thế giới năm 2009 sẽ tiếp tục tình trạng khan hiếm.
Một trong những nguyên nhân được cho là do khủng hoảng tài chính đang đẩy thêm nhiều người vào cảnh thiếu đói và nguồn vốn dành cho nông nghiệp sẽ bị hạn chế.
Mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2009 dự kiến sẽ đạt khoảng 426 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2008 trong lúc các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ có kế hoạch tăng lượng dự trữ gạo để đảm bảo an ninh lương thực.
Theo Bình Nguyên / Lao Động
Xuất khẩu gạo chạm ngưỡng 4,5 triệu tấn
24/12/2008 11:00
Xuất khẩu gạo chạm ngưỡng 4,5 triệu tấn.
Thống kê của Hiệp hội Lương thực VN cho biết, tính từ đầu tháng 12 đến nay các DN trong cả nước xuất khẩu thêm được 234.893 tấn gạo với trị giá 100,184 triệu USD.
Như vậy luỹ kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đã đạt 4.479.336 tấn, trị giá tương đương 2,576 tỉ USD.
Trong khi đó, theo dự báo của Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương, thị trường gạo thế giới năm 2009 sẽ tiếp tục tình trạng khan hiếm.
Một trong những nguyên nhân được cho là do khủng hoảng tài chính đang đẩy thêm nhiều người vào cảnh thiếu đói và nguồn vốn dành cho nông nghiệp sẽ bị hạn chế.
Mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2009 dự kiến sẽ đạt khoảng 426 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2008 trong lúc các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ có kế hoạch tăng lượng dự trữ gạo để đảm bảo an ninh lương thực.
Theo Bình Nguyên / Lao Động
Xuất khẩu gạo có thể vượt mốc 3 tỉ USD
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200828/249606.aspx
Xuất khẩu gạo có thể vượt mốc 3 tỉ USD
Ngọc Minh
10/07/2008 1:35
Gạo là thế mạnh của Việt Nam, vì từ năm 1989, Việt Nam đã liên tục xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hạng cao trên thế giới. Trong điều kiện thế giới lạm phát cao do giá xăng dầu, do giá lương thực tăng cao, thì gạo của Việt Nam chẳng những vừa đảm bảo được an ninh lương thực ở trong nước mà còn bán được giá trên thị trường thế giới, thu được nhiều ngoại tệ hơn.
Chính vì thế, trong 6 tháng đầu năm nay, gạo xuất khẩu đạt 2,514 triệu tấn, tuy chỉ tăng 5,8% (hay tăng 138 nghìn tấn), nhưng kim ngạch đã đạt 1.510 triệu USD, tăng 9,9% (hay tăng 751 triệu USD), do giá xuất khẩu tăng 88,1% so với cùng kỳ năm trước. Cũng chính do giá tăng cao như vậy nên đã đóng góp lớn đối với tổng mức tăng của kim ngạch xuất khẩu gạo (do giá tăng đã đóng góp 707 triệu USD, chiếm 94,1%, còn do lượng tăng chỉ đóng góp 44 triệu USD, chỉ chiếm 5,9% tổng mức tăng kim ngạch xuất khẩu gạo). Giá gạo xuất khẩu bình quân 1 tấn trong 6 tháng qua đã đạt 601 USD (trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 319,4 USD, năm 2006 chỉ đạt 275 USD..., và kim ngạch xuất khẩu của những năm trước kia ở dưới mức 1 tỉ USD, mấy năm gần đây đã đạt trên 1 tỉ USD, nhưng chưa bao giờ vượt qua mốc 1,5 tỉ USD). Nhờ đó, mới qua 6 tháng đầu năm, gạo đã tham gia “câu lạc bộ” các đại gia xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD gồm 8 thành viên, mà lại còn đứng ở thứ bậc cao (đứng thứ 5, chỉ sau dầu thô 5.600 triệu USD, dệt may 4.077 triệu USD, giày dép 2.274 triệu USD, thủy sản 1.890 triệu USD, đứng trên sản phẩm gỗ 1.365 triệu USD, điện tử máy tính 1.237 triệu USD và cà phê 1.181 triệu USD). Hơn thế nữa, cứ với đà này, kim ngạch xuất khẩu gạo cả năm có thể vượt qua mốc 3 tỉ USD - lần đầu tiên tính từ ngày có gạo xuất khẩu.
Cùng với dấu ấn lịch sử là có thể vượt mốc 3 tỉ USD thì “hạt gạo làng ta” vào năm 2008 cũng lại ghi một “dấu ấn” hết sức vô lý là đã xảy ra cơn sốt ảo trong lúc Việt Nam thừa gạo, lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều (quý I mới xuất khẩu được 1.017 nghìn tấn), giá gạo xuất khẩu còn thấp hơn giá gạo trong nước, lúa đông xuân ở miền Nam đang thu hoạch rộ và lúa đông xuân ở miền Bắc hứa hẹn bội thu... “Dấu ấn” này đã bộc lộ rõ sự yếu kém của hệ thống phân phối, của hệ thống kiểm tra thanh tra và quản lý giá cả, cũng cảnh báo cho mọi người về sự đầu cơ và tin đồn (không chỉ với gạo mà cả những mặt hàng “nóng” khác).
Nhân đây, một lần nữa cũng cảnh báo về công tác dự báo giá cả thị trường. Giá xuất khẩu đã liên tục tăng qua các tháng (nếu tháng 1 là 389 USD/tấn, thì tháng 5 đạt 793 USD, tháng 6 đạt 893 USD). Trong khi đó, lượng xuất khẩu lại tăng mạnh trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 4 (là những tháng giá xuất khẩu còn thấp), nhưng lại giảm mạnh trong tháng 5, đặc biệt là tháng 6 (là những tháng giá xuất khẩu cao nhất). Nay khi giá xuất khẩu gạo trên thế giới giảm xuống (do nhiều nước đến vụ thu hoạch, do một số nước, nhất là Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu để tranh thủ lúc giá còn cao trước đó, nên cơn sốt giá lương thực đã hạ nhiệt), thì lượng xuất khẩu có tăng mạnh cũng bị thua thiệt về kim ngạch.
Việc tăng lên của giá gạo xuất khẩu đã có tác động lớn đến việc tăng lên của kim ngạch xuất khẩu, giảm bớt sự thiệt thòi của nông dân. Nhờ gạo được mùa, được giá, nông dân ở nhiều nơi đã mở rộng diện tích gieo trồng lúa hè thu, lúa vụ ba, lúa mùa và đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. Đó là điều đáng mừng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, giảm bớt tác động của giá lương thực đối với giá tiêu dùng trong thời gian tới, góp phần “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững”.
Ngọc Minh
Xuất khẩu gạo có thể vượt mốc 3 tỉ USD
Ngọc Minh
10/07/2008 1:35
Gạo là thế mạnh của Việt Nam, vì từ năm 1989, Việt Nam đã liên tục xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hạng cao trên thế giới. Trong điều kiện thế giới lạm phát cao do giá xăng dầu, do giá lương thực tăng cao, thì gạo của Việt Nam chẳng những vừa đảm bảo được an ninh lương thực ở trong nước mà còn bán được giá trên thị trường thế giới, thu được nhiều ngoại tệ hơn.
Chính vì thế, trong 6 tháng đầu năm nay, gạo xuất khẩu đạt 2,514 triệu tấn, tuy chỉ tăng 5,8% (hay tăng 138 nghìn tấn), nhưng kim ngạch đã đạt 1.510 triệu USD, tăng 9,9% (hay tăng 751 triệu USD), do giá xuất khẩu tăng 88,1% so với cùng kỳ năm trước. Cũng chính do giá tăng cao như vậy nên đã đóng góp lớn đối với tổng mức tăng của kim ngạch xuất khẩu gạo (do giá tăng đã đóng góp 707 triệu USD, chiếm 94,1%, còn do lượng tăng chỉ đóng góp 44 triệu USD, chỉ chiếm 5,9% tổng mức tăng kim ngạch xuất khẩu gạo). Giá gạo xuất khẩu bình quân 1 tấn trong 6 tháng qua đã đạt 601 USD (trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 319,4 USD, năm 2006 chỉ đạt 275 USD..., và kim ngạch xuất khẩu của những năm trước kia ở dưới mức 1 tỉ USD, mấy năm gần đây đã đạt trên 1 tỉ USD, nhưng chưa bao giờ vượt qua mốc 1,5 tỉ USD). Nhờ đó, mới qua 6 tháng đầu năm, gạo đã tham gia “câu lạc bộ” các đại gia xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD gồm 8 thành viên, mà lại còn đứng ở thứ bậc cao (đứng thứ 5, chỉ sau dầu thô 5.600 triệu USD, dệt may 4.077 triệu USD, giày dép 2.274 triệu USD, thủy sản 1.890 triệu USD, đứng trên sản phẩm gỗ 1.365 triệu USD, điện tử máy tính 1.237 triệu USD và cà phê 1.181 triệu USD). Hơn thế nữa, cứ với đà này, kim ngạch xuất khẩu gạo cả năm có thể vượt qua mốc 3 tỉ USD - lần đầu tiên tính từ ngày có gạo xuất khẩu.
Cùng với dấu ấn lịch sử là có thể vượt mốc 3 tỉ USD thì “hạt gạo làng ta” vào năm 2008 cũng lại ghi một “dấu ấn” hết sức vô lý là đã xảy ra cơn sốt ảo trong lúc Việt Nam thừa gạo, lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều (quý I mới xuất khẩu được 1.017 nghìn tấn), giá gạo xuất khẩu còn thấp hơn giá gạo trong nước, lúa đông xuân ở miền Nam đang thu hoạch rộ và lúa đông xuân ở miền Bắc hứa hẹn bội thu... “Dấu ấn” này đã bộc lộ rõ sự yếu kém của hệ thống phân phối, của hệ thống kiểm tra thanh tra và quản lý giá cả, cũng cảnh báo cho mọi người về sự đầu cơ và tin đồn (không chỉ với gạo mà cả những mặt hàng “nóng” khác).
Nhân đây, một lần nữa cũng cảnh báo về công tác dự báo giá cả thị trường. Giá xuất khẩu đã liên tục tăng qua các tháng (nếu tháng 1 là 389 USD/tấn, thì tháng 5 đạt 793 USD, tháng 6 đạt 893 USD). Trong khi đó, lượng xuất khẩu lại tăng mạnh trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 4 (là những tháng giá xuất khẩu còn thấp), nhưng lại giảm mạnh trong tháng 5, đặc biệt là tháng 6 (là những tháng giá xuất khẩu cao nhất). Nay khi giá xuất khẩu gạo trên thế giới giảm xuống (do nhiều nước đến vụ thu hoạch, do một số nước, nhất là Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu để tranh thủ lúc giá còn cao trước đó, nên cơn sốt giá lương thực đã hạ nhiệt), thì lượng xuất khẩu có tăng mạnh cũng bị thua thiệt về kim ngạch.
Việc tăng lên của giá gạo xuất khẩu đã có tác động lớn đến việc tăng lên của kim ngạch xuất khẩu, giảm bớt sự thiệt thòi của nông dân. Nhờ gạo được mùa, được giá, nông dân ở nhiều nơi đã mở rộng diện tích gieo trồng lúa hè thu, lúa vụ ba, lúa mùa và đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. Đó là điều đáng mừng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, giảm bớt tác động của giá lương thực đối với giá tiêu dùng trong thời gian tới, góp phần “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững”.
Ngọc Minh
Xuất khẩu gạo: Bài toán giá trị
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=291429&ChannelID=11
Thứ Hai, 08/12/2008, 08:49 (GMT+7)
Xuất khẩu gạo: Bài toán giá trị
Việt Nam nên theo đuổi chiến lược gạo xuất khẩu nào, năng suất hay chất lượng? Thái Lan điều hành tình trạng xuất khẩu lúa gạo khác với chúng ta thế nào?... Mời bạn đọc theo dõi phần giải đáp của chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn.
* Gạo xuất khẩu nước ta đa phần chất lượng không cao, nhưng có một thực tế là giống lúa chất lượng không cao lại cho năng suất cao và ngược lại. Vậy nước ta nên theo đuổi chiến lược gạo xuất khẩu nào, năng suất hay chất lượng?
- Cách đây chừng mươi năm, Bộ Nông nghiệp có chủ trương chuyển một số diện tích trồng lúa từ lúa thường sang lúa chất lượng cao, nhưng do giống lúa chất lượng cao thường năng suất không cao và dễ bị sâu rầy, nên nhiều người không mặn mà. Một số nhà khoa học cho rằng phải trồng giống lúa năng suất cao, kháng rầy tốt, dù chất lượng không cao, để xuất khẩu sang các nước nghèo thuộc châu Phi.
Hiện nay diện tích lúa đạt chất lượng xuất khẩu chiếm khoảng 70% tổng diện tích gieo trồng (khoảng 4,1 triệu hecta), còn khoảng 30% trồng giống lúa IR 50404 kháng rầy năng suất cao (cũng “ăn” phân bón rất dữ). Thực tế cho thấy gạo năng suất cao không ngon, bạc bụng nên ít người mua, nên rõ ràng đã “lợi bất cập hại”.
Hiện chương trình 200 ngàn hécta lúa chất lượng cao được quan tâm trở lại. Lúa Nàng thơm đâu chỉ trồng được ở Chợ Đào! Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều địa phương có thể trồng được loại lúa này với năng suất 6 tấn/ha. Lúa chất lượng cao dù năng suất không cao bằng nhưng bù lại cho gạo giá trị cao và cần ít phân bón hơn. Chúng ta cũng đã nghiên cứu để cho ra nhiều giống lúa đạt chuẩn xuất khẩu kháng được sâu bệnh. Vấn đề là chưa được nhanh chóng nhân giống, phổ biến.
Có lẽ chúng ta cần bỏ ngay lối suy nghĩ thành tích xuất khẩu thông qua con số triệu tấn. Nhà nước muốn gì ở chương trình xuất khẩu gạo? Rõ ràng là muốn giá trị, xuất khẩu tính bằng USD chứ đâu tính bằng tấn gạo? Hiện xuất khẩu chúng ta khoảng 1,5 tỉ USD/năm, vậy thử đặt mục tiêu 2 tỉ USD đi. Hai tỉ USD đó không có nghĩa là phải xuất 5 triệu tấn gạo, mà ít hơn nhiều cũng được, miễn là thu được giá trị đó. Đây là bài toán giá trị chứ không phải số lượng.
Trong khi Thái Lan thấy giá gạo xuất khẩu xuống dưới 450 USD/tấn thì họ không xuất nữa, nhưng vẫn mua của nông dân với giá tương đương 550 USD/tấn, đợi giá lên trên 550 USD/tấn mới bán ra, thì chúng ta lại mua lúa của nông dân với giá rẻ để xuất đi giá rẻ, làm thiệt hại cho nông dân!
* Như vậy đã có sự khác biệt trong cách điều hành tình trạng xuất khẩu lúa gạo nói chung, an ninh lương thực nói riêng giữa Thái Lan và Việt Nam?
- Đúng vậy. Ở Thái Lan có một Quỹ dự trữ quốc gia, dưới đó là Cục dự trữ lúa gạo lo việc an toàn lương thực. Quỹ dự trữ này có nguồn vốn là ngân sách, có thể vay vốn của các ngân hàng, được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn lương thực trong nước, điều hòa lương thực tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Họ mua lúa của nông dân với giá hợp lý, tồn trữ bảo quản trong hệ thống kho (silo), sau đó tùy thời điểm sẽ mua đi bán lại (đảo kho) nhằm bảo đảm quyền lợi của nông dân và ổn định giá cho người tiêu thụ, dĩ nhiên họ cũng có thể kiếm lời. Bên cạnh chất lượng, chính điều này đã giúp gạo Thái Lan luôn có giá cao hơn gạo Việt Nam trên dưới 100 USD/tấn.
Trong khi đó, Việt Nam giao việc xuất khẩu gạo và điều hòa an ninh lương thực cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). VFA có lẽ chỉ chuyên tâm làm kinh doanh (thu mua xuất khẩu) mà xem nhẹ nhiệm vụ an toàn lương thực quốc gia. Đến nay qua tình hình thị trường lúa gạo, có thể thấy hình như VFA thiếu một kế hoạch an toàn lương thực cho từng tháng trong năm, đặc biệt là cho những tháng thu hoạch rộ và tháng giáp hạt để tiến hành thu mua và đảo kho. Cách làm việc cũng rất thụ động, chỉ khi Thủ tướng nói xuất tiền thu mua lúa của dân thì mới đi mua (làm như đây là nhiệm vụ của Thủ tướng!).
Chiến lược nông nghiệp-nông thôn và nông dân của chúng ta nói đến việc hợp tác bốn nhà, nhưng trong thực tế trồng giống gì, bán ra sao, chủ yếu là do nông dân tự lo. Nhà nước chưa đầu tư kho dự trữ lớn, nhà khoa học thường dừng lại ở nghiên cứu hoặc chậm triển khai, nhà doanh nghiệp thì chỉ chăm chút cho quyền lợi trước mắt của riêng mình, trong khi nhà nông tự nhân giống hoặc tự tìm giống, sản xuất ra thì không có kho dự trữ, phải bán lúa ngay để lấy tiền trả nợ, đầu tư làm vụ kế tiếp nên buộc phải bán theo giá của doanh nghiệp đặt ra.
Không hiểu với 6.000 tỉ đồng mà Nhà nước sắp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ đi vào đâu?
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Thứ Hai, 08/12/2008, 08:49 (GMT+7)
Xuất khẩu gạo: Bài toán giá trị
Việt Nam nên theo đuổi chiến lược gạo xuất khẩu nào, năng suất hay chất lượng? Thái Lan điều hành tình trạng xuất khẩu lúa gạo khác với chúng ta thế nào?... Mời bạn đọc theo dõi phần giải đáp của chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn.
* Gạo xuất khẩu nước ta đa phần chất lượng không cao, nhưng có một thực tế là giống lúa chất lượng không cao lại cho năng suất cao và ngược lại. Vậy nước ta nên theo đuổi chiến lược gạo xuất khẩu nào, năng suất hay chất lượng?
- Cách đây chừng mươi năm, Bộ Nông nghiệp có chủ trương chuyển một số diện tích trồng lúa từ lúa thường sang lúa chất lượng cao, nhưng do giống lúa chất lượng cao thường năng suất không cao và dễ bị sâu rầy, nên nhiều người không mặn mà. Một số nhà khoa học cho rằng phải trồng giống lúa năng suất cao, kháng rầy tốt, dù chất lượng không cao, để xuất khẩu sang các nước nghèo thuộc châu Phi.
Hiện nay diện tích lúa đạt chất lượng xuất khẩu chiếm khoảng 70% tổng diện tích gieo trồng (khoảng 4,1 triệu hecta), còn khoảng 30% trồng giống lúa IR 50404 kháng rầy năng suất cao (cũng “ăn” phân bón rất dữ). Thực tế cho thấy gạo năng suất cao không ngon, bạc bụng nên ít người mua, nên rõ ràng đã “lợi bất cập hại”.
Hiện chương trình 200 ngàn hécta lúa chất lượng cao được quan tâm trở lại. Lúa Nàng thơm đâu chỉ trồng được ở Chợ Đào! Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều địa phương có thể trồng được loại lúa này với năng suất 6 tấn/ha. Lúa chất lượng cao dù năng suất không cao bằng nhưng bù lại cho gạo giá trị cao và cần ít phân bón hơn. Chúng ta cũng đã nghiên cứu để cho ra nhiều giống lúa đạt chuẩn xuất khẩu kháng được sâu bệnh. Vấn đề là chưa được nhanh chóng nhân giống, phổ biến.
Có lẽ chúng ta cần bỏ ngay lối suy nghĩ thành tích xuất khẩu thông qua con số triệu tấn. Nhà nước muốn gì ở chương trình xuất khẩu gạo? Rõ ràng là muốn giá trị, xuất khẩu tính bằng USD chứ đâu tính bằng tấn gạo? Hiện xuất khẩu chúng ta khoảng 1,5 tỉ USD/năm, vậy thử đặt mục tiêu 2 tỉ USD đi. Hai tỉ USD đó không có nghĩa là phải xuất 5 triệu tấn gạo, mà ít hơn nhiều cũng được, miễn là thu được giá trị đó. Đây là bài toán giá trị chứ không phải số lượng.
Trong khi Thái Lan thấy giá gạo xuất khẩu xuống dưới 450 USD/tấn thì họ không xuất nữa, nhưng vẫn mua của nông dân với giá tương đương 550 USD/tấn, đợi giá lên trên 550 USD/tấn mới bán ra, thì chúng ta lại mua lúa của nông dân với giá rẻ để xuất đi giá rẻ, làm thiệt hại cho nông dân!
* Như vậy đã có sự khác biệt trong cách điều hành tình trạng xuất khẩu lúa gạo nói chung, an ninh lương thực nói riêng giữa Thái Lan và Việt Nam?
- Đúng vậy. Ở Thái Lan có một Quỹ dự trữ quốc gia, dưới đó là Cục dự trữ lúa gạo lo việc an toàn lương thực. Quỹ dự trữ này có nguồn vốn là ngân sách, có thể vay vốn của các ngân hàng, được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn lương thực trong nước, điều hòa lương thực tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Họ mua lúa của nông dân với giá hợp lý, tồn trữ bảo quản trong hệ thống kho (silo), sau đó tùy thời điểm sẽ mua đi bán lại (đảo kho) nhằm bảo đảm quyền lợi của nông dân và ổn định giá cho người tiêu thụ, dĩ nhiên họ cũng có thể kiếm lời. Bên cạnh chất lượng, chính điều này đã giúp gạo Thái Lan luôn có giá cao hơn gạo Việt Nam trên dưới 100 USD/tấn.
Trong khi đó, Việt Nam giao việc xuất khẩu gạo và điều hòa an ninh lương thực cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). VFA có lẽ chỉ chuyên tâm làm kinh doanh (thu mua xuất khẩu) mà xem nhẹ nhiệm vụ an toàn lương thực quốc gia. Đến nay qua tình hình thị trường lúa gạo, có thể thấy hình như VFA thiếu một kế hoạch an toàn lương thực cho từng tháng trong năm, đặc biệt là cho những tháng thu hoạch rộ và tháng giáp hạt để tiến hành thu mua và đảo kho. Cách làm việc cũng rất thụ động, chỉ khi Thủ tướng nói xuất tiền thu mua lúa của dân thì mới đi mua (làm như đây là nhiệm vụ của Thủ tướng!).
Chiến lược nông nghiệp-nông thôn và nông dân của chúng ta nói đến việc hợp tác bốn nhà, nhưng trong thực tế trồng giống gì, bán ra sao, chủ yếu là do nông dân tự lo. Nhà nước chưa đầu tư kho dự trữ lớn, nhà khoa học thường dừng lại ở nghiên cứu hoặc chậm triển khai, nhà doanh nghiệp thì chỉ chăm chút cho quyền lợi trước mắt của riêng mình, trong khi nhà nông tự nhân giống hoặc tự tìm giống, sản xuất ra thì không có kho dự trữ, phải bán lúa ngay để lấy tiền trả nợ, đầu tư làm vụ kế tiếp nên buộc phải bán theo giá của doanh nghiệp đặt ra.
Không hiểu với 6.000 tỉ đồng mà Nhà nước sắp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ đi vào đâu?
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Xuất khẩu gạo 2008: Điều hành thận trọng
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=33976
Xuất khẩu gạo 2008: Điều hành thận trọng
Các bộ: Công thương, NN-PTNT hiện vẫn chờ quy chế điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, công việc này cần hết sức thận trọng và có lưu ý đến việc mất mùa có thể xảy ra ở các tỉnh phía Bắc.
Các tỉnh ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa đông xuân - dự kiến năm nay sẽ được mùa (ảnh nongnghiep.vn)
Các tỉnh ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa đông xuân - dự kiến năm nay sẽ được mùa (ảnh nongnghiep.vn)
Giá xuất khẩu đang ở thế có lợi
Theo Bộ Công thương, từ đầu năm tới nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm nay, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2, mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái từ - mức giá cao kỷ lục mới của gạo xuất khẩu. Dưới đây là bảng giá gạo Việt Nam xuất khẩu (tham khảo) tính đến đầu tháng 2/2008.
Chủng loại gạo
Thời gian giao hàng
Tháng 2/2008 Tháng 3/2008
5% tấm 400 USD/T 410 USD/T
10% tấm 395 USD/T 405 USD/T
15% tấm 390 USD/T 400 USD/T
Còn theo số liệu từ Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT), giá gạo tại An Giang cũng đang tăng: lúa tăng 50 đồng/kg lên 3.850 đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Đặc biệt, với gạo làm nguyên liệu xuất khẩu, giá tăng mạnh từ 300-600 đồng/kg, điển hình là gạo 5% tấm lên 6.000 đồng/kg, gạo 10% tấm là 5.930 đồng/kg và 25% tấm là 5.730 đồng/kg.
Trong khi đó, các tỉnh phía Nam (gồm ĐBSCL và Đông Nam Bộ) từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân đến nay đã được 14% diện tích (khoảng 1,58 triệu ha) và thu hoạch rộ vào đầu tháng 3.
Ông Phan Huy Thông, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, năm nay, vụ đông xuân ở phía Nam được mùa, năng suất cao (trừ một số diện tích nhỏ bị rầy nâu). Như vậy, kể từ tháng 3 và tháng 4, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên dồi dào. Song, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao bởi cán cân cung - cầu trên thế giới đang nghiêng mạnh về phía nhà sản xuất.
Do giá gạo 5% tấm xuất khẩu tăng từng ngày và các hợp đồng đăng ký có thời hạn giao hàng trong tháng 2/2008 đến nay số lượng đã nhiều trong lúc thời vụ thụ hoạch đông xuân mới bắt đầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa đề nghị các DN thành viên tạm ngừng đăng ký tiếp các hợp đồng gạo trắng các loại có thời hạn giao hàng trong tháng 2/2008 để chờ những mức giá tốt hơn. Riêng nếp và gạo thơm cho đăng ký bình thường. Các hợp đồng có thời hạn giao hàng từ tháng 3/2008 chờ hướng dẫn mới của Bộ Công thương.
Thời gian qua, việc ký kết, đấu thầu xuất khẩu gạo của các DN Việt Nam cũng khá thuận lợi khi các DN vừa trúng thầu xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Philippines, nâng tổng số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài trong năm nay lên hơn 700.000 tấn. Tính đến giữa tháng 2, các DN đã xuất khẩu được khoảng 160.000 tấn gạo với mức giá tốt.
Điều hành xuất khẩu cần thận trọng
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, hiện các Bộ: NN-PTNT và Công thương vẫn đang phải chờ quy chế điều hành xuất khẩu gạo 2006, do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Các đơn hàng mà DN Việt Nam ký kết vừa qua là thực hiện hợp đồng từ trước cho đến tháng 2. Những hợp đồng mới sẽ được điều tiết theo quy chế xuất khẩu 2008.
Thứ trưởng lưu ý, việc điều hành xuất khẩu gạo năm nay cần hết sức thận trọng và có lưu ý đến việc mất mùa có thể xảy ra ở miền Bắc (do giá rét). Bộ Công thương đã lên kế hoạch với các công ty lương thực lớn, như Công ty Lương thực miền Nam, để có kế hoạch điều tiết gạo ra miền Bắc khi cần thiết.
Trao đổi với PV.TS, Phó Cục trưởng Phan Huy Thông nói rằng, chưa thể nói trước được sản lượng lúa đông xuân phía Bắc sẽ ra sao vì phải chờ đến giữa tháng 3, khi công việc gieo cấy, chăm sóc bước đầu được hoàn tất. Ông Thông cho biết, lo nhất là khi cấy lúa muộn, lúc cây trổ bông hạt dễ bị lép do nắng nóng - mà xác suất này là rất cao.
Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực dự báo giá gạo còn tăng cao do nhu cầu tăng mạnh trên thị trường thế giới. Điển hình là cầu gạo từ châu Phi và khu vực Trung Đông (do hạn hán và dân số tăng) lên cao ngay trong những tháng đầu năm. Hơn nữa, theo ông Thông, thời tiết giá lạnh không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng mất mùa do giá rét. Do vậy, xu hướng lương thực khan hiếm, giá tăng dễ xảy ra. Ngoài ra, nguồn cung cũng khan hiếm tại một số nước xuất khẩu gạo khiến Thái Lan, sau một thời gian đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa cả kho dự trữ.
Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu được 4,5 triệu tấn gạo. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhận xét, trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, đã có lúc Việt Nam thực hiện rất nghiêm ngặt để khống chế số lượng gạo xuất khẩu hàng tháng và hàng quý nhằm đảm bảo an ninh lương thực và giá cả trong nước.
Điển hình như năm ngoái, khi miền Trung bị lũ lụt, bên cạnh gạo việc xuất gạo dự trữ, Bộ Công thương đã phải điều chuyển gạo từ miền Nam ra để cân đối thị trường.
Do vậy, năm nay, Bộ Công thương đã thống nhất với Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Lương thực, một số tỉnh xuất khẩu gạo ĐBSCL đề xuất cơ chế xuất khẩu gạo trình Chính phủ xem xét. Nguyên tắc chung là điều hành xuất khẩu gạo đề đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đời sống người dân. Không để xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến giá gạo trong nước. Việc xuất khẩu gạo cũng phải cân đối lợi ích 3 nhà: Nhà nước - DN - nhà nông.
"Việc xuất khẩu gạo năm nay sẽ tiếp tục được điều tiết thận trọng, hướng tới các thị trường tập trung là bạn hàng lâu năm. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu có thể không tăng và có thể giảm so với năm 2007. Hiện một số nước có yêu cầu cao nhưng chúng ta chỉ có thể đáp ứng được trong khả năng có thể. Philippines yêu cầu 1,5 triệu tấn nhưng ta chỉ đáp ứng được 1 triệu tấn. Đối với các thị trường lớn, cần đáp ứng để giữ thị phần lâu dài; đồng thời, tăng xuất khẩu thương mại", Thứ trưởng Biên nói.
Năm ngoái, xuất khẩu gạo của Việt Nam tuy giảm về số lượng (2%) so năm 2006 nhưng lại kim ngạch lại tăng tới 15%. Đó là nhờ giá gạo xuất khẩu bình quân cả năm đạt 295 USD/tấn, cao hơn mức giá bình quân năm 2006 tới 41 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo 2008: Điều hành thận trọng
Các bộ: Công thương, NN-PTNT hiện vẫn chờ quy chế điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, công việc này cần hết sức thận trọng và có lưu ý đến việc mất mùa có thể xảy ra ở các tỉnh phía Bắc.
Các tỉnh ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa đông xuân - dự kiến năm nay sẽ được mùa (ảnh nongnghiep.vn)
Các tỉnh ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa đông xuân - dự kiến năm nay sẽ được mùa (ảnh nongnghiep.vn)
Giá xuất khẩu đang ở thế có lợi
Theo Bộ Công thương, từ đầu năm tới nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm nay, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2, mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái từ - mức giá cao kỷ lục mới của gạo xuất khẩu. Dưới đây là bảng giá gạo Việt Nam xuất khẩu (tham khảo) tính đến đầu tháng 2/2008.
Chủng loại gạo
Thời gian giao hàng
Tháng 2/2008 Tháng 3/2008
5% tấm 400 USD/T 410 USD/T
10% tấm 395 USD/T 405 USD/T
15% tấm 390 USD/T 400 USD/T
Còn theo số liệu từ Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT), giá gạo tại An Giang cũng đang tăng: lúa tăng 50 đồng/kg lên 3.850 đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Đặc biệt, với gạo làm nguyên liệu xuất khẩu, giá tăng mạnh từ 300-600 đồng/kg, điển hình là gạo 5% tấm lên 6.000 đồng/kg, gạo 10% tấm là 5.930 đồng/kg và 25% tấm là 5.730 đồng/kg.
Trong khi đó, các tỉnh phía Nam (gồm ĐBSCL và Đông Nam Bộ) từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân đến nay đã được 14% diện tích (khoảng 1,58 triệu ha) và thu hoạch rộ vào đầu tháng 3.
Ông Phan Huy Thông, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, năm nay, vụ đông xuân ở phía Nam được mùa, năng suất cao (trừ một số diện tích nhỏ bị rầy nâu). Như vậy, kể từ tháng 3 và tháng 4, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên dồi dào. Song, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao bởi cán cân cung - cầu trên thế giới đang nghiêng mạnh về phía nhà sản xuất.
Do giá gạo 5% tấm xuất khẩu tăng từng ngày và các hợp đồng đăng ký có thời hạn giao hàng trong tháng 2/2008 đến nay số lượng đã nhiều trong lúc thời vụ thụ hoạch đông xuân mới bắt đầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa đề nghị các DN thành viên tạm ngừng đăng ký tiếp các hợp đồng gạo trắng các loại có thời hạn giao hàng trong tháng 2/2008 để chờ những mức giá tốt hơn. Riêng nếp và gạo thơm cho đăng ký bình thường. Các hợp đồng có thời hạn giao hàng từ tháng 3/2008 chờ hướng dẫn mới của Bộ Công thương.
Thời gian qua, việc ký kết, đấu thầu xuất khẩu gạo của các DN Việt Nam cũng khá thuận lợi khi các DN vừa trúng thầu xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Philippines, nâng tổng số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài trong năm nay lên hơn 700.000 tấn. Tính đến giữa tháng 2, các DN đã xuất khẩu được khoảng 160.000 tấn gạo với mức giá tốt.
Điều hành xuất khẩu cần thận trọng
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, hiện các Bộ: NN-PTNT và Công thương vẫn đang phải chờ quy chế điều hành xuất khẩu gạo 2006, do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Các đơn hàng mà DN Việt Nam ký kết vừa qua là thực hiện hợp đồng từ trước cho đến tháng 2. Những hợp đồng mới sẽ được điều tiết theo quy chế xuất khẩu 2008.
Thứ trưởng lưu ý, việc điều hành xuất khẩu gạo năm nay cần hết sức thận trọng và có lưu ý đến việc mất mùa có thể xảy ra ở miền Bắc (do giá rét). Bộ Công thương đã lên kế hoạch với các công ty lương thực lớn, như Công ty Lương thực miền Nam, để có kế hoạch điều tiết gạo ra miền Bắc khi cần thiết.
Trao đổi với PV.TS, Phó Cục trưởng Phan Huy Thông nói rằng, chưa thể nói trước được sản lượng lúa đông xuân phía Bắc sẽ ra sao vì phải chờ đến giữa tháng 3, khi công việc gieo cấy, chăm sóc bước đầu được hoàn tất. Ông Thông cho biết, lo nhất là khi cấy lúa muộn, lúc cây trổ bông hạt dễ bị lép do nắng nóng - mà xác suất này là rất cao.
Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực dự báo giá gạo còn tăng cao do nhu cầu tăng mạnh trên thị trường thế giới. Điển hình là cầu gạo từ châu Phi và khu vực Trung Đông (do hạn hán và dân số tăng) lên cao ngay trong những tháng đầu năm. Hơn nữa, theo ông Thông, thời tiết giá lạnh không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng mất mùa do giá rét. Do vậy, xu hướng lương thực khan hiếm, giá tăng dễ xảy ra. Ngoài ra, nguồn cung cũng khan hiếm tại một số nước xuất khẩu gạo khiến Thái Lan, sau một thời gian đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa cả kho dự trữ.
Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu được 4,5 triệu tấn gạo. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhận xét, trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, đã có lúc Việt Nam thực hiện rất nghiêm ngặt để khống chế số lượng gạo xuất khẩu hàng tháng và hàng quý nhằm đảm bảo an ninh lương thực và giá cả trong nước.
Điển hình như năm ngoái, khi miền Trung bị lũ lụt, bên cạnh gạo việc xuất gạo dự trữ, Bộ Công thương đã phải điều chuyển gạo từ miền Nam ra để cân đối thị trường.
Do vậy, năm nay, Bộ Công thương đã thống nhất với Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Lương thực, một số tỉnh xuất khẩu gạo ĐBSCL đề xuất cơ chế xuất khẩu gạo trình Chính phủ xem xét. Nguyên tắc chung là điều hành xuất khẩu gạo đề đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đời sống người dân. Không để xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến giá gạo trong nước. Việc xuất khẩu gạo cũng phải cân đối lợi ích 3 nhà: Nhà nước - DN - nhà nông.
"Việc xuất khẩu gạo năm nay sẽ tiếp tục được điều tiết thận trọng, hướng tới các thị trường tập trung là bạn hàng lâu năm. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu có thể không tăng và có thể giảm so với năm 2007. Hiện một số nước có yêu cầu cao nhưng chúng ta chỉ có thể đáp ứng được trong khả năng có thể. Philippines yêu cầu 1,5 triệu tấn nhưng ta chỉ đáp ứng được 1 triệu tấn. Đối với các thị trường lớn, cần đáp ứng để giữ thị phần lâu dài; đồng thời, tăng xuất khẩu thương mại", Thứ trưởng Biên nói.
Năm ngoái, xuất khẩu gạo của Việt Nam tuy giảm về số lượng (2%) so năm 2006 nhưng lại kim ngạch lại tăng tới 15%. Đó là nhờ giá gạo xuất khẩu bình quân cả năm đạt 295 USD/tấn, cao hơn mức giá bình quân năm 2006 tới 41 USD/tấn.
“Thiệt hại trong xuất khẩu gạo chỉ là phép tính cơ học!”
http://dantri.com.vn/kinhdoanh/Thiet-hai-trong-xuat-khau-gao-chi-la-phep-tinh-co-hoc/2008/8/244850.vip
Thứ Tư, 06/08/2008 - 7:37 AM
“Thiệt hại trong xuất khẩu gạo chỉ là phép tính cơ học!”
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên tại buổi họp báo.
(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã nhấn mạnh như vậy tại phiên họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 5/8. Rất nhiều vấn đề liên quan tới các mặt hàng thiết yếu cũng đã được lãnh đạo các bộ thông tin trong buổi họp này.
Tại buổi họp báo, xung quanh việc xuất khẩu gạo, một câu hỏi đã được đặt ra là tại thời điểm giá gạo lên cao (1.200 USD/tấn) chúng ta hạn chế xuất khẩu, trong khi gần đây, giá gạo xuống thấp lại tăng cường xuất khẩu khiến cho thiệt hại lên đến 500 triệu USD?
Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, điều hành việc xuất khẩu gạo là tổ liên ngành của Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Hiệp hội lương thực… Theo ông, giá lương thực thế giới thời gian qua có yếu tố đột biến và khó dự đoán. Có thời điểm giá gạo lên tới 1.200 USD/tấn, tuy nhiên đó không phải là giá thực, chỉ diễn biến trong thời gian ngắn. Điều này có phần giống như giá gạo trong nước có lúc sốt “ảo” lên đến 20.000/kg.
Cũng theo ông Biên, đầu năm 2008 do thiên tai, lũ lụt đã khiến giá gạo lên cao. Tuy nhiên, hiện nay tình hình này đã được khắc phục, các nước Ấn Độ, Thái Lan, Ai Cập đã mở cửa xuất khẩu nên giá lương thực thay đổi. Thêm nữa, theo Thứ trưởng, giá gạo Hè Thu bao giờ cũng thấp hơn giá gạo Đông Xuân.
Từ những phân tích của mình ông Biên bày tỏ quan điểm: “Lập luận nói thiệt hại mấy triệu đô trong việc xuất khẩu lúa gạo là không có cơ sở, chỉ là phép tính cơ học”.
Về xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Biên cho biết, hiện đang thực hiện các hợp đồng đã kí cho đến hết tháng 9. Trong trường hợp tiếp tục xuất khẩu gạo, tổ liên ngành sẽ có văn bản trình lên Chính phủ.
Ông Biên cũng cho rằng, không có chuyện, tiền thu từ xuất khẩu gạo chỉ đủ nhập khẩu phân bón. Trong 7 tháng qua đã xuất khẩu 2,7 triệu tấn thu về 1,8 tỉ USD, trong khi chi phí nhập khẩu phân bón thấp hơn nhiều. Chưa kể, phân bón được dùng cho nhiều loại cây trồng khác nhau, không chỉ có lúa.
Về giá xăng dầu trong nước, ông Biên cho biết, vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra sau thời điểm nước ta tăng giá xăng dầu, 21/7.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, giá dầu thế giới đã giảm xuống trong những ngày qua nhưng trong nước chưa thể điều chỉnh giá xăng dầu do giá thế giới vẫn diễn biến phức tạp và hiện đang có những dự đoán khác nhau. Thêm nữa, việc chưa điều chỉnh giá cũng là để có thời gian cho các doanh nghiệp bù lỗ…
Ông Hà khẳng định, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình để tham mưu để Chính phủ có chính sách phù hợp.
Liên quan đến giá giấy tăng cao khiến cho báo chí gặp nhiều khó khăn, ông Hà cho biết, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Công thương về việc giảm thuế nhập khẩu giấy.
Về giá điện, than (cho các hộ tiêu thụ lớn), giá nước sinh hoạt, vé xe buýt, ông Trần Quốc Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Chính phủ chủ trương không tăng giá các mặt hàng này từ nay đến cuối năm 2008.
Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng đã thông tin xung quanh việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Trả lời câu hỏi về việc trong số 34 người đứng đầu lãnh đạo sở, ban, ngành của Hà Nội mới chỉ có 4 người là cán bộ Hà Tây, ông Khanh cho biết, việc bổ nhiệm cán bộ của TP thực hiện đúng theo qui trình của Trung ương.
Cụ thể, lãnh đạo TP Hà Nội cũ và lãnh đạo tỉnh Hà Tây đã có buổi làm việc đặt ra tiêu chuẩn của cán bộ cũng như những yêu cầu về nhiệm vụ của Hà Nội mới. Thường vụ Thành uỷ Hà Nội mới đã họp và bỏ phiếu kín giới thiệu các chức danh để chính quyền quyết định. Việc bố trí cán bộ đúng qui trình và được thông báo công khai ra BCH Đảng bộ.
Cấn Cường
Thứ Tư, 06/08/2008 - 7:37 AM
“Thiệt hại trong xuất khẩu gạo chỉ là phép tính cơ học!”
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên tại buổi họp báo.
(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã nhấn mạnh như vậy tại phiên họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 5/8. Rất nhiều vấn đề liên quan tới các mặt hàng thiết yếu cũng đã được lãnh đạo các bộ thông tin trong buổi họp này.
Tại buổi họp báo, xung quanh việc xuất khẩu gạo, một câu hỏi đã được đặt ra là tại thời điểm giá gạo lên cao (1.200 USD/tấn) chúng ta hạn chế xuất khẩu, trong khi gần đây, giá gạo xuống thấp lại tăng cường xuất khẩu khiến cho thiệt hại lên đến 500 triệu USD?
Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, điều hành việc xuất khẩu gạo là tổ liên ngành của Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Hiệp hội lương thực… Theo ông, giá lương thực thế giới thời gian qua có yếu tố đột biến và khó dự đoán. Có thời điểm giá gạo lên tới 1.200 USD/tấn, tuy nhiên đó không phải là giá thực, chỉ diễn biến trong thời gian ngắn. Điều này có phần giống như giá gạo trong nước có lúc sốt “ảo” lên đến 20.000/kg.
Cũng theo ông Biên, đầu năm 2008 do thiên tai, lũ lụt đã khiến giá gạo lên cao. Tuy nhiên, hiện nay tình hình này đã được khắc phục, các nước Ấn Độ, Thái Lan, Ai Cập đã mở cửa xuất khẩu nên giá lương thực thay đổi. Thêm nữa, theo Thứ trưởng, giá gạo Hè Thu bao giờ cũng thấp hơn giá gạo Đông Xuân.
Từ những phân tích của mình ông Biên bày tỏ quan điểm: “Lập luận nói thiệt hại mấy triệu đô trong việc xuất khẩu lúa gạo là không có cơ sở, chỉ là phép tính cơ học”.
Về xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Biên cho biết, hiện đang thực hiện các hợp đồng đã kí cho đến hết tháng 9. Trong trường hợp tiếp tục xuất khẩu gạo, tổ liên ngành sẽ có văn bản trình lên Chính phủ.
Ông Biên cũng cho rằng, không có chuyện, tiền thu từ xuất khẩu gạo chỉ đủ nhập khẩu phân bón. Trong 7 tháng qua đã xuất khẩu 2,7 triệu tấn thu về 1,8 tỉ USD, trong khi chi phí nhập khẩu phân bón thấp hơn nhiều. Chưa kể, phân bón được dùng cho nhiều loại cây trồng khác nhau, không chỉ có lúa.
Về giá xăng dầu trong nước, ông Biên cho biết, vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra sau thời điểm nước ta tăng giá xăng dầu, 21/7.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, giá dầu thế giới đã giảm xuống trong những ngày qua nhưng trong nước chưa thể điều chỉnh giá xăng dầu do giá thế giới vẫn diễn biến phức tạp và hiện đang có những dự đoán khác nhau. Thêm nữa, việc chưa điều chỉnh giá cũng là để có thời gian cho các doanh nghiệp bù lỗ…
Ông Hà khẳng định, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình để tham mưu để Chính phủ có chính sách phù hợp.
Liên quan đến giá giấy tăng cao khiến cho báo chí gặp nhiều khó khăn, ông Hà cho biết, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Công thương về việc giảm thuế nhập khẩu giấy.
Về giá điện, than (cho các hộ tiêu thụ lớn), giá nước sinh hoạt, vé xe buýt, ông Trần Quốc Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Chính phủ chủ trương không tăng giá các mặt hàng này từ nay đến cuối năm 2008.
Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng đã thông tin xung quanh việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Trả lời câu hỏi về việc trong số 34 người đứng đầu lãnh đạo sở, ban, ngành của Hà Nội mới chỉ có 4 người là cán bộ Hà Tây, ông Khanh cho biết, việc bổ nhiệm cán bộ của TP thực hiện đúng theo qui trình của Trung ương.
Cụ thể, lãnh đạo TP Hà Nội cũ và lãnh đạo tỉnh Hà Tây đã có buổi làm việc đặt ra tiêu chuẩn của cán bộ cũng như những yêu cầu về nhiệm vụ của Hà Nội mới. Thường vụ Thành uỷ Hà Nội mới đã họp và bỏ phiếu kín giới thiệu các chức danh để chính quyền quyết định. Việc bố trí cán bộ đúng qui trình và được thông báo công khai ra BCH Đảng bộ.
Cấn Cường
Xuất khẩu gạo phải chịu thuế tuyệt đối
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/07/3BA04B91/
Xuất khẩu gạo phải chịu thuế tuyệt đối
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định áp thuế tuyệt đối với mặt hàng gạo và phân bón xuất khẩu. Mức thuế cao nhất là 2,9 triệu đồng đối với mỗi tấn gạo và 5.000 đồng cho mỗi kg phân bón.
Mặt hàng gạo chịu 8 mức thuế tuyệt đối được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm). Gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD một tấn sẽ chịu thuế 500.000 đồng. Loại gạo có giá từ 700 USD đến dưới 800 USD một tấn chịu thuế 600.000 đồng...
Gạo xuất khẩu của Việt Nam đang được giá. Ảnh: Hoàng Hà.
Mức thuế tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800 đồng đến 2,9 triệu đồng một tấn theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo tương ứng từ 800 USD một tấn đến 1.300 USD một tấn.
Đối với mặt hàng phân bón, mức thuế tuyệt đối 4.000 đồng cho mỗi kg được áp dụng đối với phân SA và DAP. Mức 5.000 đồng cho mỗi kg đối với phân urê và Kali.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất khẩu được hơn 2,2 triệu tấn gạo, tăng 19% về số lượng và gấp hai lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Chỉ tiêu xuất khẩu gạo đề ra từ đầu năm của VN là xuất khẩu khoảng 4-4,5 triệu tấn gạo, sau đó Bộ Công Thương điều chỉnh xuống còn 3,5-4 triệu. Hồi tháng 4, do lo ngại tình hình lạm phát, cân đối cung cầu gạo trên thế giới, Chính phủ quyết định tạm dừng việc xuất khẩu gạo để đảm bảo ổn định lương thực trong nước.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Đông Xuân năm 2008, VN thắng lớn, tổng sản lượng lúa cả năm dự kiến đạt khoảng 37 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2007. Sau khi cân đối đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, cơ quan này cho nằm năm 2008 VN có thể xuất khẩu khoảng trên 4,5 triệu tấn gạo.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực VN cũng tiến hành xây dựng đề án quỹ gạo nhằm bình ổn hệ thống phân phối và đủ nguồn cung để can thiệp thị trường khi xảy ra biến động giá. Theo kế hoạch, quỹ này sẽ dự trữ khoảng 100.000 tấn gạo, do Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam đảm nhận.
Hồng Anh
Xuất khẩu gạo phải chịu thuế tuyệt đối
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định áp thuế tuyệt đối với mặt hàng gạo và phân bón xuất khẩu. Mức thuế cao nhất là 2,9 triệu đồng đối với mỗi tấn gạo và 5.000 đồng cho mỗi kg phân bón.
Mặt hàng gạo chịu 8 mức thuế tuyệt đối được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm). Gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD một tấn sẽ chịu thuế 500.000 đồng. Loại gạo có giá từ 700 USD đến dưới 800 USD một tấn chịu thuế 600.000 đồng...
Gạo xuất khẩu của Việt Nam đang được giá. Ảnh: Hoàng Hà.
Mức thuế tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800 đồng đến 2,9 triệu đồng một tấn theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo tương ứng từ 800 USD một tấn đến 1.300 USD một tấn.
Đối với mặt hàng phân bón, mức thuế tuyệt đối 4.000 đồng cho mỗi kg được áp dụng đối với phân SA và DAP. Mức 5.000 đồng cho mỗi kg đối với phân urê và Kali.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất khẩu được hơn 2,2 triệu tấn gạo, tăng 19% về số lượng và gấp hai lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Chỉ tiêu xuất khẩu gạo đề ra từ đầu năm của VN là xuất khẩu khoảng 4-4,5 triệu tấn gạo, sau đó Bộ Công Thương điều chỉnh xuống còn 3,5-4 triệu. Hồi tháng 4, do lo ngại tình hình lạm phát, cân đối cung cầu gạo trên thế giới, Chính phủ quyết định tạm dừng việc xuất khẩu gạo để đảm bảo ổn định lương thực trong nước.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Đông Xuân năm 2008, VN thắng lớn, tổng sản lượng lúa cả năm dự kiến đạt khoảng 37 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2007. Sau khi cân đối đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, cơ quan này cho nằm năm 2008 VN có thể xuất khẩu khoảng trên 4,5 triệu tấn gạo.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực VN cũng tiến hành xây dựng đề án quỹ gạo nhằm bình ổn hệ thống phân phối và đủ nguồn cung để can thiệp thị trường khi xảy ra biến động giá. Theo kế hoạch, quỹ này sẽ dự trữ khoảng 100.000 tấn gạo, do Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam đảm nhận.
Hồng Anh
Ngừng đánh thuế xuất khẩu gạo
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=294393&ChannelID=11
Thứ Năm, 25/12/2008, 08:47 (GMT+7)
Ngừng đánh thuế xuất khẩu gạo
TT - Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện việc ngưng đánh thuế xuất khẩu gạo. Theo đó, kể từ ngày 19-12-2008, VN không áp dụng các mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng gạo xuất khẩu.
Trước đó, theo quyết định của Thủ tướng ban hành ngày 21-7-2008, gạo xuất khẩu chịu mức thuế tuyệt đối kể từ giá xuất khẩu khởi điểm là 600 USD/tấn. Sau đó mức khởi điểm chịu thuế được nâng lên tương ứng với giá xuất 800 USD/tấn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN (VFA), cho biết việc cắt giảm thuế xuất khẩu gạo lần này chưa có tác động trực tiếp đến xuất khẩu gạo của VN vì hiện giá xuất khẩu gạo thấp hơn mức 800 USD/tấn khá nhiều.
Theo VFA, tính đến ngày 19-12-2008, VN đã xuất khẩu được 4.479.336 tấn gạo, trị giá FOB 2,576 tỉ USD.
TRẦN MẠNH
Thứ Năm, 25/12/2008, 08:47 (GMT+7)
Ngừng đánh thuế xuất khẩu gạo
TT - Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện việc ngưng đánh thuế xuất khẩu gạo. Theo đó, kể từ ngày 19-12-2008, VN không áp dụng các mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng gạo xuất khẩu.
Trước đó, theo quyết định của Thủ tướng ban hành ngày 21-7-2008, gạo xuất khẩu chịu mức thuế tuyệt đối kể từ giá xuất khẩu khởi điểm là 600 USD/tấn. Sau đó mức khởi điểm chịu thuế được nâng lên tương ứng với giá xuất 800 USD/tấn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN (VFA), cho biết việc cắt giảm thuế xuất khẩu gạo lần này chưa có tác động trực tiếp đến xuất khẩu gạo của VN vì hiện giá xuất khẩu gạo thấp hơn mức 800 USD/tấn khá nhiều.
Theo VFA, tính đến ngày 19-12-2008, VN đã xuất khẩu được 4.479.336 tấn gạo, trị giá FOB 2,576 tỉ USD.
TRẦN MẠNH
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2008
Cả nhà mắc bệnh dạ dày!

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=293838&ChannelID=12
Thứ Hai, 22/12/2008, 05:20 (GMT+7)
Cả nhà mắc bệnh dạ dày!
Đề phòng lây nhiễm H.pylori, tốt nhất là tập cách dùng đũa hai đầu - Ảnh: N.C.T.
TT - Trong khi chữa bệnh, chúng tôi gặp nhiều người cùng một gia đình từ ông bà, cha mẹ, các con cháu đến khám vì đau bụng trên rốn, ợ hơi, ăn không tiêu, đầy bụng và kể cả hơi thở có mùi hôi... Khi chẩn đoán bằng nội soi dạ dày - tá tràng hoặc thử nghiệm hơi thở hoặc thử máu... hầu như cả gia đình đều nhiễm Helicobacter pylori.
Vi khuẩn H.pylori được phát hiện từ năm 1982, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được văcxin hữu hiệu để phòng ngừa lây nhiễm và tái nhiễm.
Vi khuẩn H.pylori được coi là nguyên nhân của nhiều bệnh dạ dày-tá tràng. Trong điều trị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.pylori, phải tiệt trừ H.pylori mới có thể khỏi bệnh. Hiệu quả của điều trị tiệt trừ H.pylori phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng kháng thuốc đang ngày một gia tăng của vi khuẩn với các kháng sinh sử dụng.
Trong hoàn cảnh và điều kiện hiện nay, khi mà mỗi ngày người bệnh đến khám vì các bệnh đường tiêu hóa, chủ yếu là viêm dạ dày ngày một đông và nhiều hơn, việc đề ra các biện pháp phòng ngừa là hết sức quan trọng và cần thiết.
Nhiễm H.pylori đầu tiên do lây truyền từ việc tiếp xúc giữa người và người. Ðối với trẻ em các nước đang phát triển tại khoa nhi, trại trẻ mồ côi... việc lây truyền từ người sang người xảy ra trong mối quan hệ khép kín. Ở các nước phương Tây, đường lây truyền cho trẻ xảy ra trong gia đình khi cha hoặc mẹ hoặc cả hai bị nhiễm, hơn là việc tiếp xúc với những người bị nhiễm trong cộng đồng.
Con đường lây nhiễm
Lây nhiễm H.pylori qua đường "miệng - miệng". Khoang miệng có thể được xem là nơi chứa vi khuẩn H.pylori. Miệng có thể được xem là nguồn lây nhiễm cũng như tái nhiễm H.pylori.
Lây nhiễm H.pylori qua đường "dạ dày - miệng". Hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản có thể đưa vi khuẩn từ dạ dày lên miệng, và H.pylori bám vào các mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng. Những chất nôn và nhất là vừa mới nôn ở trẻ em là con đường lây nhiễm thường gặp tại trường học nếu trẻ bị nhiễm nôn ói.
VN chưa điều tra
Ở các nước phương Tây, tỉ lệ nhiễm H.pylori tăng theo tuổi. Tỉ lệ nhiễm H.pylori vào khoảng 20% dưới 40 tuổi và khoảng 50% trên 60 tuổi. Ở Quảng Đông, Trung Quốc, tỉ lệ nhiễm H.pylori năm 2003 ở trẻ từ 1-5 tuổi là 19,4%. Ở nước ta chưa có những điều tra cụ thể về vấn đề này.
Lây nhiễm H.pylori qua phân. Hiện nay, việc thử phân để chẩn đoán H.pylori đang được thực hiện tại một số bệnh viện trong nước.
Lây nhiễm H.pylori có thể xảy ra cho các nha sĩ và nha công trong khi làm răng. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - nội soi nhiễm H.pylori cao hơn so với bác sĩ khác do hằng ngày tiếp xúc với dịch dạ dày và các mẫu sinh thiết lấy qua nội soi.
Nước có thể là một trung gian truyền bệnh.
Việc phát hiện vi khuẩn H.pylori ở mèo cho thấy vật nuôi có thể là một trong các nguồn lây nhiễm H.pylori. Lây truyền H.pylori có thể từ động vật. Công nhân làm việc ở lò mổ nhiễm H.pylori cao hơn so với nhóm đối chứng.
Dự phòng lây nhiễm
Vệ sinh ăn uống: không nên ăn rau sống nếu rửa không sạch. Nếu dùng nguồn nước ao tù, nước sông... vẫn có nguy cơ bị nhiễm H.pylori.
Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là do cách ăn uống chung trong gia đình. Thí dụ trong gia đình có người nhiễm H.pylori, khi ăn mọi người chấm cùng một chén nước mắm hay người bị nhiễm không dùng đũa riêng để gắp thức ăn... Như vậy để hạn chế và tránh lây nhiễm nên dọn mỗi người một khẩu phần ăn riêng, hoặc khi ăn phải lấy riêng mỗi người một chén nước mắm rót vừa đủ ăn, nếu ăn không hết cần đổ bỏ. Khi lấy thức ăn nơi đĩa hoặc chén canh... cần tập thói quen sử dụng muỗng (thìa) chung cho riêng từng món. Xin nhắc lại câu nói đại ý của ông bà: "Khi ăn chung, gắp thức ăn chung phải trở đầu đũa".
Xử lý các chất thải và phân cho vệ sinh và hợp lý. Tuyệt đối không dùng phân để bón và tưới cây, tưới rau. Vệ sinh trong nhà trẻ và trường học cũng hết sức lưu ý để tránh lây nhiễm cho trẻ, như không dùng muỗng chung để đút thức ăn cho nhiều cháu... và chú ý vệ sinh, dọn sạch các chất nôn ói từ trẻ. Thay đổi thói quen không tốt như lấy tay thấm nước bọt để đếm tiền, lật tài liệu... Rửa tay sạch trước khi ăn. Từ bỏ thói quen ở người mẹ nhai cơm nát để đút cho con.
PGS.TS TRẦN THIỆN TRUNG
(BV ÐH Y dược TP.HCM)
Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008
Đối thoại về thế hệ 8X
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=66236&ChannelID=7
Chủ Nhật, 06/02/2005, 15:17 (GMT+7)
Đối thoại về thế hệ 8X
Ngô Tự Lập, nhà văn, nhà nghiên cứu, đang học tập và giảng dạy tại ĐH Illinois, Hoa Kỳ:
8X cần được khuyến khích sự độc đáo
* Giáo dục ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy lớp trẻ, đặc biệt là thế hệ 8X đang là học sinh, sinh viên?
Nhiệm vụ đầu tiên của giáo dục là dạy nói thật. nói thật là bài học đầu tiên để làm người. Nhưng ở ta, trẻ em thường phải học thuộc và nói những điều các em không nghĩ. Hãy thử xem trên truyền hình, ta sẽ thấy các em ăn nói toàn giọng người lớn, leo lẻo hoặc ngượng ngập, mất tự nhiên. Nhưng điều đáng lo ngại là các em sẽ nhận thấy rằng nói dối sẽ được ngợi khen. Tình trạng gian dối, trốn thuế, chạy điểm, mua bằng và nhất là lối sống hai mặt có lẽ bắt nguồn từ đó.
Về phương pháp giáo dục, chúng ta còn nặng tính áp đặt. Ở ta, dù ở cấp phổ thông hay đại học, ông thầy đều chỉ là người có môt túi kiến thức. Trong trường hợp tốt nhất, khi người học nhận được hết kiến thức của thầy và kiến thức của thầy không sai, thì cùng lắm trò cũng chỉ bằng ông thầy. Nền giáo dục của ta nhằm đào tạo ra người biết nhiều trong khi người trí thức phải là người luôn luôn muốn và biết phát hiện vấn đề, đồng thời tìm cách giải quyết các vấn đề ấy. Giáo dục phổ thông của ta có lẽ không tồi lắm, nhưng giáo dục đại học thì rất đáng lo ngại.
Khía cạnh khác là tạo dựng lòng tin của học sinh. Muốn sáng tạo thì phải có lòng tự tin. Một trong những mục đích của trường học ở Mỹ là giúp trẻ tự tin vào bản thân nó. Cách chấm điểm, chẳng hạn, không nên sử dụng như là công cụ để xếp thứ bậc học sinh và đánh giá giáo viên, điều khiến giáo viên chạy theo thành tích ảo và khiến đứa trẻ tự ti vì thua chị kém em. Thử hỏi, một học sinh từ lớp một đến lớp mười hai luôn đứng bét lớp, trượt xuống, làm sao có đủ tự tin để học tập, nhất là khi tất cả bạn bè đều biết điều đó?
Cuối cùng là thể thao. Ở lớp Học viết, khi tôi cho viết bài luận về bản thân, có tới hai phần ba trong số 18 sinh viên viết về thể thao. Có sinh viên suốt cả học kỳ không viết về điều gì khác ngoài thể thao. Phải khỏe thì mới có thể học tốt, làm việc tốt và cả yêu tốt được…
* Hoài bão của anh hiện nay là gì?
Năm 17 tuổi, tôi tự nhủ sẽ biết ít nhất 4 ngoại ngữ. Tuy nhiên, với tôi, đó là ý định chứ không phải hoài bão. Hoài bão giống như ước mơ, nhưng đó là những ước mơ dược hoạch định. Hoài bão chỉ có ở người trẻ, tôi không còn trẻ nữa, tôi chỉ có các kế hoạch mà thôi.
* Anh có quan tâm đến chuyện tích lũy kinh nghiệm? Kinh nghiệm của người già có tác dụng gì đối với người trẻ 8X?
Người trẻ luôn cần học hỏi kinh nghiệm của người già, nhưng người già cũng cần học hỏi kinh nghiệm của người trẻ. Kinh nghiệm không phải đo bằng tuổi tác mà đo bằng chất lượng sống, chất lượng nghĩ… Người thông minh và cần cù chỉ cần một năm làm việc có thể có nhiều kinh nghiệm hơn một kẻ đã làm việc hàng chục năm trong nghề. Với tôi, tích lũy kinh nghiệm là điều cần làm, nhưng phải nói câu “rút kinh nghiệm” nhiều lần thì nên phải tránh!
Là người không còn trẻ nữa, tôi nghĩ rằng người cần học, cần làm mới mình hơn cả chính là người già chứ không phải người trẻ. Một cô gái trẻ đâu cần trang điểm mà vẫn đẹp? Chỉ người già mới cần trang điểm. Bản thân tôi chẳng hạn. Tôi có máy tính từ năm 1991, khi đại đa số người dân Hà Nội chưa biết hình thù nó ra sao. Ngày nay trình độ tin học của tôi còn thua con trai tôi, mới 9 tuổi.
Tạ Bích Loan, nhà báo, Phó trưởng ban VTV3:
Tuổi trẻ tài cao không còn là "chuyện lạ Việt Nam"!
* Một nét tính cách của thế hệ 8X mà chị thấy được?
Tính cá nhân cao hơn thế hệ đi truớc: có nhiều hơn những người biết rõ giá trị của bản thân, luôn cố gắng làm giàu giá trị đó và tìm cách khẳng định nó. Họ có những suy luận độc lập. Tôi thường xuyên "phải" ngạc nhiên và thấy thú vị khi nói chuyện với họ. Có điều tôi băn khoăn, liệu tính cá nhân cao hơn có nghĩa là người ta sẽ cô đơn hơn không?
* Theo chị, giới trẻ 8X có gì khác so với những thế hệ đi trước?
Thật ra thì 8X và các X khác khi còn trẻ cũng không khác biệt lắm đâu, nếu như chúng ta đọc lại những cuốn hồi ký hoặc xem lại những bộ phim cũ. Ai trẻ mà chẳng đầy nhiệt huyết, khát vọng thay đổi thế giới. Ai trẻ mà chẳng tự tin vào sức mình và thấy "đường không xa núi chẳng mấy cách chia, trong đáy mắt mùa xuân là vĩnh viễn" (Xuân Quỳnh).
Tuy vậy tôi cũng cảm thấy bây giờ những người trẻ tuổi hình như tính toán nhiều hơn, có phải vì họ luôn phải cạnh tranh quyết liệt để khẳng mình không? Họ ít biết hy sinh hơn, có nghĩa là ích kỷ hơn bố mẹ họ. Hay là vì thế hệ đi trước sống trong hoàn cảnh khác? Và điều băn khoăn này của tôi được giải tỏa khi phỏng vấn các bạn trẻ trở về từ những đợt Thanh niên tình nguyện hoặc Mùa hè xanh.
* "Hãy viết ra một khẩu hiệu và hãy tập sống theo khẩu hiệu đó". Có một lời khuyên như vậy. Nếu chị là một người 8X, chị sẽ tự vạch cho mình một khẩu hiệu sống như thế nào?
Tôi thích câu nói mà Bác Hồ đã nói với thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... Và ngoài ra, tôi thích một câu hát trong một bài hát tiếng Nga: Mối quan tâm của chúng ta thật giản dị, mối quan tâm của chúng ta là để Tổ Quốc sống mãi...
Nguyễn Tử Quảng, Hiệp sĩ Công nghệ thông tin, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng (ĐH Bách Khoa Hà Nội):
Khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao
* Anh nhận thấy 8X Việt còn phải tích lũy thêm điều gì?
Tôi thấy điều mà thanh niên VN thua kém thanh niên nước ngoài là sự chủ động. Tuy rằng đã có rất nhiều người trong số các bạn 8X đã rất năng động, nhưng phải nói một tình trạng chung là phần lớn thiếu sự chủ động. Bao giờ trong buổi học đầu năm học cho một lớp SV mới, đặc biệt là các em mới vào trường tôi cũng phải "lên lớp" một bài về việc này. Tôi hỏi "Các em có biết lúc bằng tuổi các em thì Bác Hồ, Bác Giáp đã làm gì?", phần lớn các em đều trả lời được.
Sau đó tôi hỏi tiếp: "Thế vậy các em còn nghĩ mình còn nhỏ không?", cả lớp thường im lặng và các bạn hiểu tôi muốn nói gì. Cái thiếu chủ động là ở đó, các bạn vẫn nghĩ rằng mình còn nhỏ, mọi việc đã có gia đình, ngay cả việc học có khi cũng là học vì gia đình, vì một guồng quay chung, học hết phổ thông thì lên ĐH, hết ĐH lên cao học... chừng nào còn lớp thì còn học và chẳng biết học để làm gì, động lực của việc học không phải là để làm việc.
Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc cà phê Trung Nguyên, Nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc ASEAN 2004:
Sáng tạo là động lực đột phá hàng đầu
* "Khi tôi bằng tuổi anh bây giờ, tôi sẽ giàu hơn anh, nổi tiếng hơn anh!". Nếu một người trẻ tuổi thế hệ 8X "tuyên chiến" với ông chủ của cà phê Trung Nguyên như vậy, anh đáp lại sao?
Rất tốt! Sự kế thừa luôn phải là những con người xuất sắc, đột phá, có những ý tưởng mạnh mẽ, đầy sáng tạo và cùng vì sự lớn mạnh của đất nước.
* "Phải giàu cho cả dân tộc lên ngôi", nhiều người trẻ rất phấn khích với câu nói này của anh, nhưng làm sao để giàu thì nhiều người cũng không có câu trả lời. Anh nghĩ sao về điều này?
Trước đây, ông cha ta chiến đấu chống giặc ngoại xâm không ngoài mục đích giành độc lập tự do cho dân tộc. Vậy hôm nay, chúng ta kinh doanh làm giàu không chỉ cho riêng bản thân mình mà phải hướng đến làm giàu cho đất nước. Chúng ta không chỉ đổi đời cho riêng mình mà đang làm thay đổi cuộc đời của nhiều người, nhiều thế hệ và vận hội của cả một dân tộc, một quốc gia.
Điều quan trọng là các bạn phải giàu khát vọng làm giàu mà chính những quốc gia rất gần ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những minh chứng rất sống động và thực tiễn. Họ không có nhiều tài nguyên thuận lợi như nước ta, từ trong đống đổ nát tro tàn của chiến tranh, dân tộc họ đã hun đúc một khát vọng làm giàu, một ý chí mạnh mẽ khẳng định và giới thiệu với thế giới hình ảnh quốc gia trỗi dậy với những biểu tượng của các tập đoàn, của những sản phẩm thương hiệu nổi tiếng. Chỉ cần bây giờ chúng ta có một nửa hào khí của dân tộc năm xưa trong chiến trận thì tôi tin thế hệ bây giờ sẽ làm nên được những điều kỳ diệu cho đất nước trong thời bình.
* Anh thích nét tính cách nào ở người trẻ tuổi thế hệ 8X?
Tính sáng tạo và hoài bão lớn lao hơn trong những điều bình thường. Sự sáng tạo sẽ là nền tảng sức bật không ngừng cho những người trẻ tuổi và những khát khao, ước mơ lớn lao sẽ giúp cho nhiều thế hệ trẻ, cho một quốc gia làm nên được nhiều điều kỳ diệu mang dấu ấn lịch sử.
Theo Sinh viên Việt Nam
Chủ Nhật, 06/02/2005, 15:17 (GMT+7)
Đối thoại về thế hệ 8X
Ngô Tự Lập, nhà văn, nhà nghiên cứu, đang học tập và giảng dạy tại ĐH Illinois, Hoa Kỳ:
8X cần được khuyến khích sự độc đáo
* Giáo dục ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy lớp trẻ, đặc biệt là thế hệ 8X đang là học sinh, sinh viên?
Nhiệm vụ đầu tiên của giáo dục là dạy nói thật. nói thật là bài học đầu tiên để làm người. Nhưng ở ta, trẻ em thường phải học thuộc và nói những điều các em không nghĩ. Hãy thử xem trên truyền hình, ta sẽ thấy các em ăn nói toàn giọng người lớn, leo lẻo hoặc ngượng ngập, mất tự nhiên. Nhưng điều đáng lo ngại là các em sẽ nhận thấy rằng nói dối sẽ được ngợi khen. Tình trạng gian dối, trốn thuế, chạy điểm, mua bằng và nhất là lối sống hai mặt có lẽ bắt nguồn từ đó.
Về phương pháp giáo dục, chúng ta còn nặng tính áp đặt. Ở ta, dù ở cấp phổ thông hay đại học, ông thầy đều chỉ là người có môt túi kiến thức. Trong trường hợp tốt nhất, khi người học nhận được hết kiến thức của thầy và kiến thức của thầy không sai, thì cùng lắm trò cũng chỉ bằng ông thầy. Nền giáo dục của ta nhằm đào tạo ra người biết nhiều trong khi người trí thức phải là người luôn luôn muốn và biết phát hiện vấn đề, đồng thời tìm cách giải quyết các vấn đề ấy. Giáo dục phổ thông của ta có lẽ không tồi lắm, nhưng giáo dục đại học thì rất đáng lo ngại.
Khía cạnh khác là tạo dựng lòng tin của học sinh. Muốn sáng tạo thì phải có lòng tự tin. Một trong những mục đích của trường học ở Mỹ là giúp trẻ tự tin vào bản thân nó. Cách chấm điểm, chẳng hạn, không nên sử dụng như là công cụ để xếp thứ bậc học sinh và đánh giá giáo viên, điều khiến giáo viên chạy theo thành tích ảo và khiến đứa trẻ tự ti vì thua chị kém em. Thử hỏi, một học sinh từ lớp một đến lớp mười hai luôn đứng bét lớp, trượt xuống, làm sao có đủ tự tin để học tập, nhất là khi tất cả bạn bè đều biết điều đó?
Cuối cùng là thể thao. Ở lớp Học viết, khi tôi cho viết bài luận về bản thân, có tới hai phần ba trong số 18 sinh viên viết về thể thao. Có sinh viên suốt cả học kỳ không viết về điều gì khác ngoài thể thao. Phải khỏe thì mới có thể học tốt, làm việc tốt và cả yêu tốt được…
* Hoài bão của anh hiện nay là gì?
Năm 17 tuổi, tôi tự nhủ sẽ biết ít nhất 4 ngoại ngữ. Tuy nhiên, với tôi, đó là ý định chứ không phải hoài bão. Hoài bão giống như ước mơ, nhưng đó là những ước mơ dược hoạch định. Hoài bão chỉ có ở người trẻ, tôi không còn trẻ nữa, tôi chỉ có các kế hoạch mà thôi.
* Anh có quan tâm đến chuyện tích lũy kinh nghiệm? Kinh nghiệm của người già có tác dụng gì đối với người trẻ 8X?
Người trẻ luôn cần học hỏi kinh nghiệm của người già, nhưng người già cũng cần học hỏi kinh nghiệm của người trẻ. Kinh nghiệm không phải đo bằng tuổi tác mà đo bằng chất lượng sống, chất lượng nghĩ… Người thông minh và cần cù chỉ cần một năm làm việc có thể có nhiều kinh nghiệm hơn một kẻ đã làm việc hàng chục năm trong nghề. Với tôi, tích lũy kinh nghiệm là điều cần làm, nhưng phải nói câu “rút kinh nghiệm” nhiều lần thì nên phải tránh!
Là người không còn trẻ nữa, tôi nghĩ rằng người cần học, cần làm mới mình hơn cả chính là người già chứ không phải người trẻ. Một cô gái trẻ đâu cần trang điểm mà vẫn đẹp? Chỉ người già mới cần trang điểm. Bản thân tôi chẳng hạn. Tôi có máy tính từ năm 1991, khi đại đa số người dân Hà Nội chưa biết hình thù nó ra sao. Ngày nay trình độ tin học của tôi còn thua con trai tôi, mới 9 tuổi.
Tạ Bích Loan, nhà báo, Phó trưởng ban VTV3:
Tuổi trẻ tài cao không còn là "chuyện lạ Việt Nam"!
* Một nét tính cách của thế hệ 8X mà chị thấy được?
Tính cá nhân cao hơn thế hệ đi truớc: có nhiều hơn những người biết rõ giá trị của bản thân, luôn cố gắng làm giàu giá trị đó và tìm cách khẳng định nó. Họ có những suy luận độc lập. Tôi thường xuyên "phải" ngạc nhiên và thấy thú vị khi nói chuyện với họ. Có điều tôi băn khoăn, liệu tính cá nhân cao hơn có nghĩa là người ta sẽ cô đơn hơn không?
* Theo chị, giới trẻ 8X có gì khác so với những thế hệ đi trước?
Thật ra thì 8X và các X khác khi còn trẻ cũng không khác biệt lắm đâu, nếu như chúng ta đọc lại những cuốn hồi ký hoặc xem lại những bộ phim cũ. Ai trẻ mà chẳng đầy nhiệt huyết, khát vọng thay đổi thế giới. Ai trẻ mà chẳng tự tin vào sức mình và thấy "đường không xa núi chẳng mấy cách chia, trong đáy mắt mùa xuân là vĩnh viễn" (Xuân Quỳnh).
Tuy vậy tôi cũng cảm thấy bây giờ những người trẻ tuổi hình như tính toán nhiều hơn, có phải vì họ luôn phải cạnh tranh quyết liệt để khẳng mình không? Họ ít biết hy sinh hơn, có nghĩa là ích kỷ hơn bố mẹ họ. Hay là vì thế hệ đi trước sống trong hoàn cảnh khác? Và điều băn khoăn này của tôi được giải tỏa khi phỏng vấn các bạn trẻ trở về từ những đợt Thanh niên tình nguyện hoặc Mùa hè xanh.
* "Hãy viết ra một khẩu hiệu và hãy tập sống theo khẩu hiệu đó". Có một lời khuyên như vậy. Nếu chị là một người 8X, chị sẽ tự vạch cho mình một khẩu hiệu sống như thế nào?
Tôi thích câu nói mà Bác Hồ đã nói với thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... Và ngoài ra, tôi thích một câu hát trong một bài hát tiếng Nga: Mối quan tâm của chúng ta thật giản dị, mối quan tâm của chúng ta là để Tổ Quốc sống mãi...
Nguyễn Tử Quảng, Hiệp sĩ Công nghệ thông tin, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng (ĐH Bách Khoa Hà Nội):
Khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao
* Anh nhận thấy 8X Việt còn phải tích lũy thêm điều gì?
Tôi thấy điều mà thanh niên VN thua kém thanh niên nước ngoài là sự chủ động. Tuy rằng đã có rất nhiều người trong số các bạn 8X đã rất năng động, nhưng phải nói một tình trạng chung là phần lớn thiếu sự chủ động. Bao giờ trong buổi học đầu năm học cho một lớp SV mới, đặc biệt là các em mới vào trường tôi cũng phải "lên lớp" một bài về việc này. Tôi hỏi "Các em có biết lúc bằng tuổi các em thì Bác Hồ, Bác Giáp đã làm gì?", phần lớn các em đều trả lời được.
Sau đó tôi hỏi tiếp: "Thế vậy các em còn nghĩ mình còn nhỏ không?", cả lớp thường im lặng và các bạn hiểu tôi muốn nói gì. Cái thiếu chủ động là ở đó, các bạn vẫn nghĩ rằng mình còn nhỏ, mọi việc đã có gia đình, ngay cả việc học có khi cũng là học vì gia đình, vì một guồng quay chung, học hết phổ thông thì lên ĐH, hết ĐH lên cao học... chừng nào còn lớp thì còn học và chẳng biết học để làm gì, động lực của việc học không phải là để làm việc.
Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc cà phê Trung Nguyên, Nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc ASEAN 2004:
Sáng tạo là động lực đột phá hàng đầu
* "Khi tôi bằng tuổi anh bây giờ, tôi sẽ giàu hơn anh, nổi tiếng hơn anh!". Nếu một người trẻ tuổi thế hệ 8X "tuyên chiến" với ông chủ của cà phê Trung Nguyên như vậy, anh đáp lại sao?
Rất tốt! Sự kế thừa luôn phải là những con người xuất sắc, đột phá, có những ý tưởng mạnh mẽ, đầy sáng tạo và cùng vì sự lớn mạnh của đất nước.
* "Phải giàu cho cả dân tộc lên ngôi", nhiều người trẻ rất phấn khích với câu nói này của anh, nhưng làm sao để giàu thì nhiều người cũng không có câu trả lời. Anh nghĩ sao về điều này?
Trước đây, ông cha ta chiến đấu chống giặc ngoại xâm không ngoài mục đích giành độc lập tự do cho dân tộc. Vậy hôm nay, chúng ta kinh doanh làm giàu không chỉ cho riêng bản thân mình mà phải hướng đến làm giàu cho đất nước. Chúng ta không chỉ đổi đời cho riêng mình mà đang làm thay đổi cuộc đời của nhiều người, nhiều thế hệ và vận hội của cả một dân tộc, một quốc gia.
Điều quan trọng là các bạn phải giàu khát vọng làm giàu mà chính những quốc gia rất gần ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những minh chứng rất sống động và thực tiễn. Họ không có nhiều tài nguyên thuận lợi như nước ta, từ trong đống đổ nát tro tàn của chiến tranh, dân tộc họ đã hun đúc một khát vọng làm giàu, một ý chí mạnh mẽ khẳng định và giới thiệu với thế giới hình ảnh quốc gia trỗi dậy với những biểu tượng của các tập đoàn, của những sản phẩm thương hiệu nổi tiếng. Chỉ cần bây giờ chúng ta có một nửa hào khí của dân tộc năm xưa trong chiến trận thì tôi tin thế hệ bây giờ sẽ làm nên được những điều kỳ diệu cho đất nước trong thời bình.
* Anh thích nét tính cách nào ở người trẻ tuổi thế hệ 8X?
Tính sáng tạo và hoài bão lớn lao hơn trong những điều bình thường. Sự sáng tạo sẽ là nền tảng sức bật không ngừng cho những người trẻ tuổi và những khát khao, ước mơ lớn lao sẽ giúp cho nhiều thế hệ trẻ, cho một quốc gia làm nên được nhiều điều kỳ diệu mang dấu ấn lịch sử.
Theo Sinh viên Việt Nam
NGUYỄN BẢO HOÀNG
http://www.idgvv.com.vn/vietnamese/hoangb.php
NGUYỄN BẢO HOÀNG
Ông Nguyễn Bảo Hoàng hiện là Tổng Giám đốc điều hành cho Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việtnam (IDGVV). Trước khi gia nhập Qũy đầu tư IDG (IDG Ventures), Ông Hoàng đã từng là giám đốc điều hành cho công ty VITC tại khu vực châu Á, một công ty viễn thông Mỹ chuyên về IP và công nghệ. Trong suốt thời gian ông Hoàng làm việc tại VITC, công ty đã tăng trưởng từ một công ty mới được thành lập lên một công ty có doanh thu đạt hơn 30 triệu đô la Mỹ hàng năm. Trước khi làm việc cho VITC, ông Hoàng là cộng sự tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork chuyên nghiên cứu về các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
Trong khi theo học tại trường y khoa, ông Hoàng đã cùng các cộng sự xây dựng nên S2S Medical Publishing chuyên xuất bản sách, các bài kiểm tra thử nghiệm và các tài liệu học tập cho các sinh viên y khoa và các bác sỹ nội trú. Ông cũng giúp thành lập website: medschool.com chuyên sâu vào việc phát triển một hệ thống nghiên cứu học tập từ xa cho các sinh viên y khoa và đã thu hút được hơn 25 triệu đô la vốn đầu tư mạo hiểm. Ông Hoàng đã có trên 8 năm nghiên cứu y khoa và đã có công trình nghiên cứu về chu kỳ và sự suy giảm của protein và sự phát triển của cấu trúc neuron được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành The Journal of Biological Chemistry and Neuron.
Ông học đại học tại Harvard, tại đây ông được học bổng Harvard National Scholar và ông tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển với hạng xuất sắc Magna Cum Laude năm 1995. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, ông Hoàng đã đồng thời tốt nghiệp bác sĩ y khoa và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Northwestern và Kellogg School of Management.
NGUYỄN BẢO HOÀNG
Ông Nguyễn Bảo Hoàng hiện là Tổng Giám đốc điều hành cho Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việtnam (IDGVV). Trước khi gia nhập Qũy đầu tư IDG (IDG Ventures), Ông Hoàng đã từng là giám đốc điều hành cho công ty VITC tại khu vực châu Á, một công ty viễn thông Mỹ chuyên về IP và công nghệ. Trong suốt thời gian ông Hoàng làm việc tại VITC, công ty đã tăng trưởng từ một công ty mới được thành lập lên một công ty có doanh thu đạt hơn 30 triệu đô la Mỹ hàng năm. Trước khi làm việc cho VITC, ông Hoàng là cộng sự tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork chuyên nghiên cứu về các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
Trong khi theo học tại trường y khoa, ông Hoàng đã cùng các cộng sự xây dựng nên S2S Medical Publishing chuyên xuất bản sách, các bài kiểm tra thử nghiệm và các tài liệu học tập cho các sinh viên y khoa và các bác sỹ nội trú. Ông cũng giúp thành lập website: medschool.com chuyên sâu vào việc phát triển một hệ thống nghiên cứu học tập từ xa cho các sinh viên y khoa và đã thu hút được hơn 25 triệu đô la vốn đầu tư mạo hiểm. Ông Hoàng đã có trên 8 năm nghiên cứu y khoa và đã có công trình nghiên cứu về chu kỳ và sự suy giảm của protein và sự phát triển của cấu trúc neuron được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành The Journal of Biological Chemistry and Neuron.
Ông học đại học tại Harvard, tại đây ông được học bổng Harvard National Scholar và ông tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển với hạng xuất sắc Magna Cum Laude năm 1995. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, ông Hoàng đã đồng thời tốt nghiệp bác sĩ y khoa và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Northwestern và Kellogg School of Management.
Bảo Hoàng và quỹ đầu tư 100 triệu USD
http://www.khoahocphattrien.com.vn/news/tuoitrevakhoahoc/?art_id=3179
Bảo Hoàng và quỹ đầu tư 100 triệu USD
26/02/2007 15:53 GMT+7
Là người Mỹ gốc Việt, mặc dù chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ nhưng anh muốn mọi người gọi mình là người Việt Nam. Bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến ở những quốc gia phát triển, Bảo Hoàng đã chọn Việt Nam để khẳng định vị trí lãnh đạo của mình.
Người con đất Việt
Tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển từ ĐH Harvard, bác sĩ y khoa, MBA quản trị tài chính tại ĐH Northwestern, trường quản lý Kellog,… chàng trai trẻ gốc Việt đang quản lý 100 triệu USD của Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam tại Việt Nam.
Nguyễn Bảo Hoàng là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em. Anh theo gia đình “xuất ngoại” sang Mỹ khi mới 22 tháng tuổi tại ngoại ô thủ đô Washington, bang Virginia của nước Mỹ. Năm 1995, Hoàng tốt nghiệp trường Đại học Harvard rồi theo học trường Đại học Y khoa Norwestern. Trong thời gian theo học tại Nowestern, anh đồng thời theo học bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại trường Kellogg School of Management và tốt nghiệp đồng thời với khóa học Bác sỹ.
Hoàng nói tiếng Việt chưa được rành, nhưng anh muốn được gọi là người Việt Nam như xuất xứ. Năm tháng theo gia đình định cư trên đất Mỹ, ký ức về quê hương của anh là những điệu hò xứ Nghệ mà mẹ hát anh nghe, bố cũng kể về những vùng đất mà ông từng đi qua. Vị mặn nồng quê hương như theo lời ru của mẹ thấm dần vào cảm xúc của một người con xa quê lâu ngày. Điều mà Hoàng đặc biệt ấn tượng là câu chuyện về Tết cổ truyền của quê. Hoài cố hương, mỗi khi đến ngày Tết thì bố mẹ cũng sắm lễ, tự tay mình gói bánh chưng và mua cành đào về trang trí. Ngày lễ của dân tộc càng nồng ấm hơn khi anh được gặp gỡ những cán bộ ngoại giao Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và cộng đồng người Việt tại Washington để cùng nhau đón tết.
Năm 1995, lần đầu tiên anh trở lại quê nhà sau thời gian dài xa cách. Nơi đầu tiên anh đặt chân xuống là Hà Nội, cảm nhận của anh lúc đó về một Việt Nam hoàn toàn khác hẳn với những thông tin mà anh truy cập trên Internet hàng ngày. Anh được ăn những món ăn cổ truyền Việt Nam rất ngon, đi thăm nhiều di tích và các thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Sức hút của quê hương, anh đã dành thời gian đi nhiều nơi trong nước. Một vùng quê là như đánh dấu một cảm xúc khác lạ trong dòng máu của con cháu Lạc Hồng. Yêu quê hương, anh quyết chí “học” tiếng mẹ đẻ. Sau gần 5 năm sống ở Việt Nam, anh cho biết mình giống như mọi người xung quanh rồi, vì điều mà anh tự hào nhất là đã nói được tiếng Việt.
Tìm chỗ đứng tại Việt Nam
Trước khi đầu tư vào Việt Nam, Tập đoàn IDG cũng đã cân nhắc rất nhiều, họ cũng không biết hết được những khó khăn thách thức mang tính đặc thù, rất riêng biệt. Chỉ đến khi Patrick J. McGovern - Chủ tịch tập đoàn IDG gặp Bảo Hoàng, bài toán này mới tìm ra lời giải.
Với tầm chiến lược của một kinh tế gia nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, Patrick đã nhìn thấy Việt Nam có thể hoàn toàn vượt lên các đối thủ bằng việc “đón lõng” những công nghệ mới nhất. Theo dự báo của IDG Ventures Việt Nam, 20 năm tới Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 5 thị trường quan trọng nhất về công nghệ của thế giới cùng với Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ, và Bảo Hoàng sẽ là “nhân tố” kết nối lợi thế đó. Bằng những lập luận của mình, Nguyễn Bảo Hoàng đã thuyết phục được hơn 300 nhà lãnh đạo của Tập đoàn IDG khi họ đồng ý đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư mạo hiểm là khái niệm khá mới đối với Việt Nam. Bảo Hoàng cắt nghĩa về IDG Ventures Việt Nam của mình: “Đầu tư mạo hiểm là số vốn bỏ ra để đầu tư vào các công ty hoặc các nghiên cứu mang tính đổi mới và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi tiềm ẩn cả hai khả năng mất vốn hoặc thu được lợi nhuận cao đều có thể xảy ra. Vốn đầu tư mạo hiểm thường được sử dụng cho các nghiên cứu và phát triển (R&D), mở rộng hoạt động, tiếp thị, phát triển nguồn nhân lực, và các chi phí kinh doanh mang tính chiến lược khác để giúp phát triển các doanh nghiệp tư doanh. Nó còn được gọi là “vốn đầu tư mạo hiểm” hay “vốn đầu tư triển vọng. Vốn đầu tư mạo hiểm là số tiền do các nhà quản lý chuyên nghiệp đầu tư vào các công ty có đội ngũ lãnh đạo trẻ và đang tăng trưởng nhanh chóng, có tiềm năng phát triển đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Vốn đầu tư mạo hiểm rất quan trọng đối với các công ty đang ở trong giai đoạn khởi sự doanh nghiệp”.
Trước khi làm TGĐ IDG Ventures Việt Nam, anh cùng bạn bè lập ra website medschool.com chuyên cung cấp các ấn bản đào tạo và thông tin y khoa. Trang Web này đã thu hút được hơn 25 triệu đô la từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thành công với bước khởi nghiệp, anh được mời về làm Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cho công ty viễn thông VITC sau thời gian làm việc tại Goldman Sachs.
Theo Bảo Hoàng, mục tiêu của IDG Ventures Việt Nam là hỗ trợ thị trường công nghệ và công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển. Theo đó, công việc thường xuyên và cơ bản là tìm ra những công ty có tiềm năng và cung cấp vốn và các nguồn lực khác giúp họ phát triển doanh nghiệp. “Chúng tôi đặt kỳ vọng khả năng của các công ty và các doanh nghiệp khi tiến hành đánh giá họ và chúng tôi còn trông chờ hơn ở kết quả mà họ gặt hái được sau khi mà chúng tôi đã đầu tư vào các công ty này” - Bảo Hoàng cho biết thêm.
Ngoài hoạt động đầu tư, IDG Ventures Việt Nam cũng đặt mục tiêu thúc đẩy thị trường công nghệ và công nghệ thông tin ở Việt Nam thông qua việc đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hỗ trợ phát triển tinh thần doanh nghiệp. Với Việt Nam, đầu tư mạo hiểm là một vấn đề khá mới, do đó phải luôn cố gắng làm mọi người hiểu được về ý nghĩa thực sự của đầu tư mạo hiểm cũng như cách thức vận hành của nó. Ngoài ra, IDG Ventures Việt Nam còn đóng vai trò là cầu nối cho thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. “Khi hiểu rõ thị trường Việt Nam, từ đó chúng tôi sẵn sàng giới thiệu những công ty về công nghệ thông tin tốt nhất ở Việt Nam tới các đối tác nước ngoài” - Hoàng nhấn mạnh.
IDG Ventures Việt Nam sẽ đầu tư vào những lĩnh vực nào ở Việt Nam?
Chúng tôi sẽ ưu tiên cho những ý tưởng, doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến công nghệ cao như trò chơi trực tuyến, dịch vụ việc làm qua mạng, dịch vụ cung ứng máy móc, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ du lịch trực tuyến, dịch vụ tài chính trực tuyến, thương mại điện tử, mạng công cộng, dịch vụ địa ốc trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, thanh toán trực tuyến, tư vấn qua mạng, giáo dục trực tuyến. Những gì mà hầu hết các công ty tìm thấy ở IDG Ventures không chỉ là vốn mà họ còn nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi còn có thể hỗ trợ họ trong công tác quản lý điều hành và các chiến lược kinh doanh.
Công nghệ thông tin là lĩnh vực mà IDG Ventures Việt Nam ưu tiên đầu tư vào Việt Nam. Anh có nhận định gì về tiềm năng của lĩnh vực này tại Việt Nam?
- Việt Nam được đánh giá là một thị trường có tốc độ tăng trưởng viễn thông năng động nhất trong khu vực. Dịch vụ truyền thông trực tuyến đang hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng để đầu tư. Với những số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng cao và những tiện ích mà công nghệ Internet và di động mang lại, sử dụng báo điện tử và theo dõi tin tức qua hệ thống truyền hình trực tuyến đang dần thâm nhập vào cộng đồng và trở thành thói quen của một bộ phận rất lớn những người thường xuyên sử dụng Internet. Từ năm 2004 – 2008, mức gia tăng cho chi tiêu công nghệ thông tin của Việt Nam nằm trong top 10 nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, xếp vị trí thứ 4 sau Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Theo dự báo của IDG, với tỷ lệ tăng trưởng 16% như hiện nay, lần đầu tiên công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ vượt Trung Quốc, trên cả các nước như Nhật, Anh, Mỹ, Ý và Úc… 20 năm tới Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 5 thị trường quan trọng nhất về công nghệ của thế giới cùng với Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ.
Có ý kiến cho rằng khi doanh nghiệp được đầu tư thì IDG Ventures Việt Nam sẽ chi phối hoạt động của họ?
- Nhận định như vậy là không đúng, thực tế IDG Ventures Việt Nam là nhà đầu tư chứ không phải “kẻ thống lĩnh” DN. Trong khi pháp luật của Việt Nam quy định rõ tỷ lệ đầu tư tối đa của nhà đầu tư nước ngoài vào DN Việt Nam là 30%, và thông thường IDG không nắm cổ phần chi phối.
Việt Hưng
Bảo Hoàng và quỹ đầu tư 100 triệu USD
26/02/2007 15:53 GMT+7
Là người Mỹ gốc Việt, mặc dù chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ nhưng anh muốn mọi người gọi mình là người Việt Nam. Bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến ở những quốc gia phát triển, Bảo Hoàng đã chọn Việt Nam để khẳng định vị trí lãnh đạo của mình.
Người con đất Việt
Tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển từ ĐH Harvard, bác sĩ y khoa, MBA quản trị tài chính tại ĐH Northwestern, trường quản lý Kellog,… chàng trai trẻ gốc Việt đang quản lý 100 triệu USD của Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam tại Việt Nam.
Nguyễn Bảo Hoàng là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em. Anh theo gia đình “xuất ngoại” sang Mỹ khi mới 22 tháng tuổi tại ngoại ô thủ đô Washington, bang Virginia của nước Mỹ. Năm 1995, Hoàng tốt nghiệp trường Đại học Harvard rồi theo học trường Đại học Y khoa Norwestern. Trong thời gian theo học tại Nowestern, anh đồng thời theo học bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại trường Kellogg School of Management và tốt nghiệp đồng thời với khóa học Bác sỹ.
Hoàng nói tiếng Việt chưa được rành, nhưng anh muốn được gọi là người Việt Nam như xuất xứ. Năm tháng theo gia đình định cư trên đất Mỹ, ký ức về quê hương của anh là những điệu hò xứ Nghệ mà mẹ hát anh nghe, bố cũng kể về những vùng đất mà ông từng đi qua. Vị mặn nồng quê hương như theo lời ru của mẹ thấm dần vào cảm xúc của một người con xa quê lâu ngày. Điều mà Hoàng đặc biệt ấn tượng là câu chuyện về Tết cổ truyền của quê. Hoài cố hương, mỗi khi đến ngày Tết thì bố mẹ cũng sắm lễ, tự tay mình gói bánh chưng và mua cành đào về trang trí. Ngày lễ của dân tộc càng nồng ấm hơn khi anh được gặp gỡ những cán bộ ngoại giao Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và cộng đồng người Việt tại Washington để cùng nhau đón tết.
Năm 1995, lần đầu tiên anh trở lại quê nhà sau thời gian dài xa cách. Nơi đầu tiên anh đặt chân xuống là Hà Nội, cảm nhận của anh lúc đó về một Việt Nam hoàn toàn khác hẳn với những thông tin mà anh truy cập trên Internet hàng ngày. Anh được ăn những món ăn cổ truyền Việt Nam rất ngon, đi thăm nhiều di tích và các thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Sức hút của quê hương, anh đã dành thời gian đi nhiều nơi trong nước. Một vùng quê là như đánh dấu một cảm xúc khác lạ trong dòng máu của con cháu Lạc Hồng. Yêu quê hương, anh quyết chí “học” tiếng mẹ đẻ. Sau gần 5 năm sống ở Việt Nam, anh cho biết mình giống như mọi người xung quanh rồi, vì điều mà anh tự hào nhất là đã nói được tiếng Việt.
Tìm chỗ đứng tại Việt Nam
Trước khi đầu tư vào Việt Nam, Tập đoàn IDG cũng đã cân nhắc rất nhiều, họ cũng không biết hết được những khó khăn thách thức mang tính đặc thù, rất riêng biệt. Chỉ đến khi Patrick J. McGovern - Chủ tịch tập đoàn IDG gặp Bảo Hoàng, bài toán này mới tìm ra lời giải.
Với tầm chiến lược của một kinh tế gia nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, Patrick đã nhìn thấy Việt Nam có thể hoàn toàn vượt lên các đối thủ bằng việc “đón lõng” những công nghệ mới nhất. Theo dự báo của IDG Ventures Việt Nam, 20 năm tới Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 5 thị trường quan trọng nhất về công nghệ của thế giới cùng với Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ, và Bảo Hoàng sẽ là “nhân tố” kết nối lợi thế đó. Bằng những lập luận của mình, Nguyễn Bảo Hoàng đã thuyết phục được hơn 300 nhà lãnh đạo của Tập đoàn IDG khi họ đồng ý đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư mạo hiểm là khái niệm khá mới đối với Việt Nam. Bảo Hoàng cắt nghĩa về IDG Ventures Việt Nam của mình: “Đầu tư mạo hiểm là số vốn bỏ ra để đầu tư vào các công ty hoặc các nghiên cứu mang tính đổi mới và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi tiềm ẩn cả hai khả năng mất vốn hoặc thu được lợi nhuận cao đều có thể xảy ra. Vốn đầu tư mạo hiểm thường được sử dụng cho các nghiên cứu và phát triển (R&D), mở rộng hoạt động, tiếp thị, phát triển nguồn nhân lực, và các chi phí kinh doanh mang tính chiến lược khác để giúp phát triển các doanh nghiệp tư doanh. Nó còn được gọi là “vốn đầu tư mạo hiểm” hay “vốn đầu tư triển vọng. Vốn đầu tư mạo hiểm là số tiền do các nhà quản lý chuyên nghiệp đầu tư vào các công ty có đội ngũ lãnh đạo trẻ và đang tăng trưởng nhanh chóng, có tiềm năng phát triển đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Vốn đầu tư mạo hiểm rất quan trọng đối với các công ty đang ở trong giai đoạn khởi sự doanh nghiệp”.
Trước khi làm TGĐ IDG Ventures Việt Nam, anh cùng bạn bè lập ra website medschool.com chuyên cung cấp các ấn bản đào tạo và thông tin y khoa. Trang Web này đã thu hút được hơn 25 triệu đô la từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thành công với bước khởi nghiệp, anh được mời về làm Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cho công ty viễn thông VITC sau thời gian làm việc tại Goldman Sachs.
Theo Bảo Hoàng, mục tiêu của IDG Ventures Việt Nam là hỗ trợ thị trường công nghệ và công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển. Theo đó, công việc thường xuyên và cơ bản là tìm ra những công ty có tiềm năng và cung cấp vốn và các nguồn lực khác giúp họ phát triển doanh nghiệp. “Chúng tôi đặt kỳ vọng khả năng của các công ty và các doanh nghiệp khi tiến hành đánh giá họ và chúng tôi còn trông chờ hơn ở kết quả mà họ gặt hái được sau khi mà chúng tôi đã đầu tư vào các công ty này” - Bảo Hoàng cho biết thêm.
Ngoài hoạt động đầu tư, IDG Ventures Việt Nam cũng đặt mục tiêu thúc đẩy thị trường công nghệ và công nghệ thông tin ở Việt Nam thông qua việc đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hỗ trợ phát triển tinh thần doanh nghiệp. Với Việt Nam, đầu tư mạo hiểm là một vấn đề khá mới, do đó phải luôn cố gắng làm mọi người hiểu được về ý nghĩa thực sự của đầu tư mạo hiểm cũng như cách thức vận hành của nó. Ngoài ra, IDG Ventures Việt Nam còn đóng vai trò là cầu nối cho thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. “Khi hiểu rõ thị trường Việt Nam, từ đó chúng tôi sẵn sàng giới thiệu những công ty về công nghệ thông tin tốt nhất ở Việt Nam tới các đối tác nước ngoài” - Hoàng nhấn mạnh.
IDG Ventures Việt Nam sẽ đầu tư vào những lĩnh vực nào ở Việt Nam?
Chúng tôi sẽ ưu tiên cho những ý tưởng, doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến công nghệ cao như trò chơi trực tuyến, dịch vụ việc làm qua mạng, dịch vụ cung ứng máy móc, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ du lịch trực tuyến, dịch vụ tài chính trực tuyến, thương mại điện tử, mạng công cộng, dịch vụ địa ốc trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, thanh toán trực tuyến, tư vấn qua mạng, giáo dục trực tuyến. Những gì mà hầu hết các công ty tìm thấy ở IDG Ventures không chỉ là vốn mà họ còn nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi còn có thể hỗ trợ họ trong công tác quản lý điều hành và các chiến lược kinh doanh.
Công nghệ thông tin là lĩnh vực mà IDG Ventures Việt Nam ưu tiên đầu tư vào Việt Nam. Anh có nhận định gì về tiềm năng của lĩnh vực này tại Việt Nam?
- Việt Nam được đánh giá là một thị trường có tốc độ tăng trưởng viễn thông năng động nhất trong khu vực. Dịch vụ truyền thông trực tuyến đang hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng để đầu tư. Với những số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng cao và những tiện ích mà công nghệ Internet và di động mang lại, sử dụng báo điện tử và theo dõi tin tức qua hệ thống truyền hình trực tuyến đang dần thâm nhập vào cộng đồng và trở thành thói quen của một bộ phận rất lớn những người thường xuyên sử dụng Internet. Từ năm 2004 – 2008, mức gia tăng cho chi tiêu công nghệ thông tin của Việt Nam nằm trong top 10 nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, xếp vị trí thứ 4 sau Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Theo dự báo của IDG, với tỷ lệ tăng trưởng 16% như hiện nay, lần đầu tiên công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ vượt Trung Quốc, trên cả các nước như Nhật, Anh, Mỹ, Ý và Úc… 20 năm tới Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 5 thị trường quan trọng nhất về công nghệ của thế giới cùng với Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ.
Có ý kiến cho rằng khi doanh nghiệp được đầu tư thì IDG Ventures Việt Nam sẽ chi phối hoạt động của họ?
- Nhận định như vậy là không đúng, thực tế IDG Ventures Việt Nam là nhà đầu tư chứ không phải “kẻ thống lĩnh” DN. Trong khi pháp luật của Việt Nam quy định rõ tỷ lệ đầu tư tối đa của nhà đầu tư nước ngoài vào DN Việt Nam là 30%, và thông thường IDG không nắm cổ phần chi phối.
Việt Hưng
Ba người trẻ đầu tư mạo hiểm
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=65959&ChannelID=7
http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Dau-tu-tren-Con-nguoi-va-Y-tuong/20583413/217/
http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/IDG-Ventures-Viet-Nam-dau-tu-2-trieu-USD-cho-VC/20749746/217/
http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ba-nguoi-tre-dau-tu-mao-hiem/40065959/275/
Ba người trẻ đầu tư mạo hiểm
Nguyễn Bảo Hoàng là tổng giám đốc của một quĩ đầu tư mạo hiểm lớn nhất nhì VN, có tổng vốn đầu tư lên đến 10 triệu USD: Quĩ IDG Ventures VN (ra đời từ tháng 7-2004).
Thách thức lớn nhất đối với Hoàng là phải săn những ý tưởng kinh doanh độc đáo và những dự án chất lượng để thực hiện kế hoạch giải ngân nguồn vốn 20 triệu USD trong năm 2005.
Đại học Northwestern (Mỹ) là nơi vị tổng giám đốc 33 tuổi này vừa lấy bằng bác sĩ vừa lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Anh cũng là cựu sinh viên Đại học Harvard và đã tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc. Nay với vai trò là người ra các quyết định đầu tư trị giá hàng triệu USD trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại xem ra công việc của Hoàng không đơn giản chút nào. “Cái khó là khoảng cách giữa các DN VN và các quĩ đầu tư vẫn còn khá xa” - Hoàng tâm sự.
Quả thật, với DN VN, đầu tư mạo hiểm vẫn là một khái niệm rất mới. Trong nửa đầu thập niên 190, tám quĩ đầu tư mạo hiểm đã xuất hiện tại VN. Tất cả đều do người nước ngoài quản lý, tập hợp nguồn vốn đầu tư ngoài VN và được niêm yết trên các thị trường chứng khoán nước ngoài. Thế nhưng, họ đến nhanh và đi cũng rất nhanh, vì vậy số bạn trẻ VN được cọ xát trong ngành đầu tư mạo hiểm gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Ba nguoi tre dau tu mao hiem
Phạm Uyên Nguyên (trái) trong vai trò là thành viên hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kem Kido"s, một ví dụ về việc chuyển lỗ thành lời
Phạm Uyên Nguyên (tốt nghiệp MBA tại Singapore và Mỹ) chỉ chính thức gia nhập lĩnh vực đầu tư mạo hiểm khi Quĩ Vietnam Opportunities Fund (VOF) được thành lập vào tháng 11-2003. Với chức vụ giám đốc điều hành Công ty VinaCapital, đơn vị đang quản lý Quĩ VOF, công việc của Nguyên chủ yếu diễn ra trên bàn đàm phán.
Đàm phán mua cổ phần ở những DN ăn nên làm ra, mua cổ phần ở những DN kém hiệu quả nhằm tái cấu trúc, thậm chí mua lại toàn bộ DN thua lỗ để làm lại từ đầu. Nguyên giải thích: “Không đơn thuần rót vốn mua cổ phiếu hoặc cấp một khoản vay ngân hàng, chúng tôi phải trợ giúp DN nhận đầu tư trong việc xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng bán hàng và marketing, cải thiện công tác quản lý tài chính, thâm nhập thị trường nước ngoài...”. Chính vì vậy, theo Nguyên, mấu chốt sự thành công của các quĩ đầu tư chính là tạo dựng được lòng tin trong các DN để họ “mở lòng” đón nhận sự hỗ trợ của quĩ đầu tư như một đối tác chiến lược từ bên ngoài.
Ba nguoi tre dau tu mao hiem
Đỗ Sông Hồng
Từ tháng 6-2004, quĩ đầu tư không còn là lĩnh vực hoạt động “độc tôn” của DN nước ngoài bởi sự xuất hiện của Quĩ đầu tư chứng khoán VN (VF1) - huy động vốn phần lớn từ trong nước. Cái tên Đỗ Sông Hồng cũng chính thức xuất hiện trong giới tài chính chứng khoán từ đó. Đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận đầu tư của Công ty Quản lý quĩ đầu tư (VFM), đơn vị đang quản lý Quĩ VF1.
Một ngày làm việc của cô gái sinh năm 1975 này chính thức bắt đầu vào 9 giờ sáng khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa. “Có thể nói làm việc ở đây sức ép khá nặng nề, bởi vì tôi đang ra các quyết định đầu tư bằng tiền của người khác. Gặt hái được rất nhiều thành công nhưng cũng có lúc thất bại. Đó là khi từ những thông tin thu thập được, chúng tôi đã không tìm ra được “lỗi” của DN, sau đó rót vốn vào. DN làm ăn ngày càng xuống dốc, giá cổ phiếu tụt dần, buồn lắm chứ!” - Hồng bộc bạch.
Có hai cách sửa sai khi gặp “trục trặc kỹ thuật” trong đầu tư. Theo Hồng, có thể bán cổ phiếu “bỏ chạy” khi gặp giá tốt nhất, nhưng cách sửa sai hay hơn là cùng ngồi lại với DN, bàn cách tái cấu trúc hoạt động. “Tôi đã quyết định chọn cách thứ hai, mặc dù công việc này khó hơn, tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều” - cô gái đã tốt nghiệp cao học tài chính tại Trường đại học Golden Gate (Mỹ) tự tin nói.
NHƯ HẰNG
"Đầu tư trên Con người và Ý tưởng"
Đúng như dự đoán, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) sẽ đầu tư sớm vào một công ty viễn thông . Mới đây, công ty này đã tuyên bố sẽ đầu tư vào Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải pháp Không dây (MSS). Trao đổi của e-CHIP Mobile với Tổng Giám đốc IDGVV Nguyễn Bảo Hoàng về hướng đầu tư trong tương lai đối với lĩnh vực viễn thông di động của VN.
Thưa ông, điều gì đã khiến IDGVV quyết định đầu tư vào MSS, vào lĩnh vực vốn đã và đang có tới hàng chục doanh nghiệp khai thác?
http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Dau-tu-tren-Con-nguoi-va-Y-tuong/20583413/217/
http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/IDG-Ventures-Viet-Nam-dau-tu-2-trieu-USD-cho-VC/20749746/217/
http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ba-nguoi-tre-dau-tu-mao-hiem/40065959/275/
Ba người trẻ đầu tư mạo hiểm
Nguyễn Bảo Hoàng là tổng giám đốc của một quĩ đầu tư mạo hiểm lớn nhất nhì VN, có tổng vốn đầu tư lên đến 10 triệu USD: Quĩ IDG Ventures VN (ra đời từ tháng 7-2004).
Thách thức lớn nhất đối với Hoàng là phải săn những ý tưởng kinh doanh độc đáo và những dự án chất lượng để thực hiện kế hoạch giải ngân nguồn vốn 20 triệu USD trong năm 2005.
Đại học Northwestern (Mỹ) là nơi vị tổng giám đốc 33 tuổi này vừa lấy bằng bác sĩ vừa lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Anh cũng là cựu sinh viên Đại học Harvard và đã tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển hạng xuất sắc. Nay với vai trò là người ra các quyết định đầu tư trị giá hàng triệu USD trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại xem ra công việc của Hoàng không đơn giản chút nào. “Cái khó là khoảng cách giữa các DN VN và các quĩ đầu tư vẫn còn khá xa” - Hoàng tâm sự.
Quả thật, với DN VN, đầu tư mạo hiểm vẫn là một khái niệm rất mới. Trong nửa đầu thập niên 190, tám quĩ đầu tư mạo hiểm đã xuất hiện tại VN. Tất cả đều do người nước ngoài quản lý, tập hợp nguồn vốn đầu tư ngoài VN và được niêm yết trên các thị trường chứng khoán nước ngoài. Thế nhưng, họ đến nhanh và đi cũng rất nhanh, vì vậy số bạn trẻ VN được cọ xát trong ngành đầu tư mạo hiểm gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Ba nguoi tre dau tu mao hiem
Phạm Uyên Nguyên (trái) trong vai trò là thành viên hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kem Kido"s, một ví dụ về việc chuyển lỗ thành lời
Phạm Uyên Nguyên (tốt nghiệp MBA tại Singapore và Mỹ) chỉ chính thức gia nhập lĩnh vực đầu tư mạo hiểm khi Quĩ Vietnam Opportunities Fund (VOF) được thành lập vào tháng 11-2003. Với chức vụ giám đốc điều hành Công ty VinaCapital, đơn vị đang quản lý Quĩ VOF, công việc của Nguyên chủ yếu diễn ra trên bàn đàm phán.
Đàm phán mua cổ phần ở những DN ăn nên làm ra, mua cổ phần ở những DN kém hiệu quả nhằm tái cấu trúc, thậm chí mua lại toàn bộ DN thua lỗ để làm lại từ đầu. Nguyên giải thích: “Không đơn thuần rót vốn mua cổ phiếu hoặc cấp một khoản vay ngân hàng, chúng tôi phải trợ giúp DN nhận đầu tư trong việc xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng bán hàng và marketing, cải thiện công tác quản lý tài chính, thâm nhập thị trường nước ngoài...”. Chính vì vậy, theo Nguyên, mấu chốt sự thành công của các quĩ đầu tư chính là tạo dựng được lòng tin trong các DN để họ “mở lòng” đón nhận sự hỗ trợ của quĩ đầu tư như một đối tác chiến lược từ bên ngoài.
Ba nguoi tre dau tu mao hiem
Đỗ Sông Hồng
Từ tháng 6-2004, quĩ đầu tư không còn là lĩnh vực hoạt động “độc tôn” của DN nước ngoài bởi sự xuất hiện của Quĩ đầu tư chứng khoán VN (VF1) - huy động vốn phần lớn từ trong nước. Cái tên Đỗ Sông Hồng cũng chính thức xuất hiện trong giới tài chính chứng khoán từ đó. Đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận đầu tư của Công ty Quản lý quĩ đầu tư (VFM), đơn vị đang quản lý Quĩ VF1.
Một ngày làm việc của cô gái sinh năm 1975 này chính thức bắt đầu vào 9 giờ sáng khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa. “Có thể nói làm việc ở đây sức ép khá nặng nề, bởi vì tôi đang ra các quyết định đầu tư bằng tiền của người khác. Gặt hái được rất nhiều thành công nhưng cũng có lúc thất bại. Đó là khi từ những thông tin thu thập được, chúng tôi đã không tìm ra được “lỗi” của DN, sau đó rót vốn vào. DN làm ăn ngày càng xuống dốc, giá cổ phiếu tụt dần, buồn lắm chứ!” - Hồng bộc bạch.
Có hai cách sửa sai khi gặp “trục trặc kỹ thuật” trong đầu tư. Theo Hồng, có thể bán cổ phiếu “bỏ chạy” khi gặp giá tốt nhất, nhưng cách sửa sai hay hơn là cùng ngồi lại với DN, bàn cách tái cấu trúc hoạt động. “Tôi đã quyết định chọn cách thứ hai, mặc dù công việc này khó hơn, tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều” - cô gái đã tốt nghiệp cao học tài chính tại Trường đại học Golden Gate (Mỹ) tự tin nói.
NHƯ HẰNG
"Đầu tư trên Con người và Ý tưởng"
Đúng như dự đoán, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) sẽ đầu tư sớm vào một công ty viễn thông . Mới đây, công ty này đã tuyên bố sẽ đầu tư vào Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải pháp Không dây (MSS). Trao đổi của e-CHIP Mobile với Tổng Giám đốc IDGVV Nguyễn Bảo Hoàng về hướng đầu tư trong tương lai đối với lĩnh vực viễn thông di động của VN.
Thưa ông, điều gì đã khiến IDGVV quyết định đầu tư vào MSS, vào lĩnh vực vốn đã và đang có tới hàng chục doanh nghiệp khai thác?
IDG Ventures VN chính thức bắt đầu "mạo hiểm"
http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/IDG-Ventures-VN-chinh-thuc-bat-dau-mao-hiem/20399282/217/
IDG Ventures VN chính thức bắt đầu "mạo hiểm"
Thứ sáu, 25 Tháng ba 2005, 23:31 GMT+7
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Tags: IDG Ventures VN, IDG Ventures, Việt Nam, Nguyễn Bảo Hoàng, đầu tư mạo hiểm, thương mại điện tử, phát triển thị trường, tổng giám đốc, quỹ đầu tư, các hoạt động, vốn đầu tư, doanh nghiệp, phần mềm, chính thức, văn phòng, TP.HCM
IDG Ventures VN chính thức khai trương, công bố 2 công ty đầu tiên được sử dụng quỹ vốn đầu tư mạo hiểm và kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực ICT trong thời gian tới.
Chiều 25/3, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam đã chính thức khai trương văn phòng tại TP.HCM. Trụ sở văn phòng đặt tại tầng 11, toà nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ Q1 TPHCM.
Văn phòng tại TP.HCM sẽ là nơi để IDG Ventures VN tiến hành các hoạt động đầu tư tại khu vực phía Nam. Các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư mạo hiểm hướng đến là những doanh nghiệp trẻ thuộc các lĩnh vực: Thương mại điện tử, phần mềm, viễn thông, CNTT... Đây là các doanh nghiệp đã có sản phẩm nhưng chưa tạo ra được nguồn thu, có ý tưởng phát triển sản phẩm, mở rộng kinh doanh nhưng thiếu vốn.
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Chủ tịch IDG, ông Patrick Mc Govern và đoàn IDG VN khi thăm và giao lưu tại tòa soạn TS cũng đã thông báo về kế hoạch đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. (Ảnh: Nguyên Vũ)
Hai "mạo hiểm" đầu tiên
Hai công ty VN đầu tiên được IDG chọn đầu tư là Công ty Giải pháp Phần mềm Hoà Bình (Peacesoft) và Công ty phần mềm iSphere, đều là các DN trẻ của Hà Nội.
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Cắt băng khánh thành IDG Ventures VN
Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc IDG Ventures VN cho biết: "chúng tôi thật vui mừng khi đầu tư vào PeaceSoft và iSphere. Họ là những công ty trẻ, năng động với đội ngũ nhân viên tuyệt vời".
Trao đổi với TS, ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures VN cho biết: "Quỹ đầu tư mạo hiểm VN ra đời từ tháng 3/2005 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp. Trung bình mỗi tuần quỹ nhận được 40-50 hồ sơ trình bày dự án xin đầu tư của các công ty. Trong tổng số gần 200 hồ sơ gửi về, ngoài 2 dự án thuộc công ty Peasoft và iSphere là đã được lựa chọn đầu tư, có 2 dự án khác cũng đã được lựa chọn và chuẩn bị vận hành. Những dự án được lựa chọn ngoài tính khả thi thuyết phục, còn được xét đến các yếu tố về người lãnh đạo công ty, đội ngũ nhân viên kinh doanh và kỹ thuật".
Tính khả thi - Cơ hội phát triển?
Nguồn vốn mà IDG Ventures đầu tư sẽ giúp các công ty tăng giá trị bằng việc tăng nhanh doanh thu, mở rộng thị trường ra toàn cầu và thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược quan trọng. Hiện IDG đã đầu tư vốn vào hai công ty Giải pháp Phần mềm Hoà Bình (Peacesoft) và Công ty phần mềm iSphere, Tuy nhiên số vốn cụ thể là bao nhiêu hiện vẫn chưa được bật mí.
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Tổng biên Tập TS Nguyễn Anh Tuấn (bên phải) trong lễ khai trương IDG Ventures VN.
Ông Hoàng đưa ra lý do để chọn PeaceSoft và iSphere rằng: "PeaceSoft có một cổng thông tin đa dạng với website www.chodientu.com và chúng tôi tin tưởng PeaceSoft sẽ là công ty hàng đầu về phát triển thị trường thương mại điện tử tại VN". Còn "iSphere là công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng DN và ứng dụng trên nền tảng website".
Đối với PeaceSoft, nguồn vốn đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm truyền thống của công ty, mở rộng thị trường, và phát triển một dự án về Thương mại điện tử có tên gọi CHỢĐIỆNTỬ.COM.
Đầu tư vốn => cổ phần hoá => IPO
Quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam có số vốn lên đến 100 triệu USD. Hình thức đầu tư là sẽ lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng phát triển để đầu tư phát triển hoặc mở rộng, nâng cấp các dòng sản phẩm. Số tiền đầu tư sẽ được tính theo hình thức góp vốn mua cổ phiếu. Sau 3-5 năm (thời gian dự kiến hoàn vốn), cổ phiếu sẽ được rao bán trên thị trường chứng khoán (IPO).
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc PeaceSoft cũng thông báo: ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures sẽ gia nhập Ban Giám đốc công ty PeaceSoft. Ông Bình cho biết, ngoài các vấn đề về vốn, những kinh nghiệm của ông Hoàng sẽ giúp PeaceSoft giải quyết nhiều bài toán khó về nhân sự, phương pháp tiếp cận và phát triển thị trường theo phương pháp tiên tiến và chuyên nghiệp.
Tại iSphere, ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng tham gia điều hành trong Ban Giám đốc của công ty này. Lãnh đạo cả hai công ty Việt Nam đều tỏ ra rất vui mừng được tiếp nhận thành viên mới như ông Hoàng cũng như số vốn đầu tư của IDG Ventures. Ông Jin Wook Lim, Tổng giám đốc của iSphere cho biết, tiền đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới, các dịch vụ và sản phẩm, đồng thời hỗ trợ và mở rộng thị trường của iSphere ở VN và Hàn Quốc.
Không dành cho sinh viên!
Trả lời câu hỏi "liệu sinh viên mới ra trường, có sản phẩm phần mềm và ý tưởng kinh doanh nhưng chưa có điều kiện để lập công ty thì liệu có thể lập dự án để tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ IDG Ventures", bà Nguyễn Quế Anh, trợ lý tổng Giám đốc IDG Ventures cho biết: "Trường hợp này sinh viên sẽ không được quỹ IDG Ventures đầu tư tiền, song sẽ được tư vấn về việc thành lập công ty".
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Phó chủ tịch thường trực UBND Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ khai trương IDG Ventures VN.
Hiện nay, ngoài việc tiến hành các hoạt động đầu tư tại khu vực phía Nam, văn phòng IDG Ventures TP.HCM đồng thời còn là một trung tâm nghiên cứu cho doanh nghiệp VN và các công ty đang phát triển. IDG Ventures TP.HCM có nhiều chuyên gia tư vấn về thông tin thị trường, kinh nghiệm tài chính để giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng cho biết: "Ngoài các hoạt động đầu tư, IDG Ventures cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Việc hợp tác sẽ tập trung vào phát triển thị trường khoa học công nghệ, giáo dục tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Dự kiến đến tháng 6/2005, văn phòng thứ hai của quỹ IDG Ventures sẽ được khai trương tại Hà Nội.
*
Huyền Chi, Thu Thảo (thực hiện)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
IDG Ventures VN chính thức bắt đầu "mạo hiểm"
Thứ sáu, 25 Tháng ba 2005, 23:31 GMT+7
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Tags: IDG Ventures VN, IDG Ventures, Việt Nam, Nguyễn Bảo Hoàng, đầu tư mạo hiểm, thương mại điện tử, phát triển thị trường, tổng giám đốc, quỹ đầu tư, các hoạt động, vốn đầu tư, doanh nghiệp, phần mềm, chính thức, văn phòng, TP.HCM
IDG Ventures VN chính thức khai trương, công bố 2 công ty đầu tiên được sử dụng quỹ vốn đầu tư mạo hiểm và kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực ICT trong thời gian tới.
Chiều 25/3, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam đã chính thức khai trương văn phòng tại TP.HCM. Trụ sở văn phòng đặt tại tầng 11, toà nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ Q1 TPHCM.
Văn phòng tại TP.HCM sẽ là nơi để IDG Ventures VN tiến hành các hoạt động đầu tư tại khu vực phía Nam. Các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư mạo hiểm hướng đến là những doanh nghiệp trẻ thuộc các lĩnh vực: Thương mại điện tử, phần mềm, viễn thông, CNTT... Đây là các doanh nghiệp đã có sản phẩm nhưng chưa tạo ra được nguồn thu, có ý tưởng phát triển sản phẩm, mở rộng kinh doanh nhưng thiếu vốn.
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Chủ tịch IDG, ông Patrick Mc Govern và đoàn IDG VN khi thăm và giao lưu tại tòa soạn TS cũng đã thông báo về kế hoạch đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. (Ảnh: Nguyên Vũ)
Hai "mạo hiểm" đầu tiên
Hai công ty VN đầu tiên được IDG chọn đầu tư là Công ty Giải pháp Phần mềm Hoà Bình (Peacesoft) và Công ty phần mềm iSphere, đều là các DN trẻ của Hà Nội.
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Cắt băng khánh thành IDG Ventures VN
Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc IDG Ventures VN cho biết: "chúng tôi thật vui mừng khi đầu tư vào PeaceSoft và iSphere. Họ là những công ty trẻ, năng động với đội ngũ nhân viên tuyệt vời".
Trao đổi với TS, ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures VN cho biết: "Quỹ đầu tư mạo hiểm VN ra đời từ tháng 3/2005 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp. Trung bình mỗi tuần quỹ nhận được 40-50 hồ sơ trình bày dự án xin đầu tư của các công ty. Trong tổng số gần 200 hồ sơ gửi về, ngoài 2 dự án thuộc công ty Peasoft và iSphere là đã được lựa chọn đầu tư, có 2 dự án khác cũng đã được lựa chọn và chuẩn bị vận hành. Những dự án được lựa chọn ngoài tính khả thi thuyết phục, còn được xét đến các yếu tố về người lãnh đạo công ty, đội ngũ nhân viên kinh doanh và kỹ thuật".
Tính khả thi - Cơ hội phát triển?
Nguồn vốn mà IDG Ventures đầu tư sẽ giúp các công ty tăng giá trị bằng việc tăng nhanh doanh thu, mở rộng thị trường ra toàn cầu và thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược quan trọng. Hiện IDG đã đầu tư vốn vào hai công ty Giải pháp Phần mềm Hoà Bình (Peacesoft) và Công ty phần mềm iSphere, Tuy nhiên số vốn cụ thể là bao nhiêu hiện vẫn chưa được bật mí.
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Tổng biên Tập TS Nguyễn Anh Tuấn (bên phải) trong lễ khai trương IDG Ventures VN.
Ông Hoàng đưa ra lý do để chọn PeaceSoft và iSphere rằng: "PeaceSoft có một cổng thông tin đa dạng với website www.chodientu.com và chúng tôi tin tưởng PeaceSoft sẽ là công ty hàng đầu về phát triển thị trường thương mại điện tử tại VN". Còn "iSphere là công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng DN và ứng dụng trên nền tảng website".
Đối với PeaceSoft, nguồn vốn đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm truyền thống của công ty, mở rộng thị trường, và phát triển một dự án về Thương mại điện tử có tên gọi CHỢĐIỆNTỬ.COM.
Đầu tư vốn => cổ phần hoá => IPO
Quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam có số vốn lên đến 100 triệu USD. Hình thức đầu tư là sẽ lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng phát triển để đầu tư phát triển hoặc mở rộng, nâng cấp các dòng sản phẩm. Số tiền đầu tư sẽ được tính theo hình thức góp vốn mua cổ phiếu. Sau 3-5 năm (thời gian dự kiến hoàn vốn), cổ phiếu sẽ được rao bán trên thị trường chứng khoán (IPO).
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc PeaceSoft cũng thông báo: ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures sẽ gia nhập Ban Giám đốc công ty PeaceSoft. Ông Bình cho biết, ngoài các vấn đề về vốn, những kinh nghiệm của ông Hoàng sẽ giúp PeaceSoft giải quyết nhiều bài toán khó về nhân sự, phương pháp tiếp cận và phát triển thị trường theo phương pháp tiên tiến và chuyên nghiệp.
Tại iSphere, ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng tham gia điều hành trong Ban Giám đốc của công ty này. Lãnh đạo cả hai công ty Việt Nam đều tỏ ra rất vui mừng được tiếp nhận thành viên mới như ông Hoàng cũng như số vốn đầu tư của IDG Ventures. Ông Jin Wook Lim, Tổng giám đốc của iSphere cho biết, tiền đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới, các dịch vụ và sản phẩm, đồng thời hỗ trợ và mở rộng thị trường của iSphere ở VN và Hàn Quốc.
Không dành cho sinh viên!
Trả lời câu hỏi "liệu sinh viên mới ra trường, có sản phẩm phần mềm và ý tưởng kinh doanh nhưng chưa có điều kiện để lập công ty thì liệu có thể lập dự án để tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ IDG Ventures", bà Nguyễn Quế Anh, trợ lý tổng Giám đốc IDG Ventures cho biết: "Trường hợp này sinh viên sẽ không được quỹ IDG Ventures đầu tư tiền, song sẽ được tư vấn về việc thành lập công ty".
IDG Ventures VN chinh thuc bat dau mao hiem
Phó chủ tịch thường trực UBND Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ khai trương IDG Ventures VN.
Hiện nay, ngoài việc tiến hành các hoạt động đầu tư tại khu vực phía Nam, văn phòng IDG Ventures TP.HCM đồng thời còn là một trung tâm nghiên cứu cho doanh nghiệp VN và các công ty đang phát triển. IDG Ventures TP.HCM có nhiều chuyên gia tư vấn về thông tin thị trường, kinh nghiệm tài chính để giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng cho biết: "Ngoài các hoạt động đầu tư, IDG Ventures cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Việc hợp tác sẽ tập trung vào phát triển thị trường khoa học công nghệ, giáo dục tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Dự kiến đến tháng 6/2005, văn phòng thứ hai của quỹ IDG Ventures sẽ được khai trương tại Hà Nội.
*
Huyền Chi, Thu Thảo (thực hiện)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Current job openings at IDG Ventures Vietnam
http://www.idgvv.com.vn/?mdl=employment&cat=44
EMPLOYMENT . IDG Ventures Vietnam
Current job openings at IDG Ventures Vietnam
IDG Ventures Vietnam is a team of highly talented and visionary professionals dedicated to finding the best rapidly-growing companies and assisting them in achieving their long-term growth and strategic goals. In building strong and lasting relationships with the talented entrepreneurs, managers, and employees of our portfolio companies, we depend on our people. IDG Ventures Vietnam recognizes that our most important asset is our team, and we are committed to its development.
Our work is challenging and requires people who have integrity, energy, a commitment to excellence, entrepreneurship, and a strong sense of teamwork. We are currently looking for high-achieving people to become a part of the research and investment team for the Fund's offices in Hanoi and Ho Chi Minh City in the following positions.
Analyst
Analysts learn a great deal about our business and the functions of our Deal Teams. They have an opportunity to develop important relationships and to build the skills necessary to move to the next level of their careers. Analysts acquire significant analytical experience in finance and accounting as well as general business skills. Furthermore, analysts will develop deep exposure to the technology market in Vietnam .
Analysts are responsible for the following tasks and duties:
* Perform activities to promote the Fund and generate deal flow
* Perform financial analysis and other due diligence activities on targeted investment companies
* Perform business research and maintain IDGVV's database of market intelligence
* Establish sector expertise in technology and other sectors of investment activity
* Assist Associates and senior members of the Fund in all responsibilities of the Deal Team
Job Qualifications
Candidates for this position should be college graduates.
Analysts should have the following experience, skills, and qualities:
* College degree with distinction in finance, economics, business, engineering and/or technology-related field.
* Must be a person of high integrity, high energy as well as results-oriented with the ability to apply excellent judgment and intellectual skills
* Fluency in English and Vietnamese, written and spoken.
* Demonstrated ability to communicate effectively and professionally with partners and external parties.
* Demonstrated proficiency with MS Office products including Word, Excel, Access, Power Point and Outlook.
* Ability to handle sensitive material concerning the organization and maintain confidentiality at all times.
* Demonstrated ability to handle multiple tasks simultaneously and change priorities as needed.
* Exceptional organizational skills required; ability to meet designated deadlines
* Strong interest in performing high-quality and novel work for the benefit of the Fund and for Vietnam .
In the course of training and work, an Analyst may expect to:
* Work directly with senior members of the IDG Ventures Vietnam Team and side-by-side with the experts on our team.
* Receive an introduction to the Fund's activities.
* Receive finance and accounting instruction by senior professionals
* Participate in various networking and social events
* Interact with a mentor
Associate
Associates are an integral part of our operations and will assume significant professional responsibilities from the day they start.
Associates are responsible for the following tasks and duties:
* Perform activities to promote the Fund and generate deal flow
* Perform financial analysis and other due diligence activities on targeted investment companies
* Under the direction of a General Partner/Vice President, work with the Deal Team in performing its research and investment activities
* Perform business and market research as well as managing information in the Fund's information database
* Organize conferences and meetings as well as perform other administrative tasks on behalf of the Fund
Job Qualifications
Candidates for this position should have two to five years of work experience and an advanced degree (e.g., MBA). Candidates should have a solid background and experience in finance and accounting, operations and marketing, and/or technology sector expertise (IT/Software Development, Telecommunications, Internet Services and Infrastructure, Biotechnology, Hardware and Electronics, Media) in addition to outstanding organizational skills and initiative.
Associates should have the following experience, skills, and qualities:
* College degree with distinction in finance, economics, business, engineering and/or technology-related field.
* Advanced degree with distinction (e.g., MBA , MA , JD, PhD) in finance, economics, business, engineering and/or technology-related field.
* Fluency in English and Vietnamese, written and spoken.
* Must be a person of high integrity, high energy as well as results-oriented with the ability to apply excellent judgment and intellectual skills
* Demonstrated ability to communicate effectively and professionally with partners and external parties.
* Demonstrated proficiency with MS Office products including Word, Excel, Access, Power Point and Outlook.
* Ability to handle sensitive material concerning the organization and maintain confidentiality at all times.
* Demonstrated ability to handle multiple tasks simultaneously and change priorities as needed.
* Exceptional organizational skills required; ability to meet designated deadlines.
* Strong interest in performing high-quality and novel work for the benefit of the Fund and for Vietnam .
In the course of training and work, an Associate may expect to:
* Receive on-the-job learning, complemented by formal training
* Quickly assume significant responsibilities for the general operations of the Fund and the management of its Portfolio Companies
* Engage in entrepreneurial opportunities
* Travel throughout Vietnam and the region
* Develop lasting relationships with colleagues in the Fund as well as with portfolio companies and outside partners
How to Apply
If you are hard working, talented, and innovative, please submit your CV, official documents and transcripts, and cover letter to:
IDG Ventures Vietnam offices:
Hanoi office: Vincom City Tower B, 15th Floor, Unit 2+3,
191 Ba Trieu Street , Hai Ba Trung Dist., Hanoi City
Attn: Nguyen Que Anh
Ho Chi Minh City Office: Sunwah Tower , 11th Floor, Suite 1108 ,
115 Nguyen Hue Street , District 1, Ho Chi Minh City .
Attn: Duong Thu Huong
Or send us via email: hr@idgvv.com.vn
Please remember to include the following information:
* Contact Information
* Education History
* Language Skills
* Exam Results
* Work Experience
* Honors, Certification, Technical Skills and Other Skills
* Motivations for Applying to IDG Ventures Vietnam
NEWS
Compal to start computer plant in Vietnam
Dec 1st, 2008
Vcash - E-cash
Nov 26th, 2008
VietAbroader’s conference highlights domestic ‘brain drain’
Aug 26th, 2008
The US$600 million hope of IDG
Aug 7th, 2008
View all
Visitors: 540238 | Online: 4
2007 © Copyright by idgvv.com.vn IDG Ventures | IDG
EMPLOYMENT . IDG Ventures Vietnam
Current job openings at IDG Ventures Vietnam
IDG Ventures Vietnam is a team of highly talented and visionary professionals dedicated to finding the best rapidly-growing companies and assisting them in achieving their long-term growth and strategic goals. In building strong and lasting relationships with the talented entrepreneurs, managers, and employees of our portfolio companies, we depend on our people. IDG Ventures Vietnam recognizes that our most important asset is our team, and we are committed to its development.
Our work is challenging and requires people who have integrity, energy, a commitment to excellence, entrepreneurship, and a strong sense of teamwork. We are currently looking for high-achieving people to become a part of the research and investment team for the Fund's offices in Hanoi and Ho Chi Minh City in the following positions.
Analyst
Analysts learn a great deal about our business and the functions of our Deal Teams. They have an opportunity to develop important relationships and to build the skills necessary to move to the next level of their careers. Analysts acquire significant analytical experience in finance and accounting as well as general business skills. Furthermore, analysts will develop deep exposure to the technology market in Vietnam .
Analysts are responsible for the following tasks and duties:
* Perform activities to promote the Fund and generate deal flow
* Perform financial analysis and other due diligence activities on targeted investment companies
* Perform business research and maintain IDGVV's database of market intelligence
* Establish sector expertise in technology and other sectors of investment activity
* Assist Associates and senior members of the Fund in all responsibilities of the Deal Team
Job Qualifications
Candidates for this position should be college graduates.
Analysts should have the following experience, skills, and qualities:
* College degree with distinction in finance, economics, business, engineering and/or technology-related field.
* Must be a person of high integrity, high energy as well as results-oriented with the ability to apply excellent judgment and intellectual skills
* Fluency in English and Vietnamese, written and spoken.
* Demonstrated ability to communicate effectively and professionally with partners and external parties.
* Demonstrated proficiency with MS Office products including Word, Excel, Access, Power Point and Outlook.
* Ability to handle sensitive material concerning the organization and maintain confidentiality at all times.
* Demonstrated ability to handle multiple tasks simultaneously and change priorities as needed.
* Exceptional organizational skills required; ability to meet designated deadlines
* Strong interest in performing high-quality and novel work for the benefit of the Fund and for Vietnam .
In the course of training and work, an Analyst may expect to:
* Work directly with senior members of the IDG Ventures Vietnam Team and side-by-side with the experts on our team.
* Receive an introduction to the Fund's activities.
* Receive finance and accounting instruction by senior professionals
* Participate in various networking and social events
* Interact with a mentor
Associate
Associates are an integral part of our operations and will assume significant professional responsibilities from the day they start.
Associates are responsible for the following tasks and duties:
* Perform activities to promote the Fund and generate deal flow
* Perform financial analysis and other due diligence activities on targeted investment companies
* Under the direction of a General Partner/Vice President, work with the Deal Team in performing its research and investment activities
* Perform business and market research as well as managing information in the Fund's information database
* Organize conferences and meetings as well as perform other administrative tasks on behalf of the Fund
Job Qualifications
Candidates for this position should have two to five years of work experience and an advanced degree (e.g., MBA). Candidates should have a solid background and experience in finance and accounting, operations and marketing, and/or technology sector expertise (IT/Software Development, Telecommunications, Internet Services and Infrastructure, Biotechnology, Hardware and Electronics, Media) in addition to outstanding organizational skills and initiative.
Associates should have the following experience, skills, and qualities:
* College degree with distinction in finance, economics, business, engineering and/or technology-related field.
* Advanced degree with distinction (e.g., MBA , MA , JD, PhD) in finance, economics, business, engineering and/or technology-related field.
* Fluency in English and Vietnamese, written and spoken.
* Must be a person of high integrity, high energy as well as results-oriented with the ability to apply excellent judgment and intellectual skills
* Demonstrated ability to communicate effectively and professionally with partners and external parties.
* Demonstrated proficiency with MS Office products including Word, Excel, Access, Power Point and Outlook.
* Ability to handle sensitive material concerning the organization and maintain confidentiality at all times.
* Demonstrated ability to handle multiple tasks simultaneously and change priorities as needed.
* Exceptional organizational skills required; ability to meet designated deadlines.
* Strong interest in performing high-quality and novel work for the benefit of the Fund and for Vietnam .
In the course of training and work, an Associate may expect to:
* Receive on-the-job learning, complemented by formal training
* Quickly assume significant responsibilities for the general operations of the Fund and the management of its Portfolio Companies
* Engage in entrepreneurial opportunities
* Travel throughout Vietnam and the region
* Develop lasting relationships with colleagues in the Fund as well as with portfolio companies and outside partners
How to Apply
If you are hard working, talented, and innovative, please submit your CV, official documents and transcripts, and cover letter to:
IDG Ventures Vietnam offices:
Hanoi office: Vincom City Tower B, 15th Floor, Unit 2+3,
191 Ba Trieu Street , Hai Ba Trung Dist., Hanoi City
Attn: Nguyen Que Anh
Ho Chi Minh City Office: Sunwah Tower , 11th Floor, Suite 1108 ,
115 Nguyen Hue Street , District 1, Ho Chi Minh City .
Attn: Duong Thu Huong
Or send us via email: hr@idgvv.com.vn
Please remember to include the following information:
* Contact Information
* Education History
* Language Skills
* Exam Results
* Work Experience
* Honors, Certification, Technical Skills and Other Skills
* Motivations for Applying to IDG Ventures Vietnam
NEWS
Compal to start computer plant in Vietnam
Dec 1st, 2008
Vcash - E-cash
Nov 26th, 2008
VietAbroader’s conference highlights domestic ‘brain drain’
Aug 26th, 2008
The US$600 million hope of IDG
Aug 7th, 2008
View all
Visitors: 540238 | Online: 4
2007 © Copyright by idgvv.com.vn IDG Ventures | IDG
Henry (Hoang) Nguyen, Managing General Partner, IDGVV Investment Team
http://www.idgvv.com.vn/?mdl=team&cat=47&id=26
TEAM . IDGVV Investment Team
Henry Nguyen
Managing General Partner
Henry (Hoang) Nguyen currently serves as the Managing General Partner of IDG Ventures Vietnam.
Prior to joining IDG Ventures, Henry was the Managing Director in Asia for VITC, a U.S. telecommunications company specializing in IP services and technology. During his time at VITC, the company grew from start-up to over $30M in revenue annually. Prior to joining VITC, Henry was an Associate at Goldman Sachs in Equity Research in the Technology and Enterprise Software Group based out of New York.
While attending medical school, Henry collaborated in the formation of S2S Medical Publishing which published books, test prep, and learning material directed towards medical students and physicians-in-training. He also helped found Medschool.com which focused on developing a distance learning platform for medical students and has raised over $25M in venture investment. Henry spent over eight years in medical research and has had work in protein cycle and degradation and neurological development published in The Journal of Biological Chemistry and Neuron.
Henry Nguyen was an undergraduate at Harvard University where he attended as a Harvard National Scholar. He graduated Magna cum Laude in 1995 with a B.A. in Classics. After Harvard, Henry earned his M.D. and M.B.A. from Northwestern University Medical School and the Kellogg School of Management, USA.
TEAM . IDGVV Investment Team
Henry Nguyen
Managing General Partner
Henry (Hoang) Nguyen currently serves as the Managing General Partner of IDG Ventures Vietnam.
Prior to joining IDG Ventures, Henry was the Managing Director in Asia for VITC, a U.S. telecommunications company specializing in IP services and technology. During his time at VITC, the company grew from start-up to over $30M in revenue annually. Prior to joining VITC, Henry was an Associate at Goldman Sachs in Equity Research in the Technology and Enterprise Software Group based out of New York.
While attending medical school, Henry collaborated in the formation of S2S Medical Publishing which published books, test prep, and learning material directed towards medical students and physicians-in-training. He also helped found Medschool.com which focused on developing a distance learning platform for medical students and has raised over $25M in venture investment. Henry spent over eight years in medical research and has had work in protein cycle and degradation and neurological development published in The Journal of Biological Chemistry and Neuron.
Henry Nguyen was an undergraduate at Harvard University where he attended as a Harvard National Scholar. He graduated Magna cum Laude in 1995 with a B.A. in Classics. After Harvard, Henry earned his M.D. and M.B.A. from Northwestern University Medical School and the Kellogg School of Management, USA.
Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành Quĩ đầu tư IDG Ventures VN:
http://nguoiduongthoi.com.vn/Desktop.aspx/Tintuc/Bao-Chi-Noi-VeNDT/Nguyen_Bao_Hoang_tong_giam_doc_dieu_hanh_Qui_dau_tu_IDG_Ventures_VN-Toi_mong_muon_80_tin_tuc_dem_ra_ban_thao_la_tin_xau/
Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành Quĩ đầu tư IDG Ventures VN:
“Tôi mong muốn 80% tin tức đem ra bàn thảo là... tin xấu”
Như Hằng
Tuổi trẻ cuối tuần
01:57' PM - Thứ ba, 18/09/2007
Trong số các công ty mà IDG đã đầu tư có các tên tuổi như: VinaGame, Vietnamworks.com, PeaceSoft, iSphere, Goldsun Focus Media… Mỗi dự án nhận đầu tư trung bình 3 triệu USD. Quĩ chủ yếu đầu tư vào công ty tư nhân, hầu hết đang ở giai đoạn sơ khai hay
Bài liên quan :
# Ẩn số đến từ Harvard [13/04/2006]
Trong giới đầu tư tài chính ở VN, Nguyễn Bảo Hoàng được “xét nét” nhất vì anh xuất thân từ một bác sĩ y khoa tốt nghiệp tại Mỹ nhưng lại được giao điều hành một quĩ đầu tư được xem là mạo hiểm nhất tại thị trường VN: IDG Ventures VN (IDG).
Chính vì thế, Hoàng luôn là sự lựa chọn số 1 của bất kỳ ai muốn nghe những câu chuyện lý thú về việc đi “săn” những công ty VN mới thành lập trong ngành công nghệ cao, “thổi” cho chúng lớn lên bằng nhiệt huyết, tài năng và khát vọng của những người trẻ tuổi.
Ngày 12-9, Hoàng đã có mặt tại hội thảo quốc tế về “Các lựa chọn đầu tư tại VN” cũng là để nói về đề tài này. Anh đã dành cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần một cuộc trao đổi xung quanh triết lý kinh doanh và kế hoạch đầu tư mới của mình.
* Trước khi anh đầu quân về IDG, quĩ này đã có một thời gian hoạt động không thành công vì những người lãnh đạo trước anh hầu như không thể tìm ra được dự án nào thích hợp với tiêu chí đầu tư của quĩ. Bây giờ, dưới sự điều hành của anh trong hơn ba năm qua, quĩ đã đầu tư với 23 dự án toàn thuộc những ngành mới nổi. Xin hỏi thật: anh hài lòng dự án nào nhất?
- Hỏi như thế chẳng khác nào bảo tôi phải trả lời trong số những đứa con của mình, tôi yêu quí đứa nào nhất. Tôi luôn thấy thơ thới khi nói về những dự án này, về những người đang điều hành chúng. Mỗi ngày, tôi hạnh phúc khi được làm việc cùng họ, được chia sẻ trong từng suy nghĩ, từng niềm vui nỗi buồn, được nhìn thấy từng công ty lớn lên và thành công. Mỗi lần họp hội đồng quản trị với các công ty, tự đáy lòng mình tôi luôn mong muốn 80% tin tức đem ra bàn thảo là... tin xấu. Nếu không thì công ty hoạt động không bình thường. Bởi với hầu hết các công ty mới thành lập và đang có sức phát triển, 80% thời gian là để sửa những vấn đề đang xảy ra và hoàn thiện những công việc đang tiến hành.
* Nhưng giới tài chính nói rằng anh khe khắt lắm, những công ty anh đầu tư bao giờ cũng giành nắm cổ phần chi phối và rồi chẳng bao giờ hé cửa cho quĩ đầu tư khác bước vào?
- Tôi không khóa cửa bao giờ! Nhưng phải công nhận rằng tôi hơi khó tính. Khi một đối tác khác muốn vào, tôi tự hỏi họ muốn gì và có thể giúp gì cho công ty của tôi. Nếu họ thuyết phục được tôi thì không có gì phải ngại cả!
* IDG đầu tư theo công thức TMT (công nghệ - truyền thông - viễn thông). Lĩnh vực truyền thông đang được anh quan tâm ở mức độ nào?
- Nói thật tôi khoái nhất là đầu tư vào truyền thông. Nếu có cơ hội hợp tác với những cơ quan báo chí như Tuổi Trẻ, VTV..., tôi nghĩ IDG sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, công nghệ và kinh nghiệm toàn cầu của mình. Vấn đề của truyền thông VN hiện nay là phải định ra chiến lược phát triển trên cơ sở hiểu biết thị trường và người tiêu dùng. Nên nhớ nhiều tờ báo giấy, tạp chí... ở Mỹ đang “sắp chết” trước sự bành trướng của Internet.
Tuổi Trẻ Online có phải là tương lai của Tuổi Trẻ hay không, cần đầu tư cho nó đúng mức như thế nào... là những câu hỏi cần được phân tích, trả lời, bởi VN không thể tách khỏi xu hướng phát triển của ngành truyền thông thế giới. Đương nhiên, tôi biết quảng cáo trên các tờ báo điện tử hiện nay chẳng là bao so với báo giấy, nhưng 5-7 năm nữa tỉ lệ này sẽ thay đổi. Một điều không kém phần quan trọng là để thúc đẩy sự phát triển của làng báo điện tử, VN cần giải quyết dứt điểm vấn đề về bản quyền của bài viết.
* Còn đầu tư về giáo dục, anh có nhìn thấy cơ hội không? Chẳng phải nhiều người nói VN đang bị “hổng” về giáo dục chất lượng cao?
- Tôi có nhìn thấy và tôi cũng lo lắng nhiều. Bởi hiện nay, đối với giáo dục cao cấp VN phải đi “gia công” ở nước ngoài, trong khi giáo dục lẽ ra mình phải tự làm, và phải làm tốt. Đúng là người VN tài năng, nhưng điều này chỉ phát huy khi họ có cơ hội học hành. Chúng tôi đang có vài dự án trong lĩnh vực này và sẽ công bố trong một vài tháng tới.
Nhưng mà đừng nghĩ chúng tôi lập trường đại học hay làm một cái gì đó to tát tương tự nhé (cười). Bản thân tôi mơ ước ngay trong lòng VN có một trường đại học chất lượng cao tương đương tầm khu vực và thế giới. Khổ nỗi, các nhà đầu tư tư nhân không thể làm một mình. Họ có vốn, có kinh nghiệm, có những người chuyên nghiệp, nhưng dự án phải do chính Chính phủ và Bộ GD-ĐT “chủ xị” mới được.
* Nói tới giáo dục, không thể không nhắc tới y tế. Anh là tổng giám đốc một quĩ đầu tư, nhưng lại là một bác sĩ, anh có muốn lập bệnh viện riêng của mình không?
- Có chứ! Tôi sẽ làm. Mỗi ngày, tôi đều cảm thấy có chút gì đó tiếc nuối, tự hỏi sao mình không tiếp tục theo đuổi nghề y. Chắc chắn một lúc nào đó tôi sẽ quay trở lại, sau khi đã cảm thấy mình chín chắn trong việc thấu hiểu thị trường này. VN có một điểm rất đặc biệt là hai lĩnh vực giáo dục và y tế dường như không theo kịp sự phát triển kinh tế của đất nước. 5-6 năm trước, khi vào một bệnh viện công, tôi cứ nghĩ miên man về việc ngoài chi trả chi phí khám bệnh theo qui định còn phải đưa các khoản “linh tinh” khác để giúp người làm trong bệnh viện đủ sống... Phải nói như thế nào nhỉ?
Chất lượng dịch vụ y tế đang thấp, tất nhiên tôi nhìn ra cơ hội, nhưng để biến cơ hội này thành một dự án thành công thì phải tốn nhiều công sức và thời gian. Đó cũng là đặc điểm riêng có của thị trường tài chính VN hiện nay: nhìn đâu cũng thấy cơ hội, nhưng để “ghi bàn” được thì khó lắm!
* Nhưng anh sắp tăng vốn đầu tư tại VN lên thêm 200 triệu USD. Điều này chẳng phải nói lên rằng anh đang đầu tư rất thành công đó sao?
- IDG có qui mô 100 triệu USD, đã đầu tư được một tỉ lệ nhất định, và trong vòng 9-12 tháng tới chúng tôi sẽ giải ngân hết. Trong nửa đầu năm sau, chúng tôi sẽ thành lập quĩ thứ hai huy động chừng 200 triệu USD, chủ yếu từ các nhà đầu tư ở Mỹ.
Nhưng mà này, ở VN điều nguy hiểm nhất là hiện nay nhiều người đang muốn làm giàu thật nhanh, thật to. Đây không phải là cách IDG làm. Là nhà đầu tư, tất nhiên ai cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận, nhưng chúng tôi không đuổi theo ước mơ kiếm nhiều tiền. Để thành công, mỗi ngày mình đều cố gắng, bồi đắp. Tiền là cái thứ hai sẽ đến sau khi mình làm được những điều mình yêu thích, với lòng say mê và sự cố gắng cao nhất!
Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần
Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành Quĩ đầu tư IDG Ventures VN:
“Tôi mong muốn 80% tin tức đem ra bàn thảo là... tin xấu”
Như Hằng
Tuổi trẻ cuối tuần
01:57' PM - Thứ ba, 18/09/2007
Trong số các công ty mà IDG đã đầu tư có các tên tuổi như: VinaGame, Vietnamworks.com, PeaceSoft, iSphere, Goldsun Focus Media… Mỗi dự án nhận đầu tư trung bình 3 triệu USD. Quĩ chủ yếu đầu tư vào công ty tư nhân, hầu hết đang ở giai đoạn sơ khai hay
Bài liên quan :
# Ẩn số đến từ Harvard [13/04/2006]
Trong giới đầu tư tài chính ở VN, Nguyễn Bảo Hoàng được “xét nét” nhất vì anh xuất thân từ một bác sĩ y khoa tốt nghiệp tại Mỹ nhưng lại được giao điều hành một quĩ đầu tư được xem là mạo hiểm nhất tại thị trường VN: IDG Ventures VN (IDG).
Chính vì thế, Hoàng luôn là sự lựa chọn số 1 của bất kỳ ai muốn nghe những câu chuyện lý thú về việc đi “săn” những công ty VN mới thành lập trong ngành công nghệ cao, “thổi” cho chúng lớn lên bằng nhiệt huyết, tài năng và khát vọng của những người trẻ tuổi.
Ngày 12-9, Hoàng đã có mặt tại hội thảo quốc tế về “Các lựa chọn đầu tư tại VN” cũng là để nói về đề tài này. Anh đã dành cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần một cuộc trao đổi xung quanh triết lý kinh doanh và kế hoạch đầu tư mới của mình.
* Trước khi anh đầu quân về IDG, quĩ này đã có một thời gian hoạt động không thành công vì những người lãnh đạo trước anh hầu như không thể tìm ra được dự án nào thích hợp với tiêu chí đầu tư của quĩ. Bây giờ, dưới sự điều hành của anh trong hơn ba năm qua, quĩ đã đầu tư với 23 dự án toàn thuộc những ngành mới nổi. Xin hỏi thật: anh hài lòng dự án nào nhất?
- Hỏi như thế chẳng khác nào bảo tôi phải trả lời trong số những đứa con của mình, tôi yêu quí đứa nào nhất. Tôi luôn thấy thơ thới khi nói về những dự án này, về những người đang điều hành chúng. Mỗi ngày, tôi hạnh phúc khi được làm việc cùng họ, được chia sẻ trong từng suy nghĩ, từng niềm vui nỗi buồn, được nhìn thấy từng công ty lớn lên và thành công. Mỗi lần họp hội đồng quản trị với các công ty, tự đáy lòng mình tôi luôn mong muốn 80% tin tức đem ra bàn thảo là... tin xấu. Nếu không thì công ty hoạt động không bình thường. Bởi với hầu hết các công ty mới thành lập và đang có sức phát triển, 80% thời gian là để sửa những vấn đề đang xảy ra và hoàn thiện những công việc đang tiến hành.
* Nhưng giới tài chính nói rằng anh khe khắt lắm, những công ty anh đầu tư bao giờ cũng giành nắm cổ phần chi phối và rồi chẳng bao giờ hé cửa cho quĩ đầu tư khác bước vào?
- Tôi không khóa cửa bao giờ! Nhưng phải công nhận rằng tôi hơi khó tính. Khi một đối tác khác muốn vào, tôi tự hỏi họ muốn gì và có thể giúp gì cho công ty của tôi. Nếu họ thuyết phục được tôi thì không có gì phải ngại cả!
* IDG đầu tư theo công thức TMT (công nghệ - truyền thông - viễn thông). Lĩnh vực truyền thông đang được anh quan tâm ở mức độ nào?
- Nói thật tôi khoái nhất là đầu tư vào truyền thông. Nếu có cơ hội hợp tác với những cơ quan báo chí như Tuổi Trẻ, VTV..., tôi nghĩ IDG sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, công nghệ và kinh nghiệm toàn cầu của mình. Vấn đề của truyền thông VN hiện nay là phải định ra chiến lược phát triển trên cơ sở hiểu biết thị trường và người tiêu dùng. Nên nhớ nhiều tờ báo giấy, tạp chí... ở Mỹ đang “sắp chết” trước sự bành trướng của Internet.
Tuổi Trẻ Online có phải là tương lai của Tuổi Trẻ hay không, cần đầu tư cho nó đúng mức như thế nào... là những câu hỏi cần được phân tích, trả lời, bởi VN không thể tách khỏi xu hướng phát triển của ngành truyền thông thế giới. Đương nhiên, tôi biết quảng cáo trên các tờ báo điện tử hiện nay chẳng là bao so với báo giấy, nhưng 5-7 năm nữa tỉ lệ này sẽ thay đổi. Một điều không kém phần quan trọng là để thúc đẩy sự phát triển của làng báo điện tử, VN cần giải quyết dứt điểm vấn đề về bản quyền của bài viết.
* Còn đầu tư về giáo dục, anh có nhìn thấy cơ hội không? Chẳng phải nhiều người nói VN đang bị “hổng” về giáo dục chất lượng cao?
- Tôi có nhìn thấy và tôi cũng lo lắng nhiều. Bởi hiện nay, đối với giáo dục cao cấp VN phải đi “gia công” ở nước ngoài, trong khi giáo dục lẽ ra mình phải tự làm, và phải làm tốt. Đúng là người VN tài năng, nhưng điều này chỉ phát huy khi họ có cơ hội học hành. Chúng tôi đang có vài dự án trong lĩnh vực này và sẽ công bố trong một vài tháng tới.
Nhưng mà đừng nghĩ chúng tôi lập trường đại học hay làm một cái gì đó to tát tương tự nhé (cười). Bản thân tôi mơ ước ngay trong lòng VN có một trường đại học chất lượng cao tương đương tầm khu vực và thế giới. Khổ nỗi, các nhà đầu tư tư nhân không thể làm một mình. Họ có vốn, có kinh nghiệm, có những người chuyên nghiệp, nhưng dự án phải do chính Chính phủ và Bộ GD-ĐT “chủ xị” mới được.
* Nói tới giáo dục, không thể không nhắc tới y tế. Anh là tổng giám đốc một quĩ đầu tư, nhưng lại là một bác sĩ, anh có muốn lập bệnh viện riêng của mình không?
- Có chứ! Tôi sẽ làm. Mỗi ngày, tôi đều cảm thấy có chút gì đó tiếc nuối, tự hỏi sao mình không tiếp tục theo đuổi nghề y. Chắc chắn một lúc nào đó tôi sẽ quay trở lại, sau khi đã cảm thấy mình chín chắn trong việc thấu hiểu thị trường này. VN có một điểm rất đặc biệt là hai lĩnh vực giáo dục và y tế dường như không theo kịp sự phát triển kinh tế của đất nước. 5-6 năm trước, khi vào một bệnh viện công, tôi cứ nghĩ miên man về việc ngoài chi trả chi phí khám bệnh theo qui định còn phải đưa các khoản “linh tinh” khác để giúp người làm trong bệnh viện đủ sống... Phải nói như thế nào nhỉ?
Chất lượng dịch vụ y tế đang thấp, tất nhiên tôi nhìn ra cơ hội, nhưng để biến cơ hội này thành một dự án thành công thì phải tốn nhiều công sức và thời gian. Đó cũng là đặc điểm riêng có của thị trường tài chính VN hiện nay: nhìn đâu cũng thấy cơ hội, nhưng để “ghi bàn” được thì khó lắm!
* Nhưng anh sắp tăng vốn đầu tư tại VN lên thêm 200 triệu USD. Điều này chẳng phải nói lên rằng anh đang đầu tư rất thành công đó sao?
- IDG có qui mô 100 triệu USD, đã đầu tư được một tỉ lệ nhất định, và trong vòng 9-12 tháng tới chúng tôi sẽ giải ngân hết. Trong nửa đầu năm sau, chúng tôi sẽ thành lập quĩ thứ hai huy động chừng 200 triệu USD, chủ yếu từ các nhà đầu tư ở Mỹ.
Nhưng mà này, ở VN điều nguy hiểm nhất là hiện nay nhiều người đang muốn làm giàu thật nhanh, thật to. Đây không phải là cách IDG làm. Là nhà đầu tư, tất nhiên ai cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận, nhưng chúng tôi không đuổi theo ước mơ kiếm nhiều tiền. Để thành công, mỗi ngày mình đều cố gắng, bồi đắp. Tiền là cái thứ hai sẽ đến sau khi mình làm được những điều mình yêu thích, với lòng say mê và sự cố gắng cao nhất!
Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần
Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2008
So sánh hai bạn VnExpress và Dân Trí
http://blog.360.yahoo.com/blog-iMzKa8Q4Y77zuCvpmg--?cq=1
http://www.ddth.com/showthread.php?t=236417
So sánh hai bạn VnExpress và Dân Trí
Sau khi bạn VnExpress thay đổi giao diện, bạn Dân Trí lập tức ỉn thay đổi giao diện để chạy đua với bạn đứng đầu.
Bài viết dưới đây nêu ra điểm tốt và hạn chế của VnEpress từ đó giúp mọi người có so sánh giữa hai giao diện.
Link bình luận về Dân Trí: http://ddth.com/showthread.php?t=235844
-----------------------------------------------------------------
ĐỔI MỚI đón thành công mới
Chúng ta ngày nào cũng đọc báo và chúc cuối tuần vào mỗi ngày thứ sáu, nhưng với VNEXPRESS, ngày nào cũng có thể là thứ Sáu và cũng có thể là thứ Hai. VNEXPRESS chính thức đặt chân vào cuộc chơi lớn kể từ khi thay đổi giao diện người dùng. Với lợi thế dẫn đầu thị trường, VNEXPRESS đang đặt thương hiệu lên chơi ván bài mạo hiểm.
Yếu điểm trong giao diện VnExpress
Bố cục gạt độc giả nghèo khỏi VnExpress. Tôi và một người bạn tranh luận khá lâu VNEXPRESS chủ ý hay may mắn có giao diện phù hợp với màn hình người đọc. Rút cục cả hai nhất trí VNEXPRESS rất may mắn do có hiểu đôi chút về người đọc mục tiêu. Dựa trên thống kê độ phân giải của trình duyệt truy cập trên 5 báo điện tử tương đồng về nội dung với VNEXPRESS, chúng tôi có nhận thấy có 14 - 18% người dùng sử dụng màn hình máy tính có độ phân giải 800*600. Phần còn lại sử dụng màn hình có độ phân giải cao hơn. Hầu hết những người dùng màn hình có độ phân giải thấp họ tập trung tại nông thôn hoặc quán net. Như vậy với trang web có độ rộng 1000 px VNEXPRESS đã gián tiếp loại bỏ những độc giả nghèo? Thực tế phức tạp hơn. VNEXPRESS thiết kế bố cục 3 cột chính với hai cột bên trái có độ rộng 800 px và cột dành cho quảng cáo có độ rộng 200 px. Độc giả có màn hình 800*600 sẽ vẫn nhìn thấy các bài báo quan trọng của VNEXPRESS và không nhìn thấy các mục quảng cáo. Và giờ câu chuyện mới trở lên phức tạp. Người đọc khó chịu, đơn vị quảng cáo lăn tăn. Đây là kết quả của việc sử dụng bố cục này. Đội thiết kế của VNEXPRESS không để ý rằng màn hình có độ rộng 800 px nhưng màn hình đọc chỉ có độ rộng tối đa 782 px. Nếu trừ đi 12 px hai bên dành cho lề trang Web, màn hình đọc chỉ còn 770 px. Như vậy độc giả nghèo vẫn phải cuộn thanh ngang để đọc tin tức. Sự bất tiện này làm giảm nỗ lực tìm đọc của độc giả. Sự khó chịu của độc giả có ảnh hưởng đến tâm lý của người quảng cáo hay không? Dĩ nhiên là có, tuy nhiên những độc giả này cũng không được quá quan tâm trong chiến dịch truyền thông trực tuyến nên số lượng banner của VNEXPRESS cũng không vì thế mà giảm đi. Mặc dù mục tiêu của báo điện tử VNEXPRESS là phục vụ người đọc tin tức nói chung, nhưng qua thiết kế Web, chúng ta dễ dàng nhận ra VNEXPRESS tập trung vào nhóm người đọc có khả năng tài chính để thu lợi từ quảng cáo.
Công cụ tìm kiếm thử thách khả năng kiên nhẫn. Nếu bạn sử dụng màn hình 800*600 px để duyệt VNEXPRESS, bạn sẽ khá ngạc nhiên khi không thấy nút tìm kiếm nằm ở đâu. VNEXPRESS rất logic khi đặt mục tìm kiếm bên tay trái - trên cùng trang Web, tuy nhiên họ không nhận ra mục tìm kiếm sẽ biến mất nếu đọc báo bằng màn hình có độ phân giải 800*600 px. Việc sử dụng menu xổ che đi mục tìm kiếm càng làm người dùng khó sử dụng hơn. Thêm một lần nữa VNEXPRESS gây khó dễ cho độc giả nghèo cũng như độc giả nói chung. Với một thị trường như Việt Nam, mục tìm kiếm nên đặt giữa- trên cùng hoặc bên trái-trên cùng tuy nhiên mục tìm kiếm nên dài tối thiểu 400 px.
Thanh định hướng không quan tâm khả năng ghi nhớ. Chỉ có khả năng ghi nhớ của người đọc là thực tế còn kỳ vọng trưng bày 15 mục lớn trên thanh định hướng chính là ảo tưởng. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều nhìn theo bản năng theo chiều từ trái sang phải, có khả năng nhìn và ghi nhớ tốt nhất 7 mục khác nhau trên cùng một hàng. Với 15 mục được dàn ngang, VNEXPRESS sẽ khiến độc giả mất nhiều thời gian để tìm ra thứ mình cần trên thanh định hướng, nếu người dùng sử dụng màn hình 800*600 px họ sẽ không nhìn thấy mục Bạn đọc viết | Tâm sự | Rao vặt | Cười.
Khó khăn này cũng dẫn đến việc nhiều người không sử dụng thanh định hướng mà họ sử dụng thanh cuộn để xem lướt qua các mục tin họ cần. Nếu người đọc không tìm thấy thông tin, họ có thể rời ngay VNEXPRESS cho dù thực tế thông tin được đặt đâu đó trong không gian rộng lớn của VNEXPRESS.
Đuối trong thiết kế sản phẩm web. Nếu bạn đứng cách xa 2 mét và nhìn vào trang Web VNEXPRESS, bạn sẽ thấy một cuộc hỗn chiến của các hộp nội dung. Tiến lại gần và dí sát mắt vào từng hộp bạn lại thấy nhiều nỗ lực của VNEXPRESS trong kỹ thuật thiết kế. Tuy nhiên điểm yếu cố hữu của thiết kế Web Việt vẫn lộ ra trong khả năng trình bày văn bản giúp độc giả dễ đọc hơn. VNEXPRESS vẫn gặp phải vấn đề ý tưởng tốt nhưng thiếu năng lực trong thiết kế sản phẩm báo điện tử dựa trên mục đích của người đọc và của site.
Đổi mới đón thành công mới
Chấp nhận rủi ro thương hiệu để tăng sự hiện hiện trước người dùng. Bằng việc chuyển các tên miền phimanh.net, gamethu.net, sohoa.net, dothi.net vào thành tên miền con của *.VnExpressxpress.net, cho thấy chiến thuật tăng thứ hạng của VNEXPRESS trên các công cụ thống kê và gia tăng sự hiện diện trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Sự phối hợp này một mặt giúp VNEXPRESS luôn xuất hiện trước mắt người đọc, mặt khác quảng bá ngôi vị dẫn đầu trước mắt những đơn vị quảng cáo, khách hàng. Tuy nhiên mặt trái của chiến thuật này là sự loãng thương hiệu, cá tính thương hiệu của năm báo điện tử bị giảm đi. Điều này làm giảm đi sự hấp dẫn của VNEXPRESS cũng như các thương hiệu con của VNEXPRESS đối với người đọc và khách hàng.
Thay đổi để bước ra quốc tế. Là tờ báo điện tử dẫn đầu Việt Nam, VNEXPRESS chỉ cần thêm một bước là có thể bước sang sân chơi mới, sân chơi của những ông lớn agency, khách hàng quốc tế. Điều kiện để tham gia cũng rất khó khăn, VNEXPRESS cần sử dụng chuẩn banner của IAB, gia tăng số lượng banner và thay đổi giao diện cho phù hợp với chiến lược mới. Kết quả của việc thay đổi là VNEXPRESS trở thành tờ báo được các agency quốc tế bán quảng cáo, doanh số và thương hiệu lớn hơn. Đây cũng là bước mở đầu cho việc quảng cáo theo ngữ cảnh để tăng doanh thu cho VNEXPRESS.
Gắn từ "đổi mới" vào trí nhớ người đọc. Quyết định táo bạo của VNEXPRESS đi vào trí nhớ người đọc, VNEXPRESS là Báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam thay đổi giao diện theo phương Tây là đòn phủ đầu lên hàng loạt báo điện tử Việt Nam khác. Có thể VNEXPRESS không biết, nhưng họ đã may mắn xây dựng thành trì kiên cố trước các đối thủ của mình. Không lâu sau đó, Thanh Niên Online cũng thay đổi giao diện người dùng theo cùng một phong cách, tuy nhiên việc thuyết phục người đọc Thanh Niên Online tốt hơn VNEXPRESS là điều khó khăn. Thực tế, đã có rất nhiều Báo điện tử thay đổi giao diện đẹp, hiện đại, tương thích IAB hơn VNEXPRESS nhưng họ chỉ vật lộn trong thị trường ngách, không dẫn đầu trong các tờ báo điện tử đại chúng nên người đọc không để tâm tới họ.
Quý I năm 2009, thị trường sẽ đón nhận hàng loạt báo điện tử thay đổi giao diện phù hợp màn hình 1024*768 px hoặc 1024*600 px ( phục vụ netbook). Cùng với sự hăm hở giới thiệu một giao diện tốt hơn VNEXPRESS, họ sẽ mau chóng chia thị phần cho VNEXPRESS do không nhận thức được vị trí đầu thị trường là hệ quả của vị trí đầu tiên trong trí nhớ người đọc. Trong hàng loạt những báo lao theo sự thay đổi giao diện, sẽ có những báo gia nhập nhóm "chết vì thiếu hiểu biết". Mất đi những liên kết quan trọng trên công cụ tìm kiếm, chi phí cơ hội mất do thời gian đào tạo lại người đọc biết cách đọc báo,... là điều dễ nhận thấy trong trường hợp của VNN, TTO, TNO. Nhưng sự huỷ diệt được mang đến từ việc họ không tự định được mình nằm đâu trong thước đo cấp bậc của thị trường báo điện tử Việt Nam và khi thấy xu hướng thay đổi, họ cũng hùa theo những thương hiệu nằm trên nấc thang cao hơn. Người sẽ đọc khi gặp rào cản tìm kiếm, nhìn và đọc, họ sẽ tìm một tờ báo khác. Họ sẽ sửng sốt khi thấy báo điện tử đó quảng cáo ngang cấp với báo điện tử có vị trí đầu tiên và họ tự hỏi: "Làm thế nào tờ báo này đáp ứng tốt nhu cầu của mình khi nó không nằm vị trí cao nhất trong hệ thống thang xếp hạng của mình nhỉ". Và thảm hoạ xảy ra.
Để tháo gỡ cái chốt định vị, các báo điện tử không nên cố gắng làm tốt hơn, mà cố gắng làm khác đi. Họ cần phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng nội dung, gắn kết thông điệp và nội dung tới người đọc mục tiêu và truyền thông. Nếu họ trực tiếp cạnh tranh về giao diện, họ có nguy cơ đối mặt không chỉ phải có một giao diện định hướng người đọc hơn, mà còn hàng loạt công việc khó nhọc khác cần làm để vượt qua VNEXPRESS. Lợi thế của VNEXPRESS khi thay đổi giao diện là người đọc sẽ chỉ nhớ tới một VNEXPRESS khi được hỏi Báo điện tử nào cải tiến giao diện đầu tiên trong những báo điện tử giao diện tẻ nhạt tại Việt Nam, nhưng hầu hết họ không biết hoặc không cần biết Báo điện tử nào đứng thứ hai. Mặc dầu ưu thế thuộc về VNEXPRESS, nhưng vị trí thứ hai và ba của Dân Trí và VNN không quá xa, nên họ có thể lật ngược tình thế bằng việc biến điểm mạnh của VNEXPRESS thành điểm yếu và họ tham chiến trong việc tranh giành vị trí trong nhận thức của người dùng, thay vì cạnh tranh tờ báo điện tử nào tốt hơn trong một thị trường như Việt Nam.
Mặc dù giao diện người dùng của VNEXPRESS chưa đem lại nhiều lợi ích cho người dùng phổ thông mà chủ yếu phục vụ mục tiêu tăng lợi nhuận và thương hiệu của VNEXPRESS, nhưng VNEXPRESS đã tiến một bước dài trong một thị trường báo điện tử tự phát như hiện tại.
Nguyễn Ngọc Phương's Blog
__________________
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
http://360.yahoo.com/ixx2u
Reply With Quote
ixx
View Public Profile
Visit ixx's homepage!
Tìm các bài viết của ixx
#2
Old Hôm qua, 17:31
_River_ _River_ is offline
Registered User
Tham gia: 25-02-2008
Bài viết: 805
Quote:
Yếu điểm trong giao diện VnExpress
Bác ca VNE quá. Bác sửa "yếu điểm" thành "điểm yếu" mới đúng nhá!
- Điểm yếu: tiếng Việt, là những điểm, điều yếu kém.
- Yếu điểm: tiếng Hán, là những điểm, điều quan trọng (yếu nhân: người quan trọng).
-------
Sự thành bại của một tờ báo trực tuyến được chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bác chỉ mới phân tích yếu tốt "Giao diện". Còn nhiều điều khác:
- Tin có mới không, có hay không
- Bài viết có hình thức tốt không (dài thòng như bài của bác thì tôi chỉ đọc lướt)
- Hình ảnh - video có phong phú, có mang nội dung không
- Thể loại có phong phú không (bài, trực tiếp, giao lưu, game...)
Mong bác viết thêm
__________________
Tôi sinh ra từ nông thôn. Ba mẹ tôi là nông dân.
Reply With Quote
_River_
View Public Profile
Tìm các bài viết của _River_
#3
Old Hôm qua, 17:33
voke's Avatar
voke voke is offline
Registered User
Tham gia: 13-05-2007
Location: Bộ tộc hẻo lánh giáp biên giới Pakistan
Bài viết: 104
VNEXPRESS lười cập nhật tin quá, có thể nói là chậm nhất so với Dân Trí , VNN , Tuổi Trẻ ... nên không xứng đáng với slo : Tin nhanh Việt Nam ,
Còn Dân trí mấy hôm nay chậm quá, giao diện cũ và mới ( beta ) đều không tốt bằng VNE !
__________________
Phù Cát - Bình Định : www.phucat.net
Reply With Quote
voke
View Public Profile
Visit voke's homepage!
Tìm các bài viết của voke
#4
Old Hôm qua, 17:34
saomain saomain is offline
Registered User
Tham gia: 16-07-2006
Bài viết: 245
cả 2 đều là báo lá cải
Reply With Quote
saomain
View Public Profile
Tìm các bài viết của saomain
#5
Old Hôm qua, 17:38
dangviethai dangviethai is offline
Registered User
Tham gia: 04-09-2007
Bài viết: 166
Quote:
Việc sử dụng menu xổ che đi mục tìm kiếm càng làm người dùng khó sử dụng hơn. Thêm một lần nữa VNEXPRESS gây khó dễ cho độc giả nghèo cũng như độc giả nói chung.
cái đoạn này thì có vẻ không ổn cho lắm vì đúng là khi di qua Menu Bạn đọc viết và Cười của VnE thì Form Tìm kiếm sẽ bị ẩn đi
nhưng sau khi click vào mục đó thì Form tìm kiếm vẫn được hiện lên mà bác
với cả em để ý bây h ngay cả ở quán net cũng hiếm có quán nào có màn hình CRT 14,15' lắm ! Nên chỉ dùng độ phân giải màn hình là 1024 thôi.
Em nghĩ VnE thiết kế web rộng 1000 như vậy là họ đã tham khảo Screen Resolutions của người dùng với tỷ lệ % người dùng để độ phân giải 1024x768 nhiều thì họ mới thiết kế.
Quote:
Bằng việc chuyển các tên miền phimanh.net, gamethu.net, sohoa.net, dothi.net vào thành tên miền con của *.VnExpressxpress.net, cho thấy chiến thuật tăng thứ hạng của VNEXPRESS trên các công cụ thống kê và gia tăng sự hiện diện trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Sự phối hợp này một mặt giúp VNEXPRESS luôn xuất hiện trước mắt người đọc, mặt khác quảng bá ngôi vị dẫn đầu trước mắt những đơn vị quảng cáo, khách hàng. Tuy nhiên mặt trái của chiến thuật này là sự loãng thương hiệu, cá tính thương hiệu của năm báo điện tử bị giảm đi. Điều này làm giảm đi sự hấp dẫn của VNEXPRESS cũng như các thương hiệu con của VNEXPRESS đối với người đọc và khách hàng.
cái này thì đúng thật nhưng sau khi gán Sub Domain như vậy thì Rank của VnE cũng không tăng nhanh là mấy :|
__________________
http://asimdep.com
http://hanamco.com
Reply With Quote
dangviethai
View Public Profile
Tìm các bài viết của dangviethai
#6
Old Hôm qua, 18:05
mxh2.0 mxh2.0 is offline
Registered User
Tham gia: 02-12-2008
Bài viết: 28
Bài của Ixx dài nhưng chỉ tập trung vào mỗi vấn đề giao diện, đâm ra cũng khó để ném đá. Tuy nhiên cũng ném thử 1 cái xem sao
Quote:
Dựa trên thống kê độ phân giải của trình duyệt truy cập trên 5 báo điện tử tương đồng về nội dung với VNEXPRESS, chúng tôi có nhận thấy có 14 - 18% người dùng sử dụng màn hình máy tính có độ phân giải 800*600. Phần còn lại sử dụng màn hình có độ phân giải cao hơn. Hầu hết những người dùng màn hình có độ phân giải thấp họ tập trung tại nông thôn hoặc quán net
Cái này Ixx lấy số liệu ở đâu mà tài thế ? Ixx xem được Screen Resolutions trong Google Analytics của từng site ?
Reply With Quote
mxh2.0
View Public Profile
Tìm các bài viết của mxh2.0
#7
Old Hôm qua, 18:08
chết đi sống lại chết đi sống lại is offline
Registered User
Tham gia: 20-11-2008
Bài viết: 73
Vào mấy chỗ đó chỉ lo cóp lấy vài ba cái tin lá cải rồi tranh thủ đi ra mà về post bài , chả bao giờ có thì giờ buồn ngó tới cái giao diện...kệ nó đi!
Reply With Quote
chết đi sống lại
View Public Profile
Tìm các bài viết của chết đi sống lại
#8
Old Hôm qua, 18:16
ixx's Avatar
ixx ixx is online now
Registered User
Tham gia: 06-12-2002
Location: Hanoi
Bài viết: 505
Cám ơn bạn, mình xin rút kinh nghiệm.
Ở đây mình chỉ đánh giá về sự kiện thay đổi giao diện của VNE, còn nội dung, nhân sự, chính trị thì mình không tham gia.
Quote:
Được gửi bởi _River_ View Post
Bác ca VNE quá. Bác sửa "yếu điểm" thành "điểm yếu" mới đúng nhá!
-------
Sự thành bại của một tờ báo trực tuyến được chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bác chỉ mới phân tích yếu tốt "Giao diện". Còn nhiều điều khác:
- Tin có mới không, có hay không
- Bài viết có hình thức tốt không (dài thòng như bài của bác thì tôi chỉ đọc lướt)
- Hình ảnh - video có phong phú, có mang nội dung không
- Thể loại có phong phú không (bài, trực tiếp, giao lưu, game...)
Mong bác viết thêm
Nhất trí với bạn. Tuy nhiên thống kê hàng năm trời thì ra như vậy.
Quote:
Được gửi bởi dangviethai View Post
cái đoạn này thì có vẻ không ổn cho lắm vì đúng là khi di qua Menu Bạn đọc viết và Cười của VnE thì Form Tìm kiếm sẽ bị ẩn đi
nhưng sau khi click vào mục đó thì Form tìm kiếm vẫn được hiện lên mà bác
với cả em để ý bây h ngay cả ở quán net cũng hiếm có quán nào có màn hình CRT 14,15' lắm ! Nên chỉ dùng độ phân giải màn hình là 1024 thôi.
Em nghĩ VnE thiết kế web rộng 1000 như vậy là họ đã tham khảo Screen Resolutions của người dùng với tỷ lệ % người dùng để độ phân giải 1024x768 nhiều thì họ mới thiết kế.
cái này thì đúng thật nhưng sau khi gán Sub Domain như vậy thì Rank của VnE cũng không tăng nhanh là mấy :|
Tớ lấy số liệu từ các site có nôi dung tương tự. Cũng dễ mà bạn. Ví dụ buột mồm anh Tân nói 20%, thế là tớ chộp luôn rồi cho vào bài này.
Quote:
Được gửi bởi mxh2.0 View Post
Bài của Ixx dài nhưng chỉ tập trung vào mỗi vấn đề giao diện, đâm ra cũng khó để ném đá. Tuy nhiên cũng ném thử 1 cái xem sao
Cái này Ixx lấy số liệu ở đâu mà tài thế ? Ixx xem được Screen Resolutions trong Google Analytics của từng site ?
__________________
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
http://360.yahoo.com/ixx2u
Reply With Quote
ixx
View Public Profile
Visit ixx's homepage!
Tìm các bài viết của ixx
#9
Old Hôm qua, 19:48
ohyes ohyes is online now
Registered User
Tham gia: 15-01-2007
Bài viết: 95
Tiêu đề là so sánh 2 bạn VnExpress và Dân Trí mà sao mình không thấy đoạn so sánh nào thế nhỉ?
Reply With Quote
ohyes
View Public Profile
Tìm các bài viết của ohyes
#10
Old Hôm qua, 20:15
hostindexvn.com's Avatar
hostindexvn.com hostindexvn.com is offline
Registered User
Tham gia: 19-01-2006
Bài viết: 594
EM có 2 cái hình này lấy từ quangbaweb.com , không biết chính xác đến đâu
Số liệu báo điện tử được đọc nhiều nhất (Chỉ chọn 1)
Tuy nhiên với lựa chọn 5 Báo hay vào nhất thì số liệu có sự thay đổi :
Số liệu khá mới, họ mới cập nhật hôm nay
__________________
-----------------------------
VIETNAM HOSTING INDEX
http://www.HostindexVN.com
Tìm HOST và TÊN MIỀN Free hoặc chất lượng cao? Vào Hostindexvn.com
http://www.tintuc.me
Reply With Quote
hostindexvn.com
View Public Profile
Tìm các bài viết của hostindexvn.com
#11
Old Hôm qua, 21:15
dangviethai dangviethai is offline
Registered User
Tham gia: 04-09-2007
Bài viết: 166
đúng là dantri.com.vn dễ có bài hay thật nhưng song hành với nó là ko ít những bài "lá cải" như kiểu Post lên rồi lại hạ xuống ý. 1 báo có uy tín như VnE thì ko bao giờ làm vậy cả
[=========> Bổ sung bài viết <=========]
Quote:
Được gửi bởi ohyes View Post
Tiêu đề là so sánh 2 bạn VnExpress và Dân Trí mà sao mình không thấy đoạn so sánh nào thế nhỉ?
Link bình luận về Dân Trí: http://ddth.com/showthread.php?t=235844
__________________
http://asimdep.com
http://hanamco.com
Được sửa bởi dangviethai lúc 21:20 ngày Hôm qua. Reason: Bổ sung bài viết
Reply With Quote
dangviethai
View Public Profile
Tìm các bài viết của dangviethai
#12
Old Hôm qua, 21:34
htlehoang's Avatar
htlehoang htlehoang is offline
Registered User
Tham gia: 22-10-2003
Location: Oái, không nói đâu
Bài viết: 60
Quote:
Được gửi bởi saomain View Post
cả 2 đều là báo lá cải
Giật gân mới câu được khách, bác nói thế tội người ta quá.
__________________
Miễn phí 100%, lo gì chuyện bản quyền: http://freewares.summerhost.info
Reply With Quote
htlehoang
View Public Profile
Visit htlehoang's homepage!
Tìm các bài viết của htlehoang
#13
Old Hôm qua, 22:04
TanNg's Avatar
TanNg TanNg is offline
Registered User
Tham gia: 11-11-2006
Bài viết: 188
Khá lâu rồi có một số liệu cũng khá vui. Khi một công ty làm khảo sát có kết quả mâu thuẫn như sau
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu chỉ được chọn 1 --> Vnexpress có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là Dân trí
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu được chọn 2 báo --> Dân trí có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là VnExpress.
HostIndex thử giải thích xem tại sao có mâu thuẫn này. Lưu ý là 2 câu hỏi này vẫn là hỏi đúng nhóm khách hàng đấy.
Quote:
Được gửi bởi hostindexvn.com View Post
EM có 2 cái hình này lấy từ quangbaweb.com , không biết chính xác đến đâu
Số liệu khá mới, họ mới cập nhật hôm nay
__________________
TanNg
Reply With Quote
TanNg
View Public Profile
Visit TanNg's homepage!
Tìm các bài viết của TanNg
#14
Old Hôm qua, 22:30
hostindexvn.com's Avatar
hostindexvn.com hostindexvn.com is offline
Registered User
Tham gia: 19-01-2006
Bài viết: 594
Quote:
Được gửi bởi TanNg View Post
Khá lâu rồi có một số liệu cũng khá vui. Khi một công ty làm khảo sát có kết quả mâu thuẫn như sau
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu chỉ được chọn 1 --> Vnexpress có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là Dân trí
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu được chọn 2 báo --> Dân trí có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là VnExpress.
HostIndex thử giải thích xem tại sao có mâu thuẫn này. Lưu ý là 2 câu hỏi này vẫn là hỏi đúng nhóm khách hàng đấy.
Theo em như sau, các bác chỉ bảo
1. Nếu chọn 1 : Vì chỉ được chọn 1 nên họ khựng lại 1 chút suy nghĩ xem nên chọn ai, và thường họ chọn 1 site ưu tiên nhất, cũng là "hay vào nhất" hoặc vào đầu tiên nhất. về việc mở site đầu tiên thì VNE hơn Dân trí
Nhưng vì đa phần không chỉ vào 1 trang tin mà thói quen vào vài trang 1 lúc (ngay em cũng thế) nên họ chọn tất cả các trang họ hay vào.
Kết quả
2. Số người vào dân trí nhiều nhất là do độ phủ rộng lớn nhất
Như vậy nhiều người yêu quý nhất không hẳn là có độ phủ lớn nhất
__________________
-----------------------------
VIETNAM HOSTING INDEX
http://www.HostindexVN.com
Tìm HOST và TÊN MIỀN Free hoặc chất lượng cao? Vào Hostindexvn.com
http://www.tintuc.me
Reply With Quote
hostindexvn.com
View Public Profile
Tìm các bài viết của hostindexvn.com
#15
Old Hôm qua, 22:51
yeuITVN's Avatar
yeuITVN yeuITVN is online now
Registered User
Tham gia: 05-01-2008
Bài viết: 262
Cái bác Ngọc Phương này kêu gào lắm về tính đại chúng của các báo nhưng bài của bác thì đại chúng lắm sao, hồi đầu bác tương hàng đống thuật ngữ chuyên ngành marketing(?), khi bà con kêu ca thì bác mới chịu giảm bớt nhưng bài thì dài lòng thòng. Theo tôi sự thành công của báo điện tử phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giao diện một phần, còn nội dung nữa chứ. Còn chuyện vươn ra toàn cầu ư? Sẽ có bao nhiêu thương hiệu chi tiền quảng cáo cho một site không phải tiếng Anh? Khi bước ra sân chơi quốc tế, VnExpress làm sao cạnh tranh với các tập đoàn truyền thông quốc tế có đội ngũ phóng viên hùng hậu săn tin ở khắp các xó xỉnh trên hành tinh? Còn một chuyện hài hước nữa là tôi vẫn chưa biết và có thể là sẽ không bao giờ biết: Lượng truy cập thực sự của các báo điện tử là bao nhiêu?
http://www.ddth.com/showthread.php?t=236417
So sánh hai bạn VnExpress và Dân Trí
Sau khi bạn VnExpress thay đổi giao diện, bạn Dân Trí lập tức ỉn thay đổi giao diện để chạy đua với bạn đứng đầu.
Bài viết dưới đây nêu ra điểm tốt và hạn chế của VnEpress từ đó giúp mọi người có so sánh giữa hai giao diện.
Link bình luận về Dân Trí: http://ddth.com/showthread.php?t=235844
-----------------------------------------------------------------
ĐỔI MỚI đón thành công mới
Chúng ta ngày nào cũng đọc báo và chúc cuối tuần vào mỗi ngày thứ sáu, nhưng với VNEXPRESS, ngày nào cũng có thể là thứ Sáu và cũng có thể là thứ Hai. VNEXPRESS chính thức đặt chân vào cuộc chơi lớn kể từ khi thay đổi giao diện người dùng. Với lợi thế dẫn đầu thị trường, VNEXPRESS đang đặt thương hiệu lên chơi ván bài mạo hiểm.
Yếu điểm trong giao diện VnExpress
Bố cục gạt độc giả nghèo khỏi VnExpress. Tôi và một người bạn tranh luận khá lâu VNEXPRESS chủ ý hay may mắn có giao diện phù hợp với màn hình người đọc. Rút cục cả hai nhất trí VNEXPRESS rất may mắn do có hiểu đôi chút về người đọc mục tiêu. Dựa trên thống kê độ phân giải của trình duyệt truy cập trên 5 báo điện tử tương đồng về nội dung với VNEXPRESS, chúng tôi có nhận thấy có 14 - 18% người dùng sử dụng màn hình máy tính có độ phân giải 800*600. Phần còn lại sử dụng màn hình có độ phân giải cao hơn. Hầu hết những người dùng màn hình có độ phân giải thấp họ tập trung tại nông thôn hoặc quán net. Như vậy với trang web có độ rộng 1000 px VNEXPRESS đã gián tiếp loại bỏ những độc giả nghèo? Thực tế phức tạp hơn. VNEXPRESS thiết kế bố cục 3 cột chính với hai cột bên trái có độ rộng 800 px và cột dành cho quảng cáo có độ rộng 200 px. Độc giả có màn hình 800*600 sẽ vẫn nhìn thấy các bài báo quan trọng của VNEXPRESS và không nhìn thấy các mục quảng cáo. Và giờ câu chuyện mới trở lên phức tạp. Người đọc khó chịu, đơn vị quảng cáo lăn tăn. Đây là kết quả của việc sử dụng bố cục này. Đội thiết kế của VNEXPRESS không để ý rằng màn hình có độ rộng 800 px nhưng màn hình đọc chỉ có độ rộng tối đa 782 px. Nếu trừ đi 12 px hai bên dành cho lề trang Web, màn hình đọc chỉ còn 770 px. Như vậy độc giả nghèo vẫn phải cuộn thanh ngang để đọc tin tức. Sự bất tiện này làm giảm nỗ lực tìm đọc của độc giả. Sự khó chịu của độc giả có ảnh hưởng đến tâm lý của người quảng cáo hay không? Dĩ nhiên là có, tuy nhiên những độc giả này cũng không được quá quan tâm trong chiến dịch truyền thông trực tuyến nên số lượng banner của VNEXPRESS cũng không vì thế mà giảm đi. Mặc dù mục tiêu của báo điện tử VNEXPRESS là phục vụ người đọc tin tức nói chung, nhưng qua thiết kế Web, chúng ta dễ dàng nhận ra VNEXPRESS tập trung vào nhóm người đọc có khả năng tài chính để thu lợi từ quảng cáo.
Công cụ tìm kiếm thử thách khả năng kiên nhẫn. Nếu bạn sử dụng màn hình 800*600 px để duyệt VNEXPRESS, bạn sẽ khá ngạc nhiên khi không thấy nút tìm kiếm nằm ở đâu. VNEXPRESS rất logic khi đặt mục tìm kiếm bên tay trái - trên cùng trang Web, tuy nhiên họ không nhận ra mục tìm kiếm sẽ biến mất nếu đọc báo bằng màn hình có độ phân giải 800*600 px. Việc sử dụng menu xổ che đi mục tìm kiếm càng làm người dùng khó sử dụng hơn. Thêm một lần nữa VNEXPRESS gây khó dễ cho độc giả nghèo cũng như độc giả nói chung. Với một thị trường như Việt Nam, mục tìm kiếm nên đặt giữa- trên cùng hoặc bên trái-trên cùng tuy nhiên mục tìm kiếm nên dài tối thiểu 400 px.
Thanh định hướng không quan tâm khả năng ghi nhớ. Chỉ có khả năng ghi nhớ của người đọc là thực tế còn kỳ vọng trưng bày 15 mục lớn trên thanh định hướng chính là ảo tưởng. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều nhìn theo bản năng theo chiều từ trái sang phải, có khả năng nhìn và ghi nhớ tốt nhất 7 mục khác nhau trên cùng một hàng. Với 15 mục được dàn ngang, VNEXPRESS sẽ khiến độc giả mất nhiều thời gian để tìm ra thứ mình cần trên thanh định hướng, nếu người dùng sử dụng màn hình 800*600 px họ sẽ không nhìn thấy mục Bạn đọc viết | Tâm sự | Rao vặt | Cười.
Khó khăn này cũng dẫn đến việc nhiều người không sử dụng thanh định hướng mà họ sử dụng thanh cuộn để xem lướt qua các mục tin họ cần. Nếu người đọc không tìm thấy thông tin, họ có thể rời ngay VNEXPRESS cho dù thực tế thông tin được đặt đâu đó trong không gian rộng lớn của VNEXPRESS.
Đuối trong thiết kế sản phẩm web. Nếu bạn đứng cách xa 2 mét và nhìn vào trang Web VNEXPRESS, bạn sẽ thấy một cuộc hỗn chiến của các hộp nội dung. Tiến lại gần và dí sát mắt vào từng hộp bạn lại thấy nhiều nỗ lực của VNEXPRESS trong kỹ thuật thiết kế. Tuy nhiên điểm yếu cố hữu của thiết kế Web Việt vẫn lộ ra trong khả năng trình bày văn bản giúp độc giả dễ đọc hơn. VNEXPRESS vẫn gặp phải vấn đề ý tưởng tốt nhưng thiếu năng lực trong thiết kế sản phẩm báo điện tử dựa trên mục đích của người đọc và của site.
Đổi mới đón thành công mới
Chấp nhận rủi ro thương hiệu để tăng sự hiện hiện trước người dùng. Bằng việc chuyển các tên miền phimanh.net, gamethu.net, sohoa.net, dothi.net vào thành tên miền con của *.VnExpressxpress.net, cho thấy chiến thuật tăng thứ hạng của VNEXPRESS trên các công cụ thống kê và gia tăng sự hiện diện trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Sự phối hợp này một mặt giúp VNEXPRESS luôn xuất hiện trước mắt người đọc, mặt khác quảng bá ngôi vị dẫn đầu trước mắt những đơn vị quảng cáo, khách hàng. Tuy nhiên mặt trái của chiến thuật này là sự loãng thương hiệu, cá tính thương hiệu của năm báo điện tử bị giảm đi. Điều này làm giảm đi sự hấp dẫn của VNEXPRESS cũng như các thương hiệu con của VNEXPRESS đối với người đọc và khách hàng.
Thay đổi để bước ra quốc tế. Là tờ báo điện tử dẫn đầu Việt Nam, VNEXPRESS chỉ cần thêm một bước là có thể bước sang sân chơi mới, sân chơi của những ông lớn agency, khách hàng quốc tế. Điều kiện để tham gia cũng rất khó khăn, VNEXPRESS cần sử dụng chuẩn banner của IAB, gia tăng số lượng banner và thay đổi giao diện cho phù hợp với chiến lược mới. Kết quả của việc thay đổi là VNEXPRESS trở thành tờ báo được các agency quốc tế bán quảng cáo, doanh số và thương hiệu lớn hơn. Đây cũng là bước mở đầu cho việc quảng cáo theo ngữ cảnh để tăng doanh thu cho VNEXPRESS.
Gắn từ "đổi mới" vào trí nhớ người đọc. Quyết định táo bạo của VNEXPRESS đi vào trí nhớ người đọc, VNEXPRESS là Báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam thay đổi giao diện theo phương Tây là đòn phủ đầu lên hàng loạt báo điện tử Việt Nam khác. Có thể VNEXPRESS không biết, nhưng họ đã may mắn xây dựng thành trì kiên cố trước các đối thủ của mình. Không lâu sau đó, Thanh Niên Online cũng thay đổi giao diện người dùng theo cùng một phong cách, tuy nhiên việc thuyết phục người đọc Thanh Niên Online tốt hơn VNEXPRESS là điều khó khăn. Thực tế, đã có rất nhiều Báo điện tử thay đổi giao diện đẹp, hiện đại, tương thích IAB hơn VNEXPRESS nhưng họ chỉ vật lộn trong thị trường ngách, không dẫn đầu trong các tờ báo điện tử đại chúng nên người đọc không để tâm tới họ.
Quý I năm 2009, thị trường sẽ đón nhận hàng loạt báo điện tử thay đổi giao diện phù hợp màn hình 1024*768 px hoặc 1024*600 px ( phục vụ netbook). Cùng với sự hăm hở giới thiệu một giao diện tốt hơn VNEXPRESS, họ sẽ mau chóng chia thị phần cho VNEXPRESS do không nhận thức được vị trí đầu thị trường là hệ quả của vị trí đầu tiên trong trí nhớ người đọc. Trong hàng loạt những báo lao theo sự thay đổi giao diện, sẽ có những báo gia nhập nhóm "chết vì thiếu hiểu biết". Mất đi những liên kết quan trọng trên công cụ tìm kiếm, chi phí cơ hội mất do thời gian đào tạo lại người đọc biết cách đọc báo,... là điều dễ nhận thấy trong trường hợp của VNN, TTO, TNO. Nhưng sự huỷ diệt được mang đến từ việc họ không tự định được mình nằm đâu trong thước đo cấp bậc của thị trường báo điện tử Việt Nam và khi thấy xu hướng thay đổi, họ cũng hùa theo những thương hiệu nằm trên nấc thang cao hơn. Người sẽ đọc khi gặp rào cản tìm kiếm, nhìn và đọc, họ sẽ tìm một tờ báo khác. Họ sẽ sửng sốt khi thấy báo điện tử đó quảng cáo ngang cấp với báo điện tử có vị trí đầu tiên và họ tự hỏi: "Làm thế nào tờ báo này đáp ứng tốt nhu cầu của mình khi nó không nằm vị trí cao nhất trong hệ thống thang xếp hạng của mình nhỉ". Và thảm hoạ xảy ra.
Để tháo gỡ cái chốt định vị, các báo điện tử không nên cố gắng làm tốt hơn, mà cố gắng làm khác đi. Họ cần phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng nội dung, gắn kết thông điệp và nội dung tới người đọc mục tiêu và truyền thông. Nếu họ trực tiếp cạnh tranh về giao diện, họ có nguy cơ đối mặt không chỉ phải có một giao diện định hướng người đọc hơn, mà còn hàng loạt công việc khó nhọc khác cần làm để vượt qua VNEXPRESS. Lợi thế của VNEXPRESS khi thay đổi giao diện là người đọc sẽ chỉ nhớ tới một VNEXPRESS khi được hỏi Báo điện tử nào cải tiến giao diện đầu tiên trong những báo điện tử giao diện tẻ nhạt tại Việt Nam, nhưng hầu hết họ không biết hoặc không cần biết Báo điện tử nào đứng thứ hai. Mặc dầu ưu thế thuộc về VNEXPRESS, nhưng vị trí thứ hai và ba của Dân Trí và VNN không quá xa, nên họ có thể lật ngược tình thế bằng việc biến điểm mạnh của VNEXPRESS thành điểm yếu và họ tham chiến trong việc tranh giành vị trí trong nhận thức của người dùng, thay vì cạnh tranh tờ báo điện tử nào tốt hơn trong một thị trường như Việt Nam.
Mặc dù giao diện người dùng của VNEXPRESS chưa đem lại nhiều lợi ích cho người dùng phổ thông mà chủ yếu phục vụ mục tiêu tăng lợi nhuận và thương hiệu của VNEXPRESS, nhưng VNEXPRESS đã tiến một bước dài trong một thị trường báo điện tử tự phát như hiện tại.
Nguyễn Ngọc Phương's Blog
__________________
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
http://360.yahoo.com/ixx2u
Reply With Quote
ixx
View Public Profile
Visit ixx's homepage!
Tìm các bài viết của ixx
#2
Old Hôm qua, 17:31
_River_ _River_ is offline
Registered User
Tham gia: 25-02-2008
Bài viết: 805
Quote:
Yếu điểm trong giao diện VnExpress
Bác ca VNE quá. Bác sửa "yếu điểm" thành "điểm yếu" mới đúng nhá!
- Điểm yếu: tiếng Việt, là những điểm, điều yếu kém.
- Yếu điểm: tiếng Hán, là những điểm, điều quan trọng (yếu nhân: người quan trọng).
-------
Sự thành bại của một tờ báo trực tuyến được chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bác chỉ mới phân tích yếu tốt "Giao diện". Còn nhiều điều khác:
- Tin có mới không, có hay không
- Bài viết có hình thức tốt không (dài thòng như bài của bác thì tôi chỉ đọc lướt)
- Hình ảnh - video có phong phú, có mang nội dung không
- Thể loại có phong phú không (bài, trực tiếp, giao lưu, game...)
Mong bác viết thêm
__________________
Tôi sinh ra từ nông thôn. Ba mẹ tôi là nông dân.
Reply With Quote
_River_
View Public Profile
Tìm các bài viết của _River_
#3
Old Hôm qua, 17:33
voke's Avatar
voke voke is offline
Registered User
Tham gia: 13-05-2007
Location: Bộ tộc hẻo lánh giáp biên giới Pakistan
Bài viết: 104
VNEXPRESS lười cập nhật tin quá, có thể nói là chậm nhất so với Dân Trí , VNN , Tuổi Trẻ ... nên không xứng đáng với slo : Tin nhanh Việt Nam ,
Còn Dân trí mấy hôm nay chậm quá, giao diện cũ và mới ( beta ) đều không tốt bằng VNE !
__________________
Phù Cát - Bình Định : www.phucat.net
Reply With Quote
voke
View Public Profile
Visit voke's homepage!
Tìm các bài viết của voke
#4
Old Hôm qua, 17:34
saomain saomain is offline
Registered User
Tham gia: 16-07-2006
Bài viết: 245
cả 2 đều là báo lá cải
Reply With Quote
saomain
View Public Profile
Tìm các bài viết của saomain
#5
Old Hôm qua, 17:38
dangviethai dangviethai is offline
Registered User
Tham gia: 04-09-2007
Bài viết: 166
Quote:
Việc sử dụng menu xổ che đi mục tìm kiếm càng làm người dùng khó sử dụng hơn. Thêm một lần nữa VNEXPRESS gây khó dễ cho độc giả nghèo cũng như độc giả nói chung.
cái đoạn này thì có vẻ không ổn cho lắm vì đúng là khi di qua Menu Bạn đọc viết và Cười của VnE thì Form Tìm kiếm sẽ bị ẩn đi
nhưng sau khi click vào mục đó thì Form tìm kiếm vẫn được hiện lên mà bác
với cả em để ý bây h ngay cả ở quán net cũng hiếm có quán nào có màn hình CRT 14,15' lắm ! Nên chỉ dùng độ phân giải màn hình là 1024 thôi.
Em nghĩ VnE thiết kế web rộng 1000 như vậy là họ đã tham khảo Screen Resolutions của người dùng với tỷ lệ % người dùng để độ phân giải 1024x768 nhiều thì họ mới thiết kế.
Quote:
Bằng việc chuyển các tên miền phimanh.net, gamethu.net, sohoa.net, dothi.net vào thành tên miền con của *.VnExpressxpress.net, cho thấy chiến thuật tăng thứ hạng của VNEXPRESS trên các công cụ thống kê và gia tăng sự hiện diện trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Sự phối hợp này một mặt giúp VNEXPRESS luôn xuất hiện trước mắt người đọc, mặt khác quảng bá ngôi vị dẫn đầu trước mắt những đơn vị quảng cáo, khách hàng. Tuy nhiên mặt trái của chiến thuật này là sự loãng thương hiệu, cá tính thương hiệu của năm báo điện tử bị giảm đi. Điều này làm giảm đi sự hấp dẫn của VNEXPRESS cũng như các thương hiệu con của VNEXPRESS đối với người đọc và khách hàng.
cái này thì đúng thật nhưng sau khi gán Sub Domain như vậy thì Rank của VnE cũng không tăng nhanh là mấy :|
__________________
http://asimdep.com
http://hanamco.com
Reply With Quote
dangviethai
View Public Profile
Tìm các bài viết của dangviethai
#6
Old Hôm qua, 18:05
mxh2.0 mxh2.0 is offline
Registered User
Tham gia: 02-12-2008
Bài viết: 28
Bài của Ixx dài nhưng chỉ tập trung vào mỗi vấn đề giao diện, đâm ra cũng khó để ném đá. Tuy nhiên cũng ném thử 1 cái xem sao
Quote:
Dựa trên thống kê độ phân giải của trình duyệt truy cập trên 5 báo điện tử tương đồng về nội dung với VNEXPRESS, chúng tôi có nhận thấy có 14 - 18% người dùng sử dụng màn hình máy tính có độ phân giải 800*600. Phần còn lại sử dụng màn hình có độ phân giải cao hơn. Hầu hết những người dùng màn hình có độ phân giải thấp họ tập trung tại nông thôn hoặc quán net
Cái này Ixx lấy số liệu ở đâu mà tài thế ? Ixx xem được Screen Resolutions trong Google Analytics của từng site ?
Reply With Quote
mxh2.0
View Public Profile
Tìm các bài viết của mxh2.0
#7
Old Hôm qua, 18:08
chết đi sống lại chết đi sống lại is offline
Registered User
Tham gia: 20-11-2008
Bài viết: 73
Vào mấy chỗ đó chỉ lo cóp lấy vài ba cái tin lá cải rồi tranh thủ đi ra mà về post bài , chả bao giờ có thì giờ buồn ngó tới cái giao diện...kệ nó đi!
Reply With Quote
chết đi sống lại
View Public Profile
Tìm các bài viết của chết đi sống lại
#8
Old Hôm qua, 18:16
ixx's Avatar
ixx ixx is online now
Registered User
Tham gia: 06-12-2002
Location: Hanoi
Bài viết: 505
Cám ơn bạn, mình xin rút kinh nghiệm.
Ở đây mình chỉ đánh giá về sự kiện thay đổi giao diện của VNE, còn nội dung, nhân sự, chính trị thì mình không tham gia.
Quote:
Được gửi bởi _River_ View Post
Bác ca VNE quá. Bác sửa "yếu điểm" thành "điểm yếu" mới đúng nhá!
-------
Sự thành bại của một tờ báo trực tuyến được chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bác chỉ mới phân tích yếu tốt "Giao diện". Còn nhiều điều khác:
- Tin có mới không, có hay không
- Bài viết có hình thức tốt không (dài thòng như bài của bác thì tôi chỉ đọc lướt)
- Hình ảnh - video có phong phú, có mang nội dung không
- Thể loại có phong phú không (bài, trực tiếp, giao lưu, game...)
Mong bác viết thêm
Nhất trí với bạn. Tuy nhiên thống kê hàng năm trời thì ra như vậy.
Quote:
Được gửi bởi dangviethai View Post
cái đoạn này thì có vẻ không ổn cho lắm vì đúng là khi di qua Menu Bạn đọc viết và Cười của VnE thì Form Tìm kiếm sẽ bị ẩn đi
nhưng sau khi click vào mục đó thì Form tìm kiếm vẫn được hiện lên mà bác
với cả em để ý bây h ngay cả ở quán net cũng hiếm có quán nào có màn hình CRT 14,15' lắm ! Nên chỉ dùng độ phân giải màn hình là 1024 thôi.
Em nghĩ VnE thiết kế web rộng 1000 như vậy là họ đã tham khảo Screen Resolutions của người dùng với tỷ lệ % người dùng để độ phân giải 1024x768 nhiều thì họ mới thiết kế.
cái này thì đúng thật nhưng sau khi gán Sub Domain như vậy thì Rank của VnE cũng không tăng nhanh là mấy :|
Tớ lấy số liệu từ các site có nôi dung tương tự. Cũng dễ mà bạn. Ví dụ buột mồm anh Tân nói 20%, thế là tớ chộp luôn rồi cho vào bài này.
Quote:
Được gửi bởi mxh2.0 View Post
Bài của Ixx dài nhưng chỉ tập trung vào mỗi vấn đề giao diện, đâm ra cũng khó để ném đá. Tuy nhiên cũng ném thử 1 cái xem sao
Cái này Ixx lấy số liệu ở đâu mà tài thế ? Ixx xem được Screen Resolutions trong Google Analytics của từng site ?
__________________
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
http://360.yahoo.com/ixx2u
Reply With Quote
ixx
View Public Profile
Visit ixx's homepage!
Tìm các bài viết của ixx
#9
Old Hôm qua, 19:48
ohyes ohyes is online now
Registered User
Tham gia: 15-01-2007
Bài viết: 95
Tiêu đề là so sánh 2 bạn VnExpress và Dân Trí mà sao mình không thấy đoạn so sánh nào thế nhỉ?
Reply With Quote
ohyes
View Public Profile
Tìm các bài viết của ohyes
#10
Old Hôm qua, 20:15
hostindexvn.com's Avatar
hostindexvn.com hostindexvn.com is offline
Registered User
Tham gia: 19-01-2006
Bài viết: 594
EM có 2 cái hình này lấy từ quangbaweb.com , không biết chính xác đến đâu
Số liệu báo điện tử được đọc nhiều nhất (Chỉ chọn 1)
Tuy nhiên với lựa chọn 5 Báo hay vào nhất thì số liệu có sự thay đổi :
Số liệu khá mới, họ mới cập nhật hôm nay
__________________
-----------------------------
VIETNAM HOSTING INDEX
http://www.HostindexVN.com
Tìm HOST và TÊN MIỀN Free hoặc chất lượng cao? Vào Hostindexvn.com
http://www.tintuc.me
Reply With Quote
hostindexvn.com
View Public Profile
Tìm các bài viết của hostindexvn.com
#11
Old Hôm qua, 21:15
dangviethai dangviethai is offline
Registered User
Tham gia: 04-09-2007
Bài viết: 166
đúng là dantri.com.vn dễ có bài hay thật nhưng song hành với nó là ko ít những bài "lá cải" như kiểu Post lên rồi lại hạ xuống ý. 1 báo có uy tín như VnE thì ko bao giờ làm vậy cả
[=========> Bổ sung bài viết <=========]
Quote:
Được gửi bởi ohyes View Post
Tiêu đề là so sánh 2 bạn VnExpress và Dân Trí mà sao mình không thấy đoạn so sánh nào thế nhỉ?
Link bình luận về Dân Trí: http://ddth.com/showthread.php?t=235844
__________________
http://asimdep.com
http://hanamco.com
Được sửa bởi dangviethai lúc 21:20 ngày Hôm qua. Reason: Bổ sung bài viết
Reply With Quote
dangviethai
View Public Profile
Tìm các bài viết của dangviethai
#12
Old Hôm qua, 21:34
htlehoang's Avatar
htlehoang htlehoang is offline
Registered User
Tham gia: 22-10-2003
Location: Oái, không nói đâu
Bài viết: 60
Quote:
Được gửi bởi saomain View Post
cả 2 đều là báo lá cải
Giật gân mới câu được khách, bác nói thế tội người ta quá.
__________________
Miễn phí 100%, lo gì chuyện bản quyền: http://freewares.summerhost.info
Reply With Quote
htlehoang
View Public Profile
Visit htlehoang's homepage!
Tìm các bài viết của htlehoang
#13
Old Hôm qua, 22:04
TanNg's Avatar
TanNg TanNg is offline
Registered User
Tham gia: 11-11-2006
Bài viết: 188
Khá lâu rồi có một số liệu cũng khá vui. Khi một công ty làm khảo sát có kết quả mâu thuẫn như sau
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu chỉ được chọn 1 --> Vnexpress có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là Dân trí
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu được chọn 2 báo --> Dân trí có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là VnExpress.
HostIndex thử giải thích xem tại sao có mâu thuẫn này. Lưu ý là 2 câu hỏi này vẫn là hỏi đúng nhóm khách hàng đấy.
Quote:
Được gửi bởi hostindexvn.com View Post
EM có 2 cái hình này lấy từ quangbaweb.com , không biết chính xác đến đâu
Số liệu khá mới, họ mới cập nhật hôm nay
__________________
TanNg
Reply With Quote
TanNg
View Public Profile
Visit TanNg's homepage!
Tìm các bài viết của TanNg
#14
Old Hôm qua, 22:30
hostindexvn.com's Avatar
hostindexvn.com hostindexvn.com is offline
Registered User
Tham gia: 19-01-2006
Bài viết: 594
Quote:
Được gửi bởi TanNg View Post
Khá lâu rồi có một số liệu cũng khá vui. Khi một công ty làm khảo sát có kết quả mâu thuẫn như sau
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu chỉ được chọn 1 --> Vnexpress có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là Dân trí
* Câu hỏi - báo điện tử nào bạn đọc nhiều nhất, nếu được chọn 2 báo --> Dân trí có tỷ lệ cao hơn kha khá. Đứng thứ 2 là VnExpress.
HostIndex thử giải thích xem tại sao có mâu thuẫn này. Lưu ý là 2 câu hỏi này vẫn là hỏi đúng nhóm khách hàng đấy.
Theo em như sau, các bác chỉ bảo
1. Nếu chọn 1 : Vì chỉ được chọn 1 nên họ khựng lại 1 chút suy nghĩ xem nên chọn ai, và thường họ chọn 1 site ưu tiên nhất, cũng là "hay vào nhất" hoặc vào đầu tiên nhất. về việc mở site đầu tiên thì VNE hơn Dân trí
Nhưng vì đa phần không chỉ vào 1 trang tin mà thói quen vào vài trang 1 lúc (ngay em cũng thế) nên họ chọn tất cả các trang họ hay vào.
Kết quả
2. Số người vào dân trí nhiều nhất là do độ phủ rộng lớn nhất
Như vậy nhiều người yêu quý nhất không hẳn là có độ phủ lớn nhất
__________________
-----------------------------
VIETNAM HOSTING INDEX
http://www.HostindexVN.com
Tìm HOST và TÊN MIỀN Free hoặc chất lượng cao? Vào Hostindexvn.com
http://www.tintuc.me
Reply With Quote
hostindexvn.com
View Public Profile
Tìm các bài viết của hostindexvn.com
#15
Old Hôm qua, 22:51
yeuITVN's Avatar
yeuITVN yeuITVN is online now
Registered User
Tham gia: 05-01-2008
Bài viết: 262
Cái bác Ngọc Phương này kêu gào lắm về tính đại chúng của các báo nhưng bài của bác thì đại chúng lắm sao, hồi đầu bác tương hàng đống thuật ngữ chuyên ngành marketing(?), khi bà con kêu ca thì bác mới chịu giảm bớt nhưng bài thì dài lòng thòng. Theo tôi sự thành công của báo điện tử phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giao diện một phần, còn nội dung nữa chứ. Còn chuyện vươn ra toàn cầu ư? Sẽ có bao nhiêu thương hiệu chi tiền quảng cáo cho một site không phải tiếng Anh? Khi bước ra sân chơi quốc tế, VnExpress làm sao cạnh tranh với các tập đoàn truyền thông quốc tế có đội ngũ phóng viên hùng hậu săn tin ở khắp các xó xỉnh trên hành tinh? Còn một chuyện hài hước nữa là tôi vẫn chưa biết và có thể là sẽ không bao giờ biết: Lượng truy cập thực sự của các báo điện tử là bao nhiêu?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)